tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-11-2017

  • Cập nhật : 14/11/2017

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018

Tại phiên họp sáng ngày 13/11/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với 425/437 đại biểu tham gia tán thành, chiếm 86,56% tổng số đại biểu Quốc hội.

quoc hoi da bieu quyet thong qua nghi quyet ve du toan ngan sach nha nuoc nam 2018 voi 425/437 dai bieu tham gia tan thanh. nguon: internet

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với 425/437 đại biểu tham gia tán thành. Nguồn: internet

Theo đó, Quốc hội nhất trí thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.319.200 tỷ đồng; Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.523.200 tỷ đồng; Mức bội chi ngân sách nhà nước là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Trong đó, bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng, tương đương 3,54% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng, tương đương 0,16% GDP. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước là 363.284 tỷ đồng.

Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các luật thuế, phí và lệ phí; Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số chính sách pháp luật về thuế theo hướng cơ cấu lại nguồn thu, bảo đảm tính trung lập của thuế, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và công tác quản lý thu.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế; Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; Tạo chuyển biến rõ nét trong việc chống thất thu, xử lý và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế; Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước.

Nghị quyết nêu rõ, trong giai đoạn 2018 - 2020, Chính phủ tiếp tục thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương; Giữ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017.

Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện nghiêm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội. Quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2018.

Theo Nghị quyết, Quốc hội cũng điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó: giảm dự toán vốn trái phiếu Chính phủ 14.033,79 tỷ đồng, đồng thời điều chỉnh tăng dự toán vốn ngoài nước 14.033,79 tỷ đồng để bố trí dự toán cho các dự án đã giải ngân nhưng chưa được bố trí dự toán theo quy định từ năm 2016 trở về trước. Bổ sung các dự án này vào danh mục dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và được sử dụng từ nguồn dự phòng chung vốn ngoài nước trung hạn.(TCTC)
----------------------------------------

Thỏa thuận CPTPP: Cú đột phá chiến lược

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, sự kiện 11 quốc gia đạt thỏa thuận về Hiệp định “Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” hoàn toàn có thể coi đây là một cú đột phá chiến lược…

Thông điệp mang tầm cỡ thời đại

Bình luận về sự kiện này, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, hoàn toàn có thể coi đây là một cú đột phá chiến lược không chỉ cho thương mại tự do trong khu vực. Cũng như Hiệp định TPP trước đây, CPTPP hôm nay không đơn thuần là một Hiệp định Thương mại tự do mà là một Hiệp định Toàn diện và Phát triển trong môi trường hội nhập. Bản thân tên mới của Hiệp định (Tiến bộ và Toàn diện) đã nói lên điều đó.

cptpp hom nay la mot hiep dinh toan dien va phat trien trong moi truong hoi nhap

CPTPP hôm nay là một Hiệp định Toàn diện và Phát triển trong môi trường hội nhập

“Với cú đột phá này, lòng tin vào xu thế toàn cầu hóa với nội dung cốt lõi là liên kết và hợp tác phát triển được khẳng định. Điều này là hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh xu thế bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy. Việc duy trì gắn kết 11 nền kinh tế vào một hiệp định phát triển ở trình độ cao nhất trong điều kiện Mỹ - một trụ cột đặc biệt quan trọng - rút khỏi hiệp định có giá trị của một tuyên ngôn, một thông điệp mang tầm cỡ thời đại - rằng xu thế liên kết phát triển ở trình độ cao nhất sẽ mang lại những lợi ích phát triển to lớn không thể thay thế, ngay cả khi không có Mỹ”, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Trong khi đó lý giải về vấn đề được dư luận quan tâm là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP thì các nước sẽ gặp khó khăn gì, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Hiệp định TPP 12 đã được các quốc gia tham gia đàm phán và xây dựng với tiêu chuẩn rất cao trên các lĩnh vực và khi đạt được sự đồng thuận này thì tất cả các quốc gia đều hài lòng vì nó không những là một dự thảo hiệp định với tiêu chuẩn chất lượng cao mà còn đạt được điểm cân bằng chung của các quốc gia tham gia hiệp định này.

Vì vậy khi Hoa Kỳ, một quốc gia có sức nặng kinh tế, với vai trò của mình rút ra khỏi Hiệp định TPP thì cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các quốc gia trong quan điểm tiếp tục duy trì Hiệp định TPP với tiêu chuẩn chất lượng cao như vậy.

“Bốn vòng đàm phán của cấp Trưởng đoàn đàm phán tại các thời gian, địa điểm khác nhau đã phản ánh đầy đủ các khó khăn này, nhưng tuy nhiên với quan điểm xây dựng của các Bộ trưởng TPP, Chính phủ của các nước đã giúp chúng tôi đi đến đạt được các thỏa thuận rất quan trọng cốt lõi của Hiệp định TPP 11 nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của TPP 12 chất lượng cao”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Trước đó, bên lề Hội nghị cấp cao APEC, các Bộ trưởng đã họp Hội nghị Bộ trưởng TPP vào các ngày 8, 9, 10/11/2017 về việc thảo luận sớm đưa Hiệp định TPP vào thực thi trong bối cảnh tình hình mới. Sau cuộc họp của các Bộ trưởng phụ trách về kinh tế tại Hà Nội và Đà Nẵng, các nước trong Hiệp định TPP 11 đã lần lượt tổ chức các cuộc họp ở cấp Trưởng đoàn đàm phán và đã thống nhất được rất nhiều nội dung cơ bản quan trọng.

Trên cơ sở các kết quả của các buổi đàm phán, các Bộ trưởng đã họp trong các ngày vừa qua tại Đà Nẵng và đã thống nhất một số nội dung quan trọng. Trong đó, thống nhất với tên gọi mới của Hiệp định TPP gồm 11 nước thành viên là CPTPP.

Các Bộ trưởng cũng đã ra tuyên bố chung khẳng định các nước trong CPTPP đã thống nhất những vấn đề cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên các nội dung của Hiệp định TPP cũ nhưng cho phép các nước thành viên được tạm hoãn một số nghĩa vụ để đảm bảo cân bằng trong bối cảnh mới với chất lượng cao của hiệp định.

Thách thức gì cho Việt Nam?

Lý giải về vấn đề khúc mắc nhất, ảnh hưởng nhất đến Việt Nam khi đàm phán Hiệp định TPP, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, quá trình đàm phán Hiệp định TPP 11 cho mục tiêu là duy trì Hiệp định TPP có chất lượng cao nhất, thì đây cũng đã đặt ra những khó khăn cho các nước khi mà phải tìm ra điểm cân bằng mới cho việc duy trì Hiệp định TPP 11 trong bối cảnh mới này. Đây không chỉ là khó khăn riêng của Việt Nam mà của cả các quốc gia khác đều phải xem xét đánh giá lại về yêu cầu, lợi ích, điểm cân bằng để đảm bảo duy trì Hiệp định TPP này. Vì vậy, quá trình đàm phán của các quốc gia đều phản ánh quá trình tham vấn, xây dựng chính sách của mỗi quốc gia trong quá trình đàm phán để đảm bảo mục tiêu hiệu quả cho các quốc gia tham gia.

“Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác đều có nghiên cứu, đánh giá rất cụ thể trong việc cải cách mở cửa, thực hiện hội nhập… trong các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để đưa ra được quan điểm cân bằng về lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP 11, đồng thời đóng góp cho Hiệp định TPP 11 đạt được sự đồng thuận chung để đưa vào thực thi”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Trong khi đó, theo TS. Trần Đình Thiên, sau khi đàm phán thành công, thách thức hội nhập mới trở thành hiện thực đúng nghĩa. Trong đàm phán, cái cần chủ yếu là năng lực đàm phán. Còn đàm phán xong, mới cần đến năng lực thực thi, năng lực hội nhập thực tế. Mà đó chính là cái ta yếu và thiếu nhiều nhất.

Ông Trần Đình Thiên cũng chỉ ra ba tuyến vấn đề mấu chốt mà Việt Nam phải làm sau khi đã đạt được thỏa thuận CPTPP, bao gồm:

Thứ nhất, phải nỗ lực để đàm phán cho xong, cho trọn vẹn các điều khoản để đi đến ký kết thực thi. Điều này cũng phải tích cực, phải đẩy nhanh. Mọi thứ đều có thể xảy ra, như việc Mỹ đột ngột rút khỏi Hiệp định TPP là một ví dụ.

Thứ hai, phải tích cực chuẩn bị các năng lực thực thi - năng lực cạnh tranh sản phẩm - dịch vụ, năng lực thể chế (tuân thủ và vận hành) để đáp ứng các điều kiện khắt khe, các đòi hỏi rất cao của một hiệp định phát triển đẳng cấp cao nhất. Vấn đề năng lực bộ máy, năng lực con người, hệ thống luật lệ, chính sách và cơ chế bảo đảm sự tương thích, nguồn nhân lực, lực lượng DN... Khối lượng công việc là rất lớn và rất phức tạp, với những chất lượng rất mới. Nghĩa là phải hành động theo tư duy đổi mới mạnh mẽ, với tinh thần cải cách cơ cấu triệt để và xây dựng thể chế vượt trội.

Thứ ba, thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ hợp tác phát triển khác, trong đó, trọng tâm là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Trong đó đặc biệt là việc tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Đây là những mối quan hệ mang tính trụ cột, bảo đảm sự cân bằng, thế vững chắc chiến lược cũng như những lợi ích phát triển hàng đầu.(TBNH)
-----------------------------

Dừng thủ tục hải quan xuất khẩu cát trắng silica

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố dừng làm thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản là cát trắng silica.

anh minh hoa. anh: internet

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Đối với các loại cát khác, Tổng cục Hải quan yêu cầu chưa xem xét giải quyết thủ tục hải quan xuất khẩu, báo cáo Tổng cục các trường hợp cụ thể để tổng hợp, báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền.


Trước đó, ngày 15/9, Văn phòng Chính phủ có văn bản 9826/VPCP-CN thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài.

Do vậy, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan nêu: Khoáng sản cát trắng silica thuộc diện dừng không xuất khẩu.

Được biết, Tổng cục Hải quan đang báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài.

Tháng 7, báo chí có phản ánh về việc Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viên. Theo đó, lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia là vì các vấn đề môi trường. 

Sau khi xem xét báo cáo của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viên của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động đảm bảo ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn.(Baohaiquan)
------------------------------

Tầm nhìn mới trong hợp tác giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC

Một tầm nhìn mới trong hợp tác song phương và cả đa phương giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC đã được thiết lập sau khi Tuần lễ Cấp cao APEC được tổ chức thành công tại Đà Nẵng, cũng như sau khi có tới 4 vị nguyên thủ đã tới thăm cấp nhà nước và chính thức Việt Nam chỉ trong một tuần vừa qua.

Điều đó càng ý nghĩa hơn, khi hiện tại, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn đang tiếp tục. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sau Đại hội lần thứ 9, Đảng Cộng sản Trung Quốc và vì thế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung QuốcNgay trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã có chuyến thăm kéo dài 2 ngày (11-12/11) tới Việt Nam. Tầm quan trọng của quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ thêm một lần nữa được khẳng định, khi đây là lần đầu tiên, một Tổng thống Hoa Kỳ đã lựa chọn tới thăm Việt Nam ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống.

.hon the, viet nam con la diem den dau tien o dong nam a cua tong thong donald trump.

.Hơn thế, Việt Nam còn là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á của Tổng thống Donald Trump.

Tất nhiên, không thể không nhắc tới chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Chile Michelle Bachelet. Càng không thể không nhấn mạnh sự tham gia tích cực của các vị nguyên thủ tại Hội nghị Cấp cao APEC, với các cuộc thảo luận mang ý nghĩa chiến lược đối với tương lai phát triển của APEC.

Thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC, các chuyến thăm nói trên đã thực sự mang tới một tầm nhìn mới, một tầm cao mới trong quan hệ hợp tác đa phương và song phương giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC. Với Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nền kinh tế lớn nhất APEC, kỳ vọng còn lớn hơn nữa. Bởi trong suốt thời gian qua, dù cả quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, cũng như quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển tích cực, dù cả Trung Quốc và Mỹ đều là những đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam, song hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn được cho là chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của hai nền kinh tế đang đóng vai trò dẫn dắt kinh tế toàn cầu, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

Tương lai hợp tác đang thực sự rộng mở, khi ngay trước chuyến thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nhắc đến một “tầm cao mới về tin cậy chiến lược”, cũng như về một sự “sâu sắc hợp tác” giữa Việt Nam - Trung Quốc. Còn Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh việc Hoa Kỳ và Việt Nam giờ đây đã là bạn bè, là đối tác tin cậy. Trong các cuộc hội đàm, các nhà lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Hoa Kỳ đều khẳng định tiếp tục tăng cường, thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai bên, bao gồm cả hợp tác kinh tế; cũng như tăng cường hợp tác đa phương, cùng dẫn dắt hợp tác APEC và trong khu vực một cách cởi mở và bao trùm.

Khi các vị nguyên thủ cùng bắt tay nhau trong sự tin tưởng, quyết tâm thúc đẩy hợp tác; khi các tập đoàn hàng đầu thế giới, trong đó xuất hiện đông đảo tập đoàn lớn của Trung Quốc và Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam trong những ngày này, thì chắc chắn, sẽ không gì cản nổi tiến trình hợp tác sâu sắc, hiệu quả hơn giữa các bên trong tương lai. (Baodautu)

Trở về

Bài cùng chuyên mục