Sắp đưa một loạt biểu thuế FTA lên nghị định
Xuất khẩu quặng sắt Port Hedland sang Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm
Nhập khẩu thép của Ấn Độ trong tháng 5/2016 chạm mức thấp nhất 14 tháng
Doanh nghiệp thép lại “đệ đơn” kêu cứu
Nhà đầu tư Việt đổ tiền vào châu Phi
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-06-2016
- Cập nhật : 08/06/2016
Kinh tế Nga dự báo "lên khỏi mặt đất" trong năm 2017
Ông Ulyukayev nhận định rằng quá trình phục hồi hiện nay tuy chậm nhưng có động lực tích cực. Theo vị Bộ trưởng này, tốc độ tăng trưởng cả năm của Nga sẽ đạt -0,2% và ông hy vọng rằng với đà phát triển hiện nay, tốc độ tăng trưởng sẽ đạt tối thiểu 1% trong năm 2017.
Theo ông Ulyukayev, những biện pháp trừng phạt của phương Tây đang áp đặt lên Nga qua cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng của Nga nhưng tình hình đã được cải thiện, đặc biệt là về mặt vĩ mô, bởi sự phục hồi của dầu khí trong thời gian gần đây.
Khi được hỏi về những kế hoạch của chính phủ Nga trong việc cổ phẩn hóa các doanh nghiệp nhà nước, vị Bộ trưởng Kinh tế cho biết đợt IPO đầu tiên sẽ được hoàn thành trong năm nay.
“Siêu ưu đãi” cho doanh nghiệp rót vốn vào Đà Lạt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ công bố quyết định về cơ chế đặc thù của Chính phủ đối với thu hút đầu tư của Đà Lạt, ngày 5/6.
Một trong những nội dung quan trọng của Quyết định 1528 được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm chính là cơ chế “siêu ưu đãi” cho doanh nghiệp bất động sản.
Theo đó, Thủ tướng chấp thuận cho UBND tỉnh Lâm Đồng được phép cho các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản (trừ các dự án du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng) trong phạm vi thành phố Đà Lạt, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng thì được chuyển nhượng dự án cho các đối tượng khác xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc theo quy hoạch chung và dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Với những nhà đầu tư khác, khi tham gia đầu tư tại thành phố Đà Lạt sẽ được miễn thuế nhập khẩu vật tư, trang thiết bị để đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được trong thời gian 5 năm đầu thực hiện quyết định này.
Thủ tướng cũng cho phép tỉnh Lâm Đồng được thí điểm xây dựng mô hình “làng đô thị xanh” tại thành phố Đà Lạt theo đồ án quy hoạch chung Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Quyết định 1528 chính là công bố một thể chế cho sự phát triển. Thể chế quyết định thành công”.
Thủ tướng yêu cầu Đà Lạt cần có quy hoạch tốt, xây dựng Đà Lạt thành “thành phố thông minh“, trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm hội nghị, nông nghiệp công nghệ cao.
“Muốn làm du lịch thành công thì phải có cơ chế chính sách tốt, cộng đồng cùng làm du lịch”, Thủ tướng nói và nhận định Đà Lạt phải phát triển kinh tế theo hai lĩnh vực chính là du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.
Nhà đầu tư EU “e ngại” DN Nhà nước và câu trả lời của World Bank
Doanh nghiệp EU ngại va chạm DN Nhà nước
Chia sẻ tại hội thảo giới thiệu về cơ hội và thách thức của Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA), ông Mauro Petriccione, Phó Tổng Vụ trưởng, Tổng vụ thương mại ủy ban châu Âu, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định EVFTA của EU thẳng thắn nói: Chúng tôi không đánh giá rằng doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam còn điểm yếu mà chúng tôi ít có kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp Nhà nước.
Điều này khiến những doanh nghiệp của EU ngại khi làm việc với doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
“Khi sinh ra tôi chưa từng va chạm với doanh nghiệp Nhà nước, chỉ đến khi đàm phán Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam tôi mới biết đến doanh nghiệp Nhà nước”, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA của EU cho hay.
Theo ông, một số quốc gia của châu Âu cũng từng có doanh nghiệp Nhà nước nhưng đến nay họ đã cơ bản cải cách xong.
Nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam cần nhất là tính minh bạch, đó là nền tảng cho các hợp tác và sự phát triển về sau.
Chuyên gia kinh tế trưởng WB lên tiếng
Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam ngày 3/6, khi đánh giá về kinh tế Việt Nam, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng nhìn nhận lại quá trình phát triển kinh tế từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt được phát triển kinh tế quan trọng. Để đảm bảo kinh tế phát triển trong dài hạn nhân tổ quan trọng nhất là tăng năng suất lao động.
Theo chuyên gia kinh tế của WB, trong 10-20 năm tới sẽ có nhiều cơ hội để tăng năng suất lao động của Việt Nam. Nhưng hiện tại mức tăng của năng suất lao động đang có xu hướng giảm, cần phải tìm được câu trả lời tại sao lại có xu hướng này, trong các năm sắp tới cần nhìn ra lý do để có biện pháp.
“Các công ty ở khu vực công ở Việt Nam đang hoạt động không hiệu quả, không sử dụng đất hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước có mức độ hiệu quả thấp. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn, lao động, đất đai hiệu quả hơn nhiều. Từ năm 2005 đến nay có xu hướng sử dụng hiệu suất đất tăng, đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam đánh giá.
Theo vị chuyên gia này, cần phải tăng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong sử dụng hiệu quả vốn, lao động, đất đất. Làm thế nào để đạt được điều đó? Theo ông, Chính phủ phải giúp doanh nghiệp tư nhân tăng hiệu suất, nhận thức rõ nền tảng tự vận hành theo thể chế thị trường.
Nhưng hiện nay, tại Việt Nam nền tảng cơ chế thị trường còn mỏng, chưa thiết lập toàn diện, thực thi pháp luật còn chưa tốt, còn dựa nhiều vào các yếu tố quen biết, ông Sandeep nhìn nhận
Theo ông, sự kết nối của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất quan trọng, trong đó cần có sự vận hành tốt cơ chế chị trường minh bạch, trong đó minh bạch về vốn, sử dụng hiệu quả quỹ đất, nguồn lao động
Mỹ sẽ hỗ trợ Trung Quốc cải cách thị trường
Mỹ cũng khuyến khích nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sử dụng nhiều hơn các chính sách tài chính và chính sách cho vay để củng cố nhu cầu của người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi kinh tế.
Theo Bộ trưởng Lew, năng suất dư thừa của Trung Quốc đang bóp méo và tác động tiêu cực tới các thị trường toàn cầu. Vì vậy, các chính sách được áp dụng nhằm giảm đi sản lượng dư thừa khổng lồ tại một số ngành, điển hình như ngành thép và nhôm, sẽ đóng vài trò cực kỳ quan trọng tới chức năng và sự ổn định của các thị trường toàn cầu.
Tại cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 6-7/6, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thảo luận các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng cân bằng và bền vững, cũng như cải thiện chức năng và sự ổn định của lĩnh vực tài chính.
Ngày 6/6, Chủ tịch Trung Quốc – ông Tập Cận Bình – cho biết quốc gia này sẽ tiếp tục cuộc cải cách cơ cấu hiện nay và cố gắng mở cửa hơn nữa đối với các quốc gia khác. Ông tự tin có thể đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội.
Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc ký kết một hiệp ước đầu tư song phương giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Theo ông, hai quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế sẽ nỗ lực hết mình đã có thể đạt được một thỏa thuận đầu tư đôi bên cùng có lợi trong thời gian sớm nhất và tạo những điểm sáng mới trong mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương.
Nhà đầu tư nên mừng thay vì lo khi FED tăng lãi suất
Những dự báo về việc FED sẽ tăng lãi suất trong mùa hè này đã tăng cao sau khi biên bản cuộc tháng tháng 4 được công bố. Biên bản này cho thấy các nhà hoạch định chính sách có khả năng sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 tới và đây sẽ là lần tăng lãi suất thứ 2 trong vòng gần chục năm nay. Tuy nhiên, số liệu việc làm tại Mỹ đáng thất vọng trong tháng 5 được công bố tuần trước đã khiến những dự báo giảm đáng kể bởi đây là số liệu vô cùng quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định của FED.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông Lee nhận định rằng ngay cả khi FED có những thay đổi về lãi suất, điều đó không đồng nghĩa với những dấu hiệu bất ổn cho thị trường chứng khoán. Thị trường sẽ tiếp nhận việc FED tăng lãi suất chậm rãi như kế hoạch của chính họ.
Theo nghiên cứu của Fundstrat, trong một chu kỳ thắt chặt, chứng khoán thường tăng khoảng 3 tháng sau khi lãi suất tăng lần 2, trừ khi lãi suất tăng hơn 175 điểm cơ sở. Trong 11 lần gần nhất FED tăng lãi suất ít hơn 175 điểm cơ sở, các thị trường chứng khoán đã tăng 7 lần.
FED được dự báo sẽ chỉ tiếp tục tăng 25 điểm cơ sở, giống như cách họ đã tăng lãi suất vào tháng 12/2015.
Nếu FED quyết định tăng lãi suất trong mùa hè này, ông Lee tin rằng điều đó giúp cải thiện của các điều kiện tăng trưởng toàn cầu sau khi đồng USD tăng giá, giá dầu phục hồi và các điều kiện tín dụng được nới lỏng.
Điều đó cho thấy sự lo lắng của các nhà đầu tư vào FED là không cần thiết vào thời điểm nay và ông Lee cho rằng sự chú ý trên thị trường hiện nay nên chuyển qua cho cuộc chưng cầu dân ý diễn ra vào cuối tháng về việc Anh đi hay ở tại Liên minh Châu Âu (EU).
Một luận điểm nữa được ông Lee đưa ra là việc ngành năng lượng, công nghiệp và nguyên liệu đang phục hồi và điều này thường chỉ xảy ra vào cuối chu kỳ kinh doanh.
Các kỹ thuật viên đang thảo luận công khai về việc chỉ số A/D Line có thể đạt mức cao nhất lịch sử. Ông Lee cho biết kể từ năm 1965, mỗi khi đường A/D Line đạt đỉnh, các chỉ số chứng khoán sẽ “tiếp bước” để vươn lên những mức mới. Cá nhân ông Lee nhận định rằng thị trường chứng khoán sẽ đạt mức cao kỷ lục trong mùa hè này. Hiện nay, chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ chỉ còn cách kỷ lục 2.134,72 điểm đúng 1%.