tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-06-2016

  • Cập nhật : 09/06/2016

Ngân hàng thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu do giá hàng hóa, nhu cầu yếu

ngan hang the gioi cat giam du bao tang truong toan cau do gia hang hoa, nhu cau yeu

Ngân hàng thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu do giá hàng hóa, nhu cầu yếu

Ngân hàng thế giới WB đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2016 xuống 2,4% từ mức 2,9% đã ước tính trong tháng 1 do giá hàng hóa duy trì thấp, nhu cầu chậm chạp tại các nền kinh tế phát triển, thương mại yếu và dòng vốn đang giảm bớt.
Các nước thị trường mới nổi về xuất khầu hàng hóa đang phải vật lộn để thích nghi với giá dầu, kim loại và các hàng hóa khác thấp, chiếm một nửa trong số điều chỉnh giảm, các ngân hàng cho biêt trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất.
Họ dự kiến những nền kinh tế này tăng ở tốc độ ít ỏi 0,4% trong năm nay, điều chỉnh giảm 1,2 điểm phần trăm từ triển vọng tháng 1.
Các nước thị trường mới nổi về nhập khẩu hàng hóa đang tốt lên, nhưng lợi nhuận của năng lượng và hàng hóa khác thấp hơn đang làm chậm lại việc thực hiện. Hiện nay dự kiến tăng trưởng tại những nước này sẽ đạt tới 5,8%, giảm 0,1 điểm phần trăm của dự báo trong tháng 1.
Tại Mỹ, sự sụt giảm mạnh trong đầu tư của lĩnh vực năng lượng và xuất khẩu yếu hơn cũng sẽ làm giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo năm 2016 của WB, làm tăng trưởng xuống 1,9%.
Khu vực đồng euro giảm nhẹ xuống 1,6%, mặc dù được hố trợ của chính sách tiền tệ khác thường và gí hàng hóa và năng lượng thấp.
Nhà kinh tế trưởng của WB Kaushik Basu cho biết do các nền kinh tế phát triển vật lộn để đạt được lực kéo, hầu hết các nền kinh tế tại Nam và Đông châu Á đang tăng trưởng vững.
Tuy nhiên ông cảnh báo rằng nợ tư nhân tăng nhanh chóng tại một số nền kinh tế mới nỏi và đang phát triển có thể đưa ra một nguy cơ tới tăng trưởng.
Việc hạ các dự báo của WB tiếp sau một động thái tương tự của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của mình trong hai tháng trước.
Trong số các nền kinh tế mới nổi chủ chốt, WB giữ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc không đổi ở mức 6,7% trong năm nay sau khi tăng trưởng 6,9% trong năm 2015. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự kiến tiếp tục chậm lại xuống 6,3% vào năm 2018 do sự tái cấu trúc tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này từ xuất khẩu thành mô hình tăng trưởng thúc đẩy bởi tiêu dùng.
Sự phát triển vững của Ấn Độ cũng được dự kiến giữ ổn định tại 7,6%, trong khi Brazil và Nga được dự báo vẫn suy thoái sâu hơn dự báo trong tháng 1.

Sản lượng cà phê Nicaragua trong niên vụ 2015/16 ở mức 1,8 triệu bao

Sau đây là một số điểm nổi bật từ một báo cáo của tùy viên Bộ Nông nghiệp Mỹ tại Nicaragua.
Sản lượng cà phê niên vụ 2015/16 được dự kiến đạt tới 1,879 triệu bao loại 60 kg/bao, giảm 13% so với dự báo trước đó. Vụ thu hoạch này không tốt như dự kiến ban đầu do hiện tượng El Nino, gây nhiệt độ tăng và thiếu mưa ở khắp các nước Trung Mỹ và Mỹ La Tinh khác. Tuy nhiên, đây không phải xu hướng chung đối với toàn bộ nước này, ảnh hưởng của EL Nino là ít hơn nhiều đối với khu vực núi của Nicaragua, nơi chủ yếu các đồn điền trồng cà phê ở đó, do tình trạng vi khí hậu đảm bảo mưa nhiều hơn bình thường. Đối với năm 2016/17, sản lượng cà phê được dự kiến đạt hơn 2,02 triệu bao loại 60 kg mỗi bao, tăng 8% so với vụ thu hoạch hiện nay, với giả thiết tình trạng thời tiết tốt.

Đơn đặt hàng công nghiệp Đức trong tháng 4 giảm

Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức trong tháng 4 giảm do nhu cầu nước ngoài yếu hơn, trong bối cảnh kinh tế tại các thị trường mới nổi suy thoái tác động đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào đầu quý II.

Dữ liệu đưa ra thêm bằng chứng rằng Đức sẽ phải tiếp tục dựa vào tiêu dùng cá nhân chứ không phải là thương mại để thúc đẩy tăng trưởng do nhu cầu toàn cầu thấp kiềm chế xuất khẩu.

Hợp đồng hàng hóa 'Made in Germany " đã giảm 2,0% so với tháng trước, đánh dấu sự suy giảm hàng tháng lớn nhất trong chín tháng. So với dự báo Reuters với mức giảm 0,5%, Bộ Kinh tế cho biết. 
Trong khi nhu cầu trong nước tăng 1,3%, đơn đặt hàng nước ngoài giảm 4,3%, với nhu cầu từ các nước ngoài khu vực đồng euro sụt giảm 8,3%. Tuy nhiên các đơn đặt hàng từ các nước khu vực đồng euro tăng 2,5%.
Nhà kinh tế trưởng Carsten Brzeski tại ING cho biết sự suy giảm này phản ánh kinh tế Trung Quốc và các đối tác xuất khẩu toàn cầu khác yếu.
Bộ Kinh tế cho biết số liệu tháng tư yếu là kết quả của một sự biến động cao trong các đơn đặt hàng máy móc thiết bị từ các nước ngoài khu vực đồng euro.
"Nhìn chung, xu hướng cho các đơn đặt hàng công nghiệp tiếp tục tăng khiêm tốn", Bộ cho biết trong một tuyên bố.
Dữ liệu trong tháng 3 được điều chỉnh tăng với mức tăng 2,6% so với báo cáo trước đó là 1,9%.

Kinh tế Liên bang Nga đối mặt với 3 rủi ro hệ thống tài chính

kinh te lien bang nga doi mat voi 3 rui ro he thong tai chinh

Kinh tế Liên bang Nga đối mặt với 3 rủi ro hệ thống tài chính

Hội nghị Những thách thức 2017 do Trung tâm nghiên cứu chiến lược tổ chức đã nêu 3 rủi ro hệ thống chính đối với Liên bang Nga, Kết luận này sẽ được sử dụng để đề ra chương trình hành động cho Tổng thống Nga. 
Người đứng đầu trung tâm trên, cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin cho biết: "Ba rủi ro hệ thống chính của Nga là sự bất cập do thách thức về mức độ quản lý nhà nước và tham nhũng; vấn đề vị thế của Nga trên các thị trường vốn và hàng hóa toàn cầu; cũng như mức bất ổn và kém hấp dẫn của đầu tư trong nước."
Theo ông Kudrin, hội nghị cũng thảo luận ba đường hướng chính là chính sách đối nội, đối ngoại và an ninh; xã hội dân sự và nguồn nhân lực; tăng trưởng kinh tế và kinh tế vĩ mô. 
Hội nghị có sự tham gia của 85 chuyên gia thuộc Viện Gaidar, Viện kinh tế và hành chính công trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA), các trung tâm nghiên cứu khác, cũng như quan chức và doanh nhân. 
Dựa trên kết quả hội nghị sẽ lập ra bản đồ rủi ro, vốn là một trong những điểm khởi đầu cho việc xây dựng chiến lược phát triển của Nga, dự kiến hoàn tất vào Hè năm 2017. 

Trong số các rủi ro có rủi ro dính líu vào cuộc xung đột trong khu vực lợi ích hay trên đường biên giới với Nga; sự gia tăng xung đột quốc gia và giữa các tôn giáo; mất cân bằng khu vực và nguy cơ ly khai; sự can dự quá mức của nhà nước vào nền kinh tế và những rủi ro khác.


Mỹ hối thúc Trung Quốc giảm rào cản với doanh nghiệp nước ngoài

Trong ngày thứ hai của Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Quốc​-Mỹ thường niên lần thứ 8 (S&ED 8) tại thủ đô Bắc Kinh, giới chức cao cấp Washington hối thúc Bắc Kinh giảm bớt các rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài, cho rằng mối quan ngại về môi trường kinh doanh của Trung Quốc đã gia tăng những năm gần đây khi các doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều quy định phức tạp hơn.
Phát biểu trước khi bắt đầu cuộc thảo luận bàn tròn giữa giới chức và doanh nhân hai nước ngày 7/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew nhấn mạnh hai chính phủ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đầu tư và hợp tác thương mại song phương. Chẳng hạn như ban hành các chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo tính minh bạch và có thể dự báo trong quá trình hoạch định và ban hành chính sách, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như loại bỏ những rào cản đầu tư. 
Bộ trưởng Lew cho rằng những chính sách này là điều tất yếu trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách dựa vào sự tiến bộ kinh tế trong những thập kỷ tới.
Cũng tại sự kiện trên, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận định hai nền kinh tế trở nên gắn bó với nhau hơn, chia sẻ sự phồn thịnh chung, do đó hai bên cần duy trì mối quan hệ kinh tế ổn định. Ông Kerry cũng cho rằng các rào cản đầu tư tại Trung Quốc nên được loại bỏ càng sớm càng tốt. 
Về phần mình, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng nước này đang thúc đẩy mở cửa thị trường, dẫn chứng các cuộc đàm phán về một hiệp định đầu tư song phương. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cam kết hoan nghênh các công ty nước ngoài. 
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/6 cho biết Trung Quốc và Mỹ đã đạt 6 thỏa thuận hợp tác kinh tế mới trong khuôn khổ cuộc đối thoại. Các thỏa thuận vừa được ký kết, trong đó có thỏa thuận giữa tập đoàn Caterpillar Inc. và Tập đoàn Phát triển Kinh tế Thượng Hải Lingang thành lập một trung tâm nghiên cứu về tiết kiệm năng lượng; thỏa thuận giữa tập đoàn Cộng nghiệp hóa chất-kim loại (Mỹ) và Công ty Công nghệ Bảo vệ môi trường CPI Yuanda nhằm xử lý nước thải công nghiệp từ các nhà máy than bằng cách loại bỏ các kim loại nặng và thủy ngân;... 
Các thỏa thuận trên đều thuộc chương trình Đối tác Kinh tế, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia Mỹ và Trung Quốc cũng như các tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nhằm tìm kiếm các giải pháp mà hai nước này đang phải đối mặt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu. Kể từ khi đi vào hoạt động, Chương trình Đối tác Kinh tế Mỹ-Trung đã đạt 36 thỏa thuận đối tác trên nhiều lĩnh vực.

Trong ngày 7 và 8/6, các quan chức tham dự S&ED 8 dự kiến tiếp tục bàn thảo về nhiều vấn đề quan trọng khác như an ninh hàng hải, an ninh mạng, khủng bố, hợp tác thương mại, tình hình bán đảo Triều Tiên.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-2016

    Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 4,1%
    Chỉ số S&P 500 tiến gần đến mức cao kỷ lục của mọi thời đại
    Trung Quốc cam kết sẽ kiềm chế công suất sản xuất thép
    Châu Á - Thái Bình Dương: Sẽ là khu vực giàu thứ hai thế giới
    Xăng dầu Dung Quất chưa được phép xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-06-2016

    EIA: Tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến, tồn kho xăng tăng
    Thị trường đang mở ra cơ hội đầu tư dài hạn
    Kết nối cung cầu nông sản sạch
    Iran hạ giá dầu thô xuất sang thị trường châu Á trong tháng Sáu
    Mỹ tăng trưởng chưa ổn định, Fed lùi thời điểm tăng lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-06-2016

    144 thương hiệu ngoại được nhượng quyền vào VN
    Tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc chiếm hơn 80% 
    Ống thép VN bị Mỹ áp thuế lên đến 113,8% 
    Đủ cơ sở áp thuế tự vệ với bột ngọt nhập khẩu
    Hàng triệu tài khoản của Deutsche Bank bị nhân đôi giao dịch

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-06-2016

    1% những người giàu nhất sở hữu 50% tài sản thế giới 
    Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến
    Xe đạp Thống Nhất được định giá 11 triệu USD
    Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam
    TQ siết chất lượng, gạo Việt lo lắng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-06-2016

    Ngân Hàng Xây Dựng "mạnh tay" xử lý 3.000 tỷ đồng nợ xấu từ xe khách Phương Trang
    Phó Thống đốc PBOC: FED tăng lãi suất có lợi cho Trung Quốc
    HAGL: Năm 2016 sẽ khai thác, chế biến cọ dầu và cây ăn quả
    Cuối tháng 6 sẽ ra kết luận về thuế tự vệ ngành thép
    Có thể VAMC sẽ phải nhận sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ hoặc IMF

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-06-2016

    Sắp đưa một loạt biểu thuế FTA lên nghị định
    Xuất khẩu quặng sắt Port Hedland sang Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm
    Nhập khẩu thép của Ấn Độ trong tháng 5/2016 chạm mức thấp nhất 14 tháng
    Doanh nghiệp thép lại “đệ đơn” kêu cứu
    Nhà đầu tư Việt đổ tiền vào châu Phi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-06-2016

    Tấn công quân sự ở Nigeria làm giảm sản lượng nửa triệu thùng dầu/ngày
    Phó Thống đốc PBoC Yi Gang: Fed tăng lãi suất có lợi cho Trung Quốc
    Sản lượng mía đường giảm
    Thu hoạch cà phê của Brazil niên vụ 2016/17 đạt được 21%
    Xuất khẩu thủy sản không bị ảnh hưởng bởi vụ chết cá hàng loạt

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-06-2016

    Chủ tịch FED cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng kinh tế Mỹ
    Bổ sung gần 300 tỷ đồng vốn điều lệ cho Tập đoàn Hoá chất
    Giảm thêm 5% thuế suất cho doanh nghiệp khởi nghiệp
    Gỗ MDF của VN bị Ấn Độ áp thuế gần 64 USD/m3 
    Thu giữ gần 1.000 tấn phân bón giả mỗi năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-2016

    Verizon ra giá 3 tỷ USD mua Yahoo
    Ukraine có thể lại mua khí đốt của Nga
    Doanh nghiệp Trung Quốc vung tiền mua một sân bay ở Đức
    Doanh nghiệp châu Âu ngày càng chán Trung Quốc
    Chủ tịch Fed: Anh rời EU sẽ gây tác động nghiêm trọng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-06-2016

    “Mua lại Metro, BigC giống như Vingroup mua lại Ocean Mart hay Vinatex Mart”
    MWG muốn bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử
    Giá thép khởi sắc nhưng Trung Quốc cần đề phòng bán tháo
    SCIC lên tiếng về việc chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom
    Ngân hàng toàn cầu thoái lui