tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-2016

  • Cập nhật : 08/06/2016

Verizon ra giá 3 tỷ USD mua Yahoo

Verizon Communications hôm qua đã nộp hồ sơ chào mua vòng 2 với giá 3 tỷ USD cho mảng Internet cốt lõi của Yahoo, Wall Street Journal trích nguồn tin thân cận cho biết.

Nhà mạng Mỹ hiện được coi là ứng cử viên hàng đầu về khả năng mua được Yahoo. Hôm nay là hạn chót nộp hồ sơ vòng 2. Công ty đầu tư cổ phần tư nhân TPG cũng được kỳ vọng tiếp tục tham gia. Hiện chưa rõ những người mua khác có tiếp tục nộp hồ sơ hay không.Yahoo được kỳ vọng sẽ tổ chức thêm vòng nữa. Và tài sản chào bán có thể thay đổi cho đến vòng cuối.

yahoo da thuc hien ke hoach ban tai san tu thang 3 nam nay. anh: reuters

Yahoo đã thực hiện kế hoạch bán tài sản từ tháng 3 năm nay. Ảnh: Reuters

Nguồn tin thân cận trên cho biết Verizon không hứng thú với việc mua lại vài tài sản của Yahoo, như bằng sáng chế hay bất động sản. Đầu năm nay, Yahoo cho biết họ sẽ bán cả các mảng kinh doanh không cốt lõi, trong đó có bất động sản và bằng sáng chế, để thu về hơn 1 tỷ USD.

Con số 3 tỷ USD mà Verizon đưa ra khá thấp so với kỳ vọng của giới phân tích. Hồi tháng 4, Yahoo được dự báo có thể thu về 4-8 tỷ USD nhờ bán mảng kinh doanh Internet. Vốn hóa của họ hiện là 35 tỷ USD, chủ yếu nhờ cổ phần trong Alibaba và Yahoo Nhật Bản.

Một số người mua đã tỏ ra kém hào hứng sau báo cáo kinh doanh được CEO Yahoo - Marissa Mayer trình bày tháng trước tại trụ sở công ty, một người tham gia sự kiện này cho biết. Theo đó, các số liệu cho thấy mảng quảng cáo trực tuyến của Yahoo đang xuống dốc.

Verizon được cho là có cơ hội lớn nhất để vực dậy Yahoo. Năm ngoái, họ đã mua AOL với giá 4 tỷ USD. Verizon có thể gộp mảng web của Yahoo với mảng kinh doanh đang thu hút quảng cáo online của hãng. Họ cũng cho biết sẵn sàng trả giá cao hơn cho Yahoo nếu hãng này chấp thuận thanh toán cho nhân viên bị sa thải sau vụ mua bán.


Ukraine có thể lại mua khí đốt của Nga

Ukraine có thể nối lại việc mua khí đốt từ Nga, nếu Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đồng ý với những thay đổi về giá cả trong hợp đồng.

duong ong dan khi dot tai tram cung cap khi gan lang volovets, mien tay ukraine ngay 7/10. anh: reuters/ttxvn

Đường ống dẫn khí đốt tại trạm cung cấp khí gần làng Volovets, miền tây Ukraine ngày 7/10. Ảnh: Reuters/TTXVN

Ngày 7/6, Giám đốc điều hành Tập đoàn khí đốt quốc gia Ukraine Naftogaz, ông Andrei Kobolev cho biết, nước này có thể nối lại việc mua khí đốt từ Nga, nếu Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đồng ý với những thay đổi về giá cả trong hợp đồng, tức là trong trường hợp phía Moskva đề nghị mức giá có lợi hơn giá của châu Âu.

Trước đó, Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman tuyên bố không loại trừ việc mua khí đốt từ Gazprom bằng tiền vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

Từ cuối tháng 11/2015, Ukraine không mua khí đốt của Nga mà nhập khẩu quá cảnh từ Liên minh châu Âu (EU), cho rằng giá EU thấp hơn giá của Nga. Trước đó, Phó Thủ tướng Stepan Kubiv thông báo dự trù mức giá trung bình về khí đốt nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 5-12/2016 là 185 USD cho 1.000/m3, còn nếu tính thêm chi phí vận chuyển tới biên giới miền Tây Ukraine, thì 1.000 m3 khí đốt sẽ có giá khoảng 195 USD.

Hồi đầu tháng 4, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandr Novak thông báo, thời hạn hiệu lực của mức giá khí đốt Nga dành cho Ukraine đã kết thúc ngày 1/4/2016 và mức giá từ nay sẽ hoàn toàn tương ứng với hợp đồng hiện hành giữa Gazprom và Naftogaz - tức là trong quý II mức giá chưa tới 180 USD.


Doanh nghiệp Trung Quốc vung tiền mua một sân bay ở Đức

Sân bay địa phương Hahn của bang Rheinland-Pfalz (Đức) đang thua lỗ nặng và nợ nần chồng chất đã được bán cho Tập đoàn Yiqian của Trung Quốc. Chi tiết cụ thể của hợp đồng vẫn chưa được tiết lộ.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 6/6 đưa tin, hãng hàng không giá rẻ Ryanair là hãng sử dụng chính sân bay Hahn, nhưng hoạt động kinh doanh của Ryanair tại sân bay này thời gian qua không hiệu quả.

Năm nay, Ryanair dự kiến khoản thua lỗ 16 triệu USD cho hoạt động của mình tại sân bay Hahn. Tổng lượng hàng hóa vận chuyển qua sân bay Hahn cũng giảm tới 39,9% trong năm ngoái xuống còn 79.700 tấn. Số lượng hành khách sử dụng sân bay này trong năm ngoái là 2,67 triệu lượt, tăng 9% so với năm trước đó, song ít hơn lượng hành khách trung chuyển tại sân bay này (4 triệu lượt) cách đây 10 năm.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tập đoàn Yiqian của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực logistic, công nghiệp xây dựng và hàng không, có trụ sở chính tại Thượng Hải. Bang Rheinland-Pfalz sở hữu 82,5% cổ phần của sân bay Hahn, 17,5% còn lại thuộc về bang Hessen.

Dự kiến, Quốc hội bang Rheinland-Pfalz và bang Hessen sẽ họp và bỏ phiếu thông qua kế hoạch bán lại sân bay Hahn vào giữa tháng 6.

Sân bay Hahn không phải sân bay duy nhất tại Đức mà các doanh nghiệp Trung Quốc có ý định mua lại. Hồi năm 2007, một nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã mua lại sân bay địa phương Schwerin-Parchim ở bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc đang hướng ra nước ngoài bằng cách chi tiền vào bất động sản trên khắp thế giới, trong đó Mỹ, Anh và Australia đang trở thành các điểm thu hút nhiều đầu tư nhất.


Doanh nghiệp châu Âu ngày càng chán Trung Quốc

Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết doanh nghiệp của họ ngày càng bi quan về kinh tế và lo ngại môi trường kém thân thiện tại đây.

Đây là các thách thức lớn nhất với doanh nghiệp châu Âu, cơ quan này cho biết trong Khảo sát Niềm tin Kinh doanh công bố hôm nay. Các công ty cho rằng Trung Quốc đang tạo ra sân chơi không công bằng, đặc biệt khi nước này thắt chặt kiểm soát Internet, an ninh quốc gia và thúc đẩy công nghệ trong nước.

55% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng "kỷ nguyên vàng" với các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc đã chấm dứt. Tỷ lệ này năm 2014 chỉ là 46%.Doanh nghiệp "tại hầu hết các ngành" dự báo việc suy giảm sẽ có tác động đáng kể lên họ. "Vì thế, họ đều cho rằng điều tồi tệ nhất còn chưa xảy ra", báo cáo cho biết.

cac thuong hieu xa xi chau au dang gap kho tai trung quoc. anh: afp

Các thương hiệu xa xỉ châu Âu đang gặp khó tại Trung Quốc. Ảnh: AFP

Khảo sát được thực hiện với hơn 1.300 doanh nghiệp châu Âu. Khoảng 31% công ty bi quan về khả năng sinh lời, và 15% lo lắng về tăng trưởng - gần gấp đôi năm ngoái. Họ cũng tỏ ra thất vọng với tốc độ cải tổ chậm chạp tại quốc gia này.

Dược phẩm được cho là ngành ít chịu ảnh hưởng nhất, do dân số đang già đi và tầng lớp trung lưu tại đây tăng lên. Việc nhóm người này ngày càng nhận thức cao về an toàn thực phẩm cũng được cho là sẽ làm lợi cho các công ty ngành thực phẩm - đồ uống.

Đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc chỉ còn 9,3 tỷ euro năm 2015, giảm 9% so với năm trước đó. Việc này "cho thấy Trung Quốc đang mất quyền ưu tiên đầu tư đối với rất nhiều công ty châu Âu".

Năm nay, biến động của NDT đã thay thế tham nhũng thành lo ngại lớn thứ 5 của các công ty. Đợt hạ giá mạnh tay đồng NDT của Trung Quốc tháng 8 năm ngoái đã khiến thị trường thế giới lao đao. Tuyên bố thiếu rõ ràng, cùng với việc Mỹ tăng lãi cuối năm ngoái đã khiến NDT ngày càng yếu đi và dòng vốn ồ ạt rời Trung Quốc.

Giờ đây, NDT lại đối mặt thách thức mới khi USD ngày càng mạnh lên trước khả năng Mỹ nâng lãi tháng này. Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh ngày 23/6, về khả năng rời Liên minh châu Âu (EU), cũng khiến USD tăng giá.


Chủ tịch Fed: Anh rời EU sẽ gây tác động nghiêm trọng

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - bà Janet Yellen cũng khẳng định đây là  yếu tố sẽ cân nhắc khi quyết định có tăng lãi suất hay không.

Phiên họp sắp tới của Fed sẽ diễn ra vào ngày 14-15/6. Bà Yellen cho biết hiện "các yếu tố kinh tế tích cực lấn át các yếu tố tiêu cực". Đây là dấu hiệu vững chắc nhất cho thấy Fed có thể nâng lãi suất hè này."Nếu các số liệu sắp tới khớp với điều kiện thị trường lao động mạnh lên và lạm phát tiến gần mục tiêu 2%, tăng lãi suất là phù hợp", bà cho biết. Tháng 12 năm ngoái, Fed đã nâng lãi suất thêm 0,25% - lần đầu trong 9 năm qua.

chu tich fed - janet yellen trong buoi phat bieu hom qua. anh: afp

Chủ tịch Fed - Janet Yellen trong buổi phát biểu hôm qua. Ảnh: AFP

Tháng trước, Mỹ chỉ tạo thêm 38.000 việc làm - thấp nhất từ tháng 9/2010. Tuy nhiên, bà Yellen cho rằng các yếu tố tích cực vẫn đang chiếm ưu thế.

Nếu Fed không tăng lãi trong phiên họp sắp tới, cơ hội tiếp theo của họ là vào tháng 7. Do phiên họp này diễn ra sau cuộc trưng cầu dân ý 23/6 của Anh, Fed sẽ có cơ hội đánh giá ảnh hưởng của việc này lên các thị trường toàn cầu.

Trong bài phát biểu hôm qua, bà Yellen cũng nhận xét: "Anh rời EU sẽ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng". Bà nhấn mạnh tâm lý "thích rủi ro" của nhà đầu tư có thể thay đổi nhanh chóng và Anh rời EU sẽ tác động lên thị trường.

Trước đó, các nhà kinh tế khác cũng đã cảnh báo ảnh hưởng của việc Anh rời EU lên kinh tế Mỹ. Cuối tuần trước, Lael Brainard - thành viên Hội đồng Thống đốc Fed cho biết: "Vì các thị trường tài chính quốc tế liên kết chặt với nhau, tác động tiêu cực của thị trường châu Âu có thể ảnh hưởng lên tài chính Mỹ. Và qua đó, nó sẽ tác động lên hoạt động kinh tế nói chung tại Mỹ".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục