tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-11-2017

  • Cập nhật : 14/11/2017

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Hạ tầng “cõng” cao ốc

Dù TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp để giảm ùn tắc giao thông, trong đó có xây dựng cầu vượt thép tại các nút giao thông lớn, nhưng tình trạng kẹt xe vẫn chưa thuyên giảm.

viec quan ly khong gian do thi trong thoi gian qua duoc danh gia la chua bat kip voi toc do do thi hoa cua tp. ho chi minh. nguon: doanhnhansaigon.vn

Việc quản lý không gian đô thị trong thời gian qua được đánh giá là chưa bắt kịp với tốc độ đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Một trong những nguyên nhân được nhắc đến là sự hình thành hàng loạt cao ốc, từ văn phòng, trung tâm thương mại cho đến nhà ở khiến mật độ dân số các quận tăng vọt.  

Liên quan đến vấn đề quy hoạch không gian đô thị, mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu đối với các đề án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/5000 đã được duyệt từ năm 2013 phải triển khai thực hiện. Ban quản lý các khu chức năng đô thị và UBND các quận, huyện có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị tư vấn lập, trình thẩm định và phê duyệt bổ sung các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/5000 đã được duyệt từ năm 2013 đến nay chưa triển khai thực hiện nội dung thiết kế đô thị và sớm hoàn tất công tác này trước quý I/2018.

Đối với việc lập hoặc điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch phân khu từ nay về sau, đơn vị tư vấn phải hoàn tất đầy đủ các nội dung về kiến trúc, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị trong thành phần hồ sơ đồ án trước khi thẩm định và trình UBND Thành phố xem xét.

Việc quản lý không gian đô thị trong thời gian qua được đánh giá là chưa bắt kịp với tốc độ đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh, trong đó tình trạng tăng dân số cơ học đã gây áp lực lớn lên hạ tầng đô thị.

Năm ngoái, trong một buổi họp về kinh tế - xã hội, người phát ngôn của UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, dân số thành phố đã xấp xỉ 13 triệu người, bao gồm cả những trường hợp tạm trú trên 6 tháng, vượt con số dự kiến 12,5 triệu người vào năm 2025.

Dân số "phình to" kéo theo nhu cầu về nhà ở và các công trình tiện ích. Nhiều khu căn hộ, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện tại các khu trung tâm gần đây cũng tất bật triển khai. Trước đó, theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, bên cạnh các công trình kiến trúc có giá trị bảo tồn, khu vực trung tâm dự kiến "bổ sung" thêm 100 cao ốc, trong khi diện tích dành cho giao thông lại không thay đổi.

Nhấn mạnh vai trò quy hoạch và quản lý không gian đô thị, TS. Huỳnh Thế Du thuộc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright thể hiện quan điểm, quy hoạch đô thị tại TP. Hồ Chí Minh chưa hiệu quả bởi 5 nguyên nhân:

Một là, mật độ tăng trưởng dân số thường bị ước lượng quá thấp, dẫn đến các quy hoạch nhanh chóng lỗi thời.

Hai là, quy hoạch thường đòi hỏi mức đầu tư phi thực tế.

Ba là, quy hoạch không thuyết phục vì chưa dự trù được mức sử dụng đất và giao thông vận tải.

Bốn là, tồn tại nhiều quy hoạch khác nhau, thường mâu thuẫn nhau và nhiều cơ quan thực hiện nên chưa xác định được quy hoạch nào được ưu tiên.

Năm là, sự ảnh hưởng của các nhà phát triển bất động sản dẫn đến những thay đổi thường xuyên, do đó các quy hoạch được thực hiện một cách manh mún.

Một số chuyên gia bất động sản đã kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xem xét tình trạng tăng loại hình căn hộ văn phòng (officetel) để dễ bán khiến mật độ dân số tăng, tạo gánh nặng lên hạ tầng đô thị, nhất là giao thông.(DNSG)
-----------------------

Bộ Tài chính đề nghị tăng cường quản lý thị trường giá cả dịp cuối năm

Bộ Tài chính vừa có Công văn đề nghị các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường các biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả cuối năm 2017.

tang cuong kiem tra, thanh tra viec chap hanh cac quy dinh cua phap luat ve quan ly gia, dac biet doi voi nhung hang hoa va dich vu tieu dung thiet yeu trong cac dip le, tet. nguon: internet

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong các dịp lễ, Tết. Nguồn: internet

Ngăn chặn lợi dụng thiên tai, bão lụt để tăng giá, găm hàng

Ngày 10/11, Bộ Tài chính có Công văn 15259/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả cuối năm 2017.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 884/TB-BCĐĐHG ngày 08/11/2017 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý III/2017 nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2017.

Đặc biệt, trước tình hình bão, lụt diễn biến phức tạp, để ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu (như lương thực, thực phẩm...), các Bộ, ngành và các địa phương cần tăng cường phối hợp theo dõi, kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, không để thương nhân lợi dụng hiện tượng thiên tai, bão lụt để nâng giá, găm hàng, đưa hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng về vùng bão, lụt. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng, hỗ trợ, cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, hàng hóa, vật tư để ổn định đời sống cho nhân dân và khôi phục sản xuất, nuôi trồng tại các địa bàn chịu ảnh hưởng của thiên tai; Đảm bảo thông suốt về giao thông vận tải.

Mặt khác, do đang trong mùa mưa bão nên các bộ, ngành, địa phương cần có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng từ kinh phí phòng chống thiên tai; Kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia, thực hiện việc điều tiết hàng hóa cho các vùng dân cư bị cô lập khi bị ngập lụt, đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân.

Bộ Tài chính cũng đề nghị cần triển khai tốt công tác thông tin tuyên truyền, kịp thời đưa ra các thông tin chính xác, chuyển tải các thông tin để hỗ trợ các cơ quan chức năng tại địa phương và người dân đối phó với bão, lụt; Tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống người dân...

Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ phục vụ dịp Tết Nguyên đán

Về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ thời điểm cuối năm 2017 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân trên địa bàn để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Tiến hành rà soát, đánh giá lại nhu cầu và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện bình ổn thị trường.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong các dịp lễ, Tết.(TCTC)
-----------------------

Tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư sản xuất, kinh doanh

Hiện nay, có khoảng 1.000 doanh nghiệp có vốn của kiều bào ở nước ngoài đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn điều lệ gần 40.000 tỷ đồng (tương đương 1,8 tỷ USD).

lanh dao cuc thue tp. ho chi minh phat bieu tai hoi nghi. anh huu thong

Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Hữu Thông

Sáng ngày 10/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp kiều bào với Lãnh đạo Cục Hải quan và Cục Thuế Thành phố. Đây là hoạt động thường niên trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2013 Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố phối hợp với các sở ngành chức năng tổ chức.

Qua các kỳ Hội nghị được tổ chức trước đây, thông qua kết nối của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố với các sở, ban ngành đã phần nào giải quyết được những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp kiều bào nói riêng tại TP. Hồ Chí Minh liên quan đến lĩnh vực thuế và hải quan. 

Hội nghị lần này thu hút sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp kiều bào thuộc các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại, xây dựng, dịch vụ… đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ; cùng các sở, ban ngành và đại diện Ban Liên lạc kiều bào 24 quận huyện của TP. Hồ Chí Minh.

Thống kê cho thấy, hiện nay có khoảng 1.000 doanh nghiệp có vốn của kiều bào ở nước ngoài đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn điều lệ gần 40.000 tỷ đồng (tương đương 1,8 tỷ USD), có hơn 120 dự án đầu tư của kiều bào với tổng vốn 260 triệu USD được phép hoạt động theo hình thức đầu tư nước ngoài. 

Thông qua hội nghị, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và UBND Thành phố mong muốn tạo điều kiện và kết nối để các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào tiếp xúc trực tiếp với Lãnh đạo Cục Thuế và Cục Hải quan Thành phố trong điều kiện thời gian cho phép để trao đổi, giải quyết, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với lĩnh vực thuế, hải quan đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố. Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố sẽ tiếp tục là cầu nối, kết nối cá nhân, doanh nghiệp kiều bào với các hoạt động của Thành phố nói riêng, cả nước nói chung. 

Theo đánh giá Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2017 đến nay, cơ cấu kinh tế Thành phố tiếp tục tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn. Tính đến ngày 15/10/2017, Thành phố có 656 dự án của 53 quốc gia được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 981,7 triệu USD, tăng 23,6% cùng kỳ năm trước.

Trong đó, đầu tư từ Mỹ với 29 dự án chiếm số vốn cao nhất là 252,4 triệu USD (tương đương 25,7%), có 32.939 doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn đạt 442.457 tỷ đồng, tăng 12,5% về số lượng doanh nghiệp và 85,3% về số vốn đăng ký. Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, dự ước kiều hối năm 2017 đạt khoảng 5,2 tỷ USD và dự báo sẽ tăng nhiều hơn trong năm 2018.(TCTC)
--------------------------

Nhu cầu vàng toàn cầu giảm mạnh trong quý 3, thấp nhất trong 8 năm

Hội đồng Vàng thế giới (WGC) vừa cho biết, nhu cầu vàng toàn cầu trong quý 3 ở mức thấp nhất trong 8 năm do dòng vốn ETF giảm mạnh.

Cụ thể, trong quý thứ ba, nhu cầu vàng giảm 9% so với năm ngoái xuống còn 915 tấn, thấp nhất kể từ quý 3/2009. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu vàng toàn cầu giảm 12%.

Mặc dù các quỹ ETF tiếp tục có thêm một quý mua ròng trong quý 3, nhưng chỉ ở mức 18,9 tấn, giảm 87% so với mức mua ròng 144,3 tấn của quý 3/2016. Mặc dù các nhà đầu tư tiếp tục ủng hộ tính chất phòng hộ rủi ro của vàng, nhưng hiện họ đang tập trung vào sự hững khởi trên thị trường chứng khoán.

Trong khi nhu cầu vàng trang sức giảm nhẹ 3%, tương đương giảm 16,6 tấn so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu vàng trang sức tiếp tục giảm xuống dưới mức trung bình dài hạn mà nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm nhu cầu tại Ấn Độ. Cụ thể, chế độ thuế mới tại Ấn Độ đang cản trở người tiêu dùng, trong khi các biện pháp chống rửa tiền cũng siết chặt lại các giao dịch bán lẻ nữ trang.

Tuy nhiên nhu cầu từ các khu vực khác vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Theo đó, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua ròng 111 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu đầu tư vàng thỏi và đồng tiền vàng cũng tăng 17%, đạt 222,3 tấn; tiếp tục phục hồi trở lại từ mức thấp hồi đầu năm. Nguyên nhân do các nhà đầu tư Trung Quốc tranh thủ mua vào thời điểm giá thấp.

Lượng vàng được sử dụng trong công nghệ tiếp tục tăng quý thứ 4 liên tiếp, tăng 2% so với quý 3/2016 lên 84,2 tấn. Nhu cầu về chip nhớ tiếp tục tăng mạnh nhờ sự phổ biến liên tục của điện thoại thông minh cao cấp.

Cũng theo WGC, tổng cung giảm 2% trong quý 3. Trong đó, sản lượng khai thác mỏ giảm 1% so với quý trước, và đây cũng là quý thứ 5 liên tiếp giảm; sản lượng vàng tái chế cũng giảm 6%, tiếp tục bình thường hoá sau khi tăng vọt vào năm 2016.(TBNH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục