tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-2016

  • Cập nhật : 06/07/2016

George Soros: Brexit mở đường cho khủng hoảng tài chính

Việc người Anh quyết định ra khỏi EU (Brexit) đã "mở đường" cho khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự khủng hoảng 2007-2008.

Đây là phát biểu của "thiên tài bán khống" George Soros trước Nghị viện châu Âu tại Brussels hôm 30/6.

Nhà đầu tư Soros cho rằng khủng hoảng tài chính đang diễn ra với tốc độ chậm nhưng Brexit sẽ đẩy nhanh cuộc cuộc khủng hoảng này.
Soros, nhà quản lý tiền tệ, nổi tiếng nhờ vụ bán khống bảng Anh vào năm 1992. Khi đó, "thiên tài bán khống" đặt cược Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ phải phá giá nội tệ và rút đồng tiền này khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (EERM). Nhờ đó, ông đã kiếm được khoản lợi nhuận 1 tỷ USD trong vụ bán khống.
Gần đây, Soros đã cảnh báo về khả năng hạ cánh cứng của kinh tế Trung Quốc là "không thể tránh khỏi" với quan điểm rằng nền kinh tế tăng trưởng bằng các khoản nợ của Trung Quốc hiện giống với kinh tế Mỹ thời điểm trước khủng hoảng tài chính.
Hệ thống ngân hàng của châu Âu vẫn chưa hồi phục sau khủng hoảng tài chính và giờ là thời điểm hệ thống này “bị thử thách nghiệt ngã”, Soros nói.
Trước cuộc trưng cầu dân ý của Anh về đi hay ở lại EU, ông Soros đã cảnh báo bảng Anh có thể mất giá hơn 20% so với euro nếu Anh rời khỏi EU. Kết quả là bảng Anh rơi xuống mức thấp nhất 31 năm qua.
Quyết định của cử tri Anh nghĩa là “giả thiết về một cuộc khủng hoảng tài chính trở nên thực tế hơn", ông Soros tuyên bố. “Bảng Anh lao dốc, Scotland dọa tách khỏi Anh, và một số người ủng hộ Brexit đã bắt đầu nhận ra tương lai u ám mà nước Anh và bản thân họ phải đối mặt. Ngày cả các nhà đứng đầu chiến dịch vận động Brexit cũng đang rút lại những tuyên bố không thành thật về Brexit mà họ đưa ra trước cuộc trưng cầu dân ý”.
Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) đã bị tụt lại phía sau so với các khu vực khác trong quá trình hồi phục kinh tế sau khủng hoảng tài chính "vì những hạn chế về chính sách tài khóa. Giờ đây, eurozone đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng giảm tốc", Soros nói.
Mô tả những hành động của cực Thống đốc Fed Ben Bernanke trong khủng hoảng tài chính là "biện pháp đúng đắn", ông Soros cho rằng châu Âu đang mắc kẹt trong "bẫy giảm phát".
Soros thúc giục EU không nên "trừng phạt" cử tri Anh trong khi phớt lờ lo ngại pháp lý về những khiếm khuyết của khối. Các nhà lãnh đạo châu Âu nên nhận ra những sai lỗi của họ và thừa nhận thiếu sót dân chủ trong những thỏa thuận hiện nay.

IMF cảnh báo Anh có thể bị tổn thất tới 4,5% GDP vào năm 2019

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa lên tiếng cảnh báo GDP của Anh có thể tổn thất từ 1,5% đến 4,5% vào năm 2019 vì rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, tùy thuộc vào thỏa thuận thương mại mà nước này đạt được.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa lên tiếng cảnh báo GDP của Anh có thể tổn thất từ 1,5% đến 4,5% vào năm 2019 vì rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, tùy thuộc vào thỏa thuận thương mại mà nước này đạt được.
Trên báo Le Monde (Pháp) số ra ngày 4/7, bà Lagarde nói rằng có "bất ổn thực sự" xung quanh các điều kiện để London đạt được thỏa thuận thương mại với EU sau Brexit. 
Theo bà Lagarde, một thỏa thuận kiểu Na Uy sẽ là một lựa chọn "có lợi" và "hợp lý về mặt kinh tế" nhưng lựa chọn này sẽ "khó khăn về mặt chính trị bởi Anh vẫn phải tuân thủ các bổn phận của một nước thành viên EU như cho phép di chuyển tự do nhưng lại không có quyền."
Tổng Giám đốc IMF cũng nhận định kịch bản xấu nhất cho Anh sẽ là một nước phi thành viên EU theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong trường hợp đó, GDP của Anh sẽ bị tổn thất từ 1,5% đến 4,5% so với khi nước này vẫn còn ở trong liên minh. Tuy nhiên, bà Lagarde cho rằng hiện vẫn chưa có khung thời gian cho các cuộc thương lượng giữa Anh và EU nên "bất ổn" vẫn là từ khóa trong thời gian tới.
Việc Anh trở thành quốc gia thành viên đầu tiên quyết định rời khỏi EU đã khiến tâm lý lo ngại lan rộng và làm "bốc hơi" hơn 2.000 tỷ USD trên các thị trường chứng khoán toàn cầu ngày 24/6. 
Trước khi Anh tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc đi hay ở lại EU, IMF từng cảnh báo kinh tế Anh có thể sẽ suy giảm 0,8% trong năm 2017 nếu rời "mái nhà chung" EU. 

Hồi đầu tháng Sáu vừa qua, thể chế tài chính này cũng nhận định Brexit sẽ tác động tiêu cực tới hầu hết các nước EU có mối quan hệ thương mại và đầu tư gần gũi với Anh, trong đó phải kể đến Ireland, Cyprus, Malta, Hà Lan và Bỉ.(Vinanet)


Trung Quốc tạo ra phương pháp mới để đánh giá kinh tế mới

Trung Quốc đang nghiên cứu các phương pháp mới để đánh giá những đóng góp kinh tế từ các ngành công nghiệp được coi là một phần của "nền kinh tế mới", khác nhau, từ các công ty công nghệ sinh học đến các nhà bán lẻ trực tuyến, một quan chức cơ quan thống kê của Trung Quốc cho biết.

Sự gia tăng một số ngành công nghiệp mới và tăng trưởng cao đã mang lại những thách thức để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Xu Xianchuan cho biết dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi các công ty Internet đã đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, trong bình luận của website Shanghai Securities Journal
Các dịch vụ này được đánh giá thấp, dẫn đến số liệu GDP chính thức thấp hơn, ông cho biết thêm.
Bình luận của ông Xu do liệu GDP quý II của Trung Quốc công bố vào ngày 15/7. Sự xác thực của số liệu thống kê của Trung Quốc thường khơi lên nghi ngở bởi các nhà đầu tư.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% cho năm 2016, mặc dù một số nhà phân tích tin rằng mức tăng trưởng thực tế đã yếu hơn nhiều.(VITIC)

Nhật Bản: ước tính giá sản xuất công nghiệp giảm trong tháng 6

Dự báo lạm phát sản xuất của Nhật Bản giảm nhẹ trong tháng 6 so với quý trước, làm dấy lên nghi ngờ mâu thuẫn về việc đẩy mạnh in tiền sẽ thúc đẩy giá tăng lên mức mục tiêu lạm phát là 2%.
Dự báo số liệu được đưa ra sau khi tankan đưa ra chỉ số niềm tin kinh doanh giảm xuống trong quý II, tăng thêm áp lực cho BOJ phải đưa ra nhiều biện pháp kích thích để giảm bớt tổn thương do đồng yên gây ra.
Các công ty dự báo giá tiêu dùng sẽ tăng trung bình 0,7% so với năm ngoái, giảm 0,1 phần trăm điểm so với quý trước và còn cách xa với mức mục tiêu 2% của BOJ, kết quả của cuộc khảo sát về giá cho thấy vào ngày 4/7.
Cuộc khảo sát nhấn mạnh những thách thức mà BOJ phải đối mặt trong cố gắng để đạt được mục tiêu 2% bởi nền kinh tế ngập trong tiền mặt, do hy vọng rằng làm như vậy sẽ thúc đẩy các công ty và các hộ gia đình chi tiêu ngay bây giờ hơn là sau này với kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai.
"BOJ có thể sẽ phải cắt giảm dự báo lạm phát một lần nữa và có thể đưa ra trong tháng này," nhà kinh tế trưởng Mari Iwashita, tại SMBC Friend Securities cho biết.
"Nhưng thật khó để giải thích tại sao nới lỏng hơn nữa sẽ giúp nền kinh tế, khi lợi suất trái phiếu đã quá thấp," bà cho biết.
Thách thức đặt ra gay gắt bởi đồng yên tăng giá gây áp lực cho xuất khẩu và lạm phát yếu đã làm gia tăng kỳ vọng của thị trường rằng BOJ sẽ mở rộng gói kích thích tiền tệ tại cuộc họp tới vào ngày 28-29/7.
Cuộc khảo sát các doanh nghiệp của Tankan cho biết họ kỳ vọng giá tiêu dùng tăng hàng năm 1,1% ba năm kể từ bây giờ, không đổi so với dự báo trong tháng 3.
Trong thời gian năm năm, các công ty kỳ vọng giá tiêu dùng hàng năm tăng 1,1%, thấp hơn so với mức tăng 1,2% dự báo trong cuộc khảo sát trước đó.
BOJ hạ lãi suất âm trong tháng 2 trong chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của mình, theo đó nó in 80 nghìn tỷ yên (780,9 tỷ USD) một năm để mua trái phiếu chính phủ.
Như một kết quả của việc in tiền tích cực, hoặc tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi tại các tổ chức tài chính, tăng lên mức kỷ lục 404 nghìn tỷ yên vào cuối tháng 6, chiếm khoảng 80% nền kinh tế.
Nhưng chỉ số giá tiêu dùng lõi, ảnh hưởng của chi phí thực phẩm tươi sống biến động, giảm 0,4% trong tháng 5so với năm ngoái, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ khi BOJ triển khai chương trình mua tài sản rất lớn trong năm 2013.

Kỳ 1 tháng 6/2016: Xuất siêu đạt hơn 1,3 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2016 (tính từ ngày 1/6 đến 15/6) đạt được 14,38 tỉ USD, giảm 11,7% so với kỳ 2 tháng 5 năm 2016.

Tính đến hết ngày 15/6/2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 147,54 tỉ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015.

Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 6-2016 thâm hụt 285 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 6-2016 thặng dư hơn 1,36 tỷ USD.

Về xuất khẩu, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6-2016 đạt gần 7,05 tỷ USD, giảm 15,2% (tương ứng giảm hơn 1,26 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 5-2016. Tính đến hết ngày 15-6-2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt gần 74,45 tỷ USD, tăng 5,8% (tương ứng tăng hơn 4,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Trong nửa đầu tháng 6-2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm so với nửa cuối tháng 5 năm 2016 chủ yếu do giảm kim ngạch của một số mặt hàng như điện thoại và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị, dụng cụ; gỗ và các sản phẩm gỗ, giầy dép các loại, v.v...Tuy nhiên lại chỉ có một số ít nhóm hàng có kim ngạch tăng so với nửa cuối tháng 5-2016 như: đá quý, kim loại và sản phẩm tăng 19,4% tương ứng tăng 8 triệu USD; cao su tăng 20,2% tương ứng tăng 7 triệu USD; ...

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt hơn 4,93 tỷ USD, giảm 14,2% (tương ứng giảm 814 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 5-2016. Như vậy, tính đến hết ngày 15-6-2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 52,04 tỷ USD, tăng 9% tương ứng tăng gần 4,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6-2016 đạt hơn 7,33 tỷ USD, giảm 8,1% ( tương ứng giảm 650 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 5. Tính đến hết ngày 15-6-2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 73,09 tỷ USD, giảm 1,7% (tương ứng giảm hơn 1,23 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 6-2016 giảm so với nửa cuối tháng 5-2016 chủ yếu ở một số mặt hàng sau: xăng dầu; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải các loại; điện thoại và linh kiện giảm ....

Một số ít nhóm hàng có chiều hướng kim ngạch tăng như: thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng; chế phẩm thực phẩm khác; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng....

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 6-2016 đạt gần 4,16 tỷ USD, giảm 8,1% (tương ứng giảm 366 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 5-2016. Như vậy, tính đến hết ngày 15-6-2016 kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 42,94 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng giảm hơn 1,27 tỷ USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-2016

    Còn nhiều “không gian” chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ
    Chỉ số PMI dịch vụ Trung Quốc tăng lên đỉnh 11 tháng
    Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sụt giảm
    Giá gạo Việt Nam giảm khi vào vụ thu hoạch mùa
    Đã xuất hơn 10 tấn vải thiều sang Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-07-2016

    Khoảng 20.000 dòng hàng đã được áp mã hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành
    ECB giới thiệu tờ 50 euro mới nhằm chống nạn tiền giả
    Gỗ ghép thanh XK có thuế suất 20%
    6 tháng HNX huy động hơn 200.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Sắp kiểm tra 100% lô hàng cá tra xuất khẩu vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2016

    Lạm phát của Australia tăng 0,6% trong tháng 6
    Nhật Bản: hoạt động ngành dịch vụ giảm trong tháng 6
    Ấn Độ có thể thay đổi giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng thép
    Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn London
    CII khởi động đàm phán với một quỹ đầu tư Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-2016

    Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng lên 4,03 tỷ euro trong 6 tháng đầu năm 2016
    Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm 2,4% trong tháng 6
    Hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc trong quý 3 cao hơn 79%
    Hàn Quốc đặt mục tiêu đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 37 tỷ USD vào năm 2020
    New Zealand: niềm tin kinh doanh lạc quan tăng trong quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-2016

    Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: “Miếng bánh” của “khách”?
    Hơn 5.000 con cá sấu không có đầu ra
    Xuất khẩu thủy sản đạt 3,07 tỷ USD
    Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định TPP vào cuối năm 2016
    ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-2016

    Rời châu Âu sẽ khiến Anh ngập trong nợ
    Gần 200 hạ nghị sĩ Mỹ ủng hộ bỏ giám sát cá tra Việt Nam
    Tăng trưởng kinh tế của Saudi Arabia trong quý 1 ở mức thấp nhất 3 năm
    Viglacera sẽ lập liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng tại Cuba
    Lô bánh trung thu đầu tiên đi Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-2016

    Giá lương thực sẽ duy trì vững trong thập kỷ tới
    Cá tra sắp được giao dịch trên internet
    Giá tỏi tại Trung Quốc vẫn ở mức cao
    Thất nghiệp của Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%, dự kiến tiếp tục tăng vào tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-07-2016

    Lượng thép nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm nay
    Mua bạc được đánh giá tốt hơn vàng
    Tổng tài sản của TPBank đạt trên 83.200 tỷ đồng trong 6 tháng
    Thị trường chứng khoán Việt Nam: Brexit chỉ là "dư chấn" nhỏ
    BĐS: Thị trường bán lẻ Hà Nội hoạt động ế ẩm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-2016

    Triều Tiên bán quyền đánh cá cho Trung Quốc giá 30 triệu USD
    8.400 tỷ đồng làm tuyến tàu điện một ray số 3 của TP HCM
    BIDV chính thức được Myanmar cấp phép thành lập chi nhánh 85 triệu USD
    Đồng bảng trượt xuống mức thấp kỷ lục mới trong 31 năm so với đồng USD
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-2016

    Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh
    Người Trung Quốc rục rịch “đổ bộ” sang Anh sắm đồ hiệu
    CHUYÊN GIA KINH TẾ LÊ ĐĂNG DOANH: Hãy ra nước ngoài đầu tư nếu trong nước không tạo điều kiện
    Sau 5 năm, nợ công tăng gần 1 triệu tỉ đồng