tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-06-2016

  • Cập nhật : 08/06/2016

“Mua lại Metro, BigC giống như Vingroup mua lại Ocean Mart hay Vinatex Mart”

Theo Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước một số vụ mua lại Metro, BigC của các doanh nghiệp nước ngoài cũng giống như Vingroup mua lại Ocean Mart hay Vinatex Mart… đây là xu hướng bình thường.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tại cuộc họp giao ban tại Bộ Công Thương diễn ra ngày 6/6, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụthị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, rất nhiều đơn vị đưa tin các nhà bán lẻnước ngoài vào thị trường gây khó khăn cho hệ thống bán lẻ và doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, quan điểm đã xác định mở cửa thị trường hàng hóa, hàng hóa của Việt Nam ra được nước ngoài thì hàng nước ngoài vào được Việt Nam. “Ta đã có văn bản điều chỉnh về Luật doanh nghiệp, cạnh tranh, mở cửa phân phối và bán lẻ, đã có Nghị định 23 về mua bán của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Mở cửa là xu thế”, ông Quyền cho hay.

Theo Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, sau 10 năm mở cửa, doanh nghiệp đầu tư nước noài chiếm 3,4% tổng mức bán lẻ hàng hoá, đầu tư chủ yếu vào siêu thị, trên 17% thị phần của kênh bán lẻ hiện đại và 9.3% tổng cơ sở bán lẻ hiện đại.

Ông Quyền nhấn mạnh, một số vụ mua lại Metro, BigC của các doanh nghiệp nước ngoài là xu hướng bình thường, giống như Vingroup mua lại Ocean Mart hay Vinatex Mart… “Căn cứ vai trò của mình, Bộ Công Thương sẽ xem xét, quản lý kinh doanh lĩnh vực này theo đúng luật pháp”, ông Quyền nói.

Cũng theo ông Quyền, cùng quan điểm mở cửa đầu tư, liên quan đến câu chuyện thực hiện cam kết nhất quán WTO cũng như thực hiện FTA thế hệ mới, định hướng sắp tới cố gắng đảm bảo sử dụng các giải pháp được WTO cho phép, giữ quyền bảo lưu 9 nhóm mặt hàng FDI chưa được phân phối.

Thứ 2, bổ sung Nghị định 23 cho phép quản lý khi mở cửa thị trường. Đồng thời, triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, đào tạo, hỗ trợ công nghệ thông tin, mở rộng phát triển hệ thống phân phối và thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Cũng theo thông tin từ lãnh đạo Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Khi đã có đề án mang tính chiến lược và nền tảng Bộ sẽ tổ chức đánh giá lại, có biện pháp phù hợp để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phân phối trong nước nâng cao sức cạnh tranh.

Tại cuộc họp giao ban, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, cần nghiên cứu hội nhập, mở cửa, cơ chế chính sách phát triển hệ thống bán lẻ để có hệ thống hoàn chỉnh, nhanh chóng xây dựng chiến lược bán lẻ, xây dựng đề cương, làm việc với Hiệp hội, địa phương, đánh giá những mặt được, chưa được trong phát triển hệ thống bán lẻ.

Bộ trưởng cũng cho biết, cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối trong nước có chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, nghiên cứu diễn biến thị trường bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, xem xét sự tuân thủ pháp luật của khối doanh nghiệp FDI, để báo cáo Bộ Công thương và Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chỉ đạo, Vụ thị trường trong nước cần rà soát, đánh giá việc xây dựng hạ tầng thương mại, trong đó có lĩnh vực bán lẻ để từ đó có cái nhìn toàn diện và đồng bộ về phát triển hệ thống thương mại, trong đó bao gồm cả kênh siêu thị và chợ truyền thống.


MWG muốn bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài tiết lộ, doanh nghiệp này cũng có ý định nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử và “cuối năm nay sẽ có sản phẩm ra mắt”.

Theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin truyền thông), tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số. Internet băng rộng di động có 36,28 triệu thuê bao, với tỷ lệ 40,1 thuê bao/100 dân.

Trong khi đó, tính tới thời điểm cuối năm 2015, Việt Nam có 120.607.726 thuê bao di động, chiếm tỷ lệ 133 thuê bao/100 dân. Với tốc độ phát triển như vũ bão của mạng xã hội và các trang web thương mại điện tử, con số người sử dụng các dịch vụ online ngày càng phát triển.

Đứng trước bối cảnh này, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài tiết lộ, doanh nghiệp này cũng có ý định nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử và “cuối năm nay sẽ có sản phẩm ra mắt”. Chưa có bất kỳ thông tin nào được chia sẻ thêm về lĩnh vực này của MWG, tuy nhiên trong bài phát biểu với giới đầu tư tại Hà Nội cuối tuần trước, ông Tài có tiết lộ cuối năm nay MWG sẽ ra mắt một kênh bán hàng online giá rẻ, chạy trên nền tảng tách biệt với hai website đang sẵn có là thegioididong.com và dienmayxanh.com.

Từ trước tới nay MWG vẫn thúc đẩy việc bán tại các cửa hàng (offline) và bán online (có ship đến tận nơi). Trong khi việc bán hàng offline đã bắt đầu chạm ngưỡng và MWG đã phải tính đến việc đi mở các cửa hàng tại vùng sâu vùng xa với kỳ vọng doanh thu trên mỗi cửa hàng đã giảm từ 3 tỷ xuống 1,5 tỷ/tháng, thì doanh số bán hàng online đang tăng theo cấp số nhân. Năm trước doanh số bán hàng online của MWG tăng 80%, năm nay kỳ vọng tăng 100% và đạt 150 triệu USD. Theo ông Tài, những người đã mua hàng online một lần tại Thegioididong sẽ không có nhu cầu đi lại mua hàng offline bởi chỉ cần mất 1 phút sẽ có nhân viên gọi lại xác nhận đơn hàng, và không quá 30 phút khách hàng đã có sản phẩm trên tay, tất cả các khâu xác định vị trí khách hàng, xuất kho đều được làm trên hệ thống máy tính.

Ông Tài cũng thừa nhận, việc cạnh tranh về giá là có, và có một tầng lớp khách hàng ưa thích các sản phẩm giá rẻ. Thực tế giá điện thoại tại Việt Nam đã không còn quá chênh lệch với thị trường quốc tế, thậm chí một số sản phẩm như Samsung giá bán tại Việt Nam rẻ hơn nên các kênh bán hàng xách tay ngoại trừ bán các sản phẩm Apple trong vài tháng đầu ra mắt, các kênh này gần như không còn cửa sống. Nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được kênh bán hàng online vì ở những vùng sâu vùng xa có rất nhiều người không biết đến online là gì.


Giá thép khởi sắc nhưng Trung Quốc cần đề phòng bán tháo

Giá quặng sắt tăng khi lượng thép tồn kho tại Trung Quốc có tuần thứ 3 liên tiếp giảm mạnh. Điều này cho thấy sản lượng thép hiện đang ở mức kỷ lục vẫn có thể tăng tiếp trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm này.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn đã tăng 5,6%.

Công ty SGX AsiaClear cho biết giá quặng sắt giao tháng 9 đã tăng 4,7% lên mức 44,43 USD/tấn trong khi giá trị đơn hàng của các công ty khai thác như BHP Billiton, Rio Tinto và Fortescue Metals đều tăng tối thiểu 3,7%.

Metal Bullentin cho biết giá quặng sắt tỷ lệ 62% đã tăng lên mức 50,08 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 6/6. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 3/6, giá quặng sắt cũng đã tăng 3,9%. Tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 70,46 USD/tấn từng đạt được vào tháng 4 vừa qua.

gia quang sat giao dich tuan truoc

Giá quặng sắt giao dịch tuần trước

Trong tháng 4, khi giá thép có đợt tăng mạnh, các nhà sản xuất của Trung Quốc đã khuấy động thị trường với mức sản lượng thép kỷ lục. Tuy nhiên, giá đã sụt giảm mạnh sau đó bởi nguồn cung tăng cao và một chiến dịch trấn áp các nhà đầu cơ.

Số liệu của tháng 5 sẽ được công bố vào ngày 12/6, nhưng trên thực tế, thị trường vẫn đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng dư cung kéo dài và sự phụ thuộc vào xuất khẩu để cân bằng cung-cầu.

Nhà phân tích Xu Ke của Huatai Futures Co. cho biết lượng thép tồn kho đang có xu hướng giảm và nguồn sản lượng tăng thêm gần đây vẫn tìm được đầu ra cần thiết để không phải tích trữ trong các kho.

Theo số liệu của Shanghai Steelhome Information Technology Co., lượng cốt thép tồn kho tại Trung Quốc đã giảm trong 11/13 tuần vừa qua và hiện còn khoảng 4 triệu tấn chưa được sử dụng. Trong khi đó, lượng quặng sắt trong kho cũng giảm nhẹ 0,4% trong tuần qua xuống mức 100,25 triệu tấn.

Tuy nhiên, về cơ bản, ngành thép Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng dư cung và việc bán tháo có thể sẽ lại diễn ra trong thời gian tới.


SCIC lên tiếng về việc chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom

SCIC cho biết, việc thoái vốn tại 10 doanh nghiệp được SCIC thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, SCIC đã và đang báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ để quyết định.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Trước đó, ngày 8/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 1787/TTg-ĐMDN (Công văn 1787) về 19 doanh nghiệp thuộc diện đầu tư, nắm giữ lâu dài trong đề án Chiến lược củaSCIC, trong đó chỉ đạo: (i) SCIC tiếp tục nắm giữ vốn, đầu tư dài hạn đối với 9 doanh nghiệp; (ii) SCIC chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt lợi ích cao nhất.
SCIC đã công bố danh mục triển khai thoái vốn năm 2016, theo đó, SCIC sẽ thoái vốn tại 120 doanh nghiệp.
Còn về vấn đề thoái vốn tại 10 doanh nghiệp theo Công văn số 1787, SCIC cho biết, việc thoái vốn tại 10 doanh nghiệp được SCIC thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, SCIC đã và đang báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ để quyết định.
Trường hợp cần thiết, SCIC sẽ điều chỉnh danh mục thoái vốn năm 2016.
Trước đó, SCIC công bố danh mục triển khai bán vốn năm 2016 gồm có 120 doanh nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn mà Chính phủ yêu cầu thoái vốn có tên trong danh sách, bao gồm: CTCP FPT và CTCP XNK Sa Giang. 
8 doanh nghiệp lớn khác không có trong danh sách này gồm  Tổng CTCP Bảo Minh (BMI), FPT Telecom, Công ty Hạ tầng và BĐS Việt Nam, Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk, Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia, CTCTP Nhựa Thiếu niên Tiền phong và CTCP Nhựa Bình Minh.

Ngân hàng toàn cầu thoái lui

ROE tính trung bình trước thời điểm khủng hoảng là 14% nhưng giờ còn khoảng 7% ở các ngân hàng toàn cầu lớn.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Cách đây 18 năm, Sanford Weill tuyên bố buổi bình minh của một kỷ nguyên mới trong ngành ngân hàng. Ông Weill, khi đó là Tổng Giám đốc Travelers Group Inc., đã đồng ý sáp nhập với Citicorp của John Reed trong thương vụ trị giá 140 tỉ USD để thành lập nên tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới - Citigroup Inc. “Doanh nghiệp của chúng tôi sẽ được đa dạng hóa và hoạt động tại nhiều khu vực khác nhau. Nhờ đó, chúng tôi sẽ có thể chống chọi với những thời kỳ suy thoái phía trước”, ông Weill phát biểu vào tháng 4.1998.

Đến nay Citigroup vẫn còn tồn tại. Nhưng niềm tin vào mô hình mà ông Weill và ông Reed ca ngợi đang suy giảm mạnh. Sau gần 2 thập niên bành trướng thần tốc vào nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực, các ngân hàng toàn cầu đang bắt đầu rút lui. Đối với hầu hết các ngân hàng, việc nỗ lực trở thành một ngân hàng “tất cả trong một”, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng trên khắp thế giới đã không còn là một chiến lược khả thi.

Một báo cáo của hãng McKinsey & Co. đối với 10 ngân hàng toàn cầu (thực hiện cho tờ Wall Street Journal) cho thấy những tổ chức cho vay này trung bình có mặt tại 65 quốc gia vào năm 2008. Nhưng đến năm ngoái, con số là 55 quốc gia. Nghiên cứu của McKinsey không bao gồm Citigroup, vốn đã công bố các kế hoạch thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại ít nhất 20 quốc gia trong những năm gần đây.

Tốc độ “lui quân” của các ngân hàng đã nhanh hơn trong năm nay. Barclays PLC cho biết sẽ bán phần lớn hoạt động kinh doanh tại châu Phi, trong khi HSBC Holdings PLC thì đang rút khỏi Brazil - 1 trong số 83 hoạt động trên thế giới mà ngân hàng này đã từ bỏ kể từ năm 2011.

Nhưng ông Weill, đã rời khỏi vị trí CEO vào năm 2003, thì vẫn thấy tính giá trị của việc trở thành một ngân hàng toàn cầu. “Nền kinh tế là một ngôi làng toàn cầu và chúng ta cần các định chế tài chính toàn cầu mang nó lại với nhau. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có một hệ thống viễn thông được đặt trong nước và không thể kết nối. Điều đó sẽ không tốt lắm đâu”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn.

Quan điểm đó giờ không mấy được ủng hộ. Các chuyên gia phân tích đã kêu gọi J.P. Morgan Chase & Co. và Citigroup phải chia tách và “liệu ngân hàng có quá lớn” đang là đề tài thường được nhắc đến.

Dưới sức ép của các quy định ngày càng siết chặt hơn, các ngân hàng trong đó có Citigroup không chỉ phải thu hẹp các thị trường hoạt động, mà còn phải rời khỏi nhiều lĩnh vực đòi hỏi quá nhiều vốn hoặc gần như không tạo ra lợi nhuận, càng làm xói mòn niềm tin đối với mô hình mà ông Weill đã góp phần khởi xướng.

Tại châu Âu, các vị CEO mới nhậm chức ở Barclays, Credit Suisse Group AG và Deutsche Bank AG đang phải chỉnh đốn lại các kế hoạch tái cấu trúc sau khi bị một số nhà đầu tư cho rằng chúng chưa có đủ “triệt để” trong việc làm giảm quy mô ngân hàng.

Nỗ lực bành trướng của các ngân hàng toàn cầu ban đầu được thúc giục bởi các nhà đầu tư, do bị cuốn hút bởi mức lợi nhuận béo bở mà mô hình này mang lại. Các ngân hàng đã phát triển nhiều hoạt động khác nhau miễn là chúng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách cung cấp đa dạng các dịch vụ. Bằng cách đa dạng hóa, mô hình đã góp phần gia tăng tính an toàn (do “không bỏ tất cả trứng vào một rổ”) và tạo cảm giác rằng chỉ cần quy mô thôi cũng đủ tạo nên sự an toàn đó.

“Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt dấu chấm hết cho lý thuyết này”, Fred Cannon, Giám đốc Nghiên cứu và trưởng chiến lược gia về cổ phiếu tại Keefe, Bruyette & Woods, một ngân hàng đầu tư chuyên về các doanh nghiệp tài chính, nhận xét.

Các nhà đầu tư giờ than phiền rằng họ không thể nào hiểu nổi các bảng cân đối kế toán mơ hồ, không rõ ràng. Những định chế tài chính đa quốc gia cũng bị các cơ quan quản lý trong ngành cho là thiếu tính an toàn và bị buộc phải tăng cường thêm vốn lên tới hàng tỉ USD. ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) tính trung bình trước thời điểm khủng hoảng là 14% nhưng giờ chỉ vào khoảng 7% ở các ngân hàng toàn cầu lớn.

Các nhà đầu tư cũng lo ngại các nhà điều hành ngân hàng không thể kiểm soát nổi mạng lưới chân rết đang phủ khắp nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như các lĩnh vực kinh doanh.

George Mathewson, người đã giúp xây dựng Royal Bank of Scotland Group PLC (RBS) trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị tài sản, nằm trong số những người giờ cho rằng mô hình ngân hàng đầu tư toàn cầu đa dạng hóa nên được khai tử. “Tôi không tin vào mô hình ngân hàng đa năng, bởi các rủi ro văn hóa quá lớn”, ông nói.

Hai năm sau khi ông Mathewson rời khỏi vào năm 2006, RBS đã nhờ đến sự giải cứu của Chính phủ Anh. Đến nay RBS chủ yếu vẫn thuộc sở hữu nhà nước, nhưng giờ đang quay trở về Anh và rút lui khỏi mô hình ngân hàng đầu tư trên diện rộng.

Ông Mathewson tin rằng, giải pháp cho vấn đề này là tách bạch giữa hoạt động ngân hàng đầu tư, vốn có nhiều rủi ro hơn, với hoạt động ngân hàng bán lẻ. Ý tưởng này tương tự như ý tưởng đang được một số nhà phê bình Mỹ ủng hộ. Thượng Nghị sĩ Bernie Sanders, chẳng hạn, ủng hộ kế hoạch hồi sinh đạo luật Glass-Stegall, nhằm tách hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi các hoạt động cho vay tiêu dùng và thương mại.

Tuy nhiên, cũng có những người ra sức bảo vệ mô hình ngân hàng đa năng, tích cực nhất là James Dimon, CEO của J.P. Morgan. J.P. Morgan đã được lèo lái đi qua cuộc khủng hoảng tài chính tốt hơn hầu hết các đối thủ khác và kể từ đó đã tạo được mức sinh lời cao hơn phần lớn các ngân hàng khác. Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị tài sản này vẫn tiếp tục hoạt động tại hơn 100 quốc gia.

“Lý do chúng tôi hoạt động ở những quốc gia này không phải chỉ vì chúng đại diện cho những thị trường mới, nơi chúng tôi bán sản phẩm của mình”, ông Dimon nói trong lá thư gửi cổ đông hằng năm hồi tháng 4 vừa qua. Ông lấy dẫn chứng về “hiệu ứng mạng lưới lớn” từ việc làm ăn kinh doanh với các khách hàng nhà nước và các tập đoàn đa quốc gia mà hoạt động tại những nước đó.

Tính trung bình, theo ông Dimon, chỉ 40% hoạt động mà Ngân hàng tạo ra tại một nước là “nội địa”, phần còn lại đến từ hoạt động tư vấn, tài trợ vốn và các lĩnh vực khác mà có tính chất “xuyên biên giới”. Tuy nhiên, ông Dimon cũng thừa nhận J.P. Morgan đã từ bỏ làm ăn với nhiều khách hàng trên thế giới do các yêu cầu về chống rửa tiền. “Rủi ro pháp lý là rất lớn nếu chúng tôi sơ sót”, ông giải thích.

Đa dạng hóa doanh thu thực sự đã làm tăng được ROE của một ngân hàng, nhưng chỉ gia tăng được 1 điểm, theo một nghiên cứu năm 2013 do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế thực hiện. Lợi ích của việc đa dạng hóa đã giảm sút đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, theo nghiên cứu này.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, mức sinh lời tại những khu vực xa xôi trong đế chế rộng lớn của các ngân hàng là không mấy khả quan. Trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, hoạt động giữa các khu vực đã thúc đẩy chỉ 20-25% doanh số bán và doanh thu giao dịch trong 20 năm qua, theo báo cáo của Morgan Stanley và hãng tư vấn Oliver Wyman. Cũng theo báo cáo này, phần lớn doanh thu ngân hàng toàn cầu được tạo ra chỉ tại khoảng 5-10 thành phố lớn, chủ yếu từ một số các khách hàng quốc tế lớn.

Ông Weil cho biết ông không hề hối tiếc về việc xây dựng nên đế chế RBS khi dẫn chứng một thực tế rằng lợi nhuận của Ngân hàng sau sáp nhập đã tăng gấp hơn 3 lần trong giai đoạn 1998-2003. Nhưng ông thừa nhận có thể có một giai đoạn mà mô hình không đứng vững được do “môi trường điều hành bất lợi”. Tại Washington, ông cho biết “môi trường không diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-2016

    Phong thủy kinh tế năm Khỉ
    Xuất khẩu cá cảnh của TP HCM đạt 11 triệu USD
    Chuyện lạ của cà phê hòa tan
    Khi 3.000 tỷ USD là chưa đủ
    “Địa chấn” ở Nhật Bản: Nikkei mất 900 điểm, lợi suất trái phiếu bằng 0

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-02-2016

    Trung Quốc sắp mất vị trí nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới về tay Việt Nam
    Xuất khẩu chè giảm do thiếu quy hoạch
    Không bao giờ dầu trở lại 100 USD/thùng?
    Iran không nhận tiền bán dầu bằng USD
    Nga cố gắng huy động vốn trên thị trường quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-02-2016

    Ngành Hải quan phấn đấu thu vượt 2,2% dự toán NSNN
    2016 và những thách thức ngổn ngang cho ngành dệt may
    Việt Nam cần thận trọng với "bẫy" lao động gia công, lắp ráp
    Vì sao xuất khẩu gạo tăng đột biến?
    Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ nhiều khởi sắc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-02-2016

    Nhu cầu vốn đầu tư công trong trung hạn cần hơn 10.975 tỷ đồng
    Động lực mới từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ
    TPP là cơ hội để Việt Nam "lớn lên"
    Phút lặng của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
    Cải thiện môi trường kinh doanh: Không dừng lại!

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-02-2016

    Big C Thái Lan được bán với giá 3,5 tỷ USD
    Trung Quốc: Cảnh báo tình trạng "bong bóng" bất động sản
    "Ăn chắc, mặc bền" từ phân khúc nhà ở giá rẻ
    Ông Trần Ngọc Quang: BĐS Phú Quốc sẽ gặp nhiều thách thức
    Việt Nam xếp thứ 32 trong danh sách “những quốc gia tốt nhất”

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-02-2016

    2016-2020 chỉ tập trung đầu tư cho 9 KKT cửa khẩu trọng điểm
    Minh bạch hóa trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA
    Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm gần 100 tỷ USD
    Ngành thép EU Kêu cứu vì “người khổng lồ” Trung Quốc
    Apple đóng phạt 347 triệu USD tiền trốn thuế tại Ý

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  07-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-02-2016

    Những trăn trở của vị "tư lệnh" ngành thanh tra
    AEC là một cơ hội
    Bộ Công Thương: Không “bỏ ngỏ” bất kỳ thị trường nào
    BVSC: Việt Nam tiếp tục hút vốn ngoại nhờ AEC và TPP
    Ấn Độ thẩm tra tại chỗ vụ chống bán phá giá gỗ tấm Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-02-2016

    Sập mỏ vàng ở Nam Phi, hơn 100 người bị chôn vùi
    Ngân hàng Quân đội mở room cho khối ngoại lên 20%
    Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt các ngân hàng nhà nước Zimbabwe
    Ngân hàng AIIB chính thức bổ nhiệm nhóm lãnh đạo cấp cao
    Sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, công nghiệp sao đạt tăng trưởng 10%?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-2016

    Tân Hiệp Phát bị đe dọa tung 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường
    Tăng cường quản lý mặt hàng vôi, đá vôi xuất khẩu
    Đầu năm 2016, UBCKNN phạt kỷ lục 2 tỷ đồng vi phạm trên thị trường chứng khoán
    Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ TCty Lâm nghiệp Việt Nam - CTy cổ phần
    NHNN mua USD trở lại cho dự trữ ngoại hối

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-02-2016

    Tỉ phú Warren Buffett tăng đầu tư ngành dầu khí giữa lúc dầu giá rẻ
    Ấn Độ thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp sản xuất gỗ MDF của VN
    Chỉ 0,1% sản lượng dầu toàn cầu giảm khi giá thấp
    Những nhà đầu tư số 0
    275 mã tăng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng năm Ất Mùi