Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: “Miếng bánh” của “khách”?
Hơn 5.000 con cá sấu không có đầu ra
Xuất khẩu thủy sản đạt 3,07 tỷ USD
Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định TPP vào cuối năm 2016
ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5
Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-2016
- Cập nhật : 05/07/2016
Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đã có sự giảm nhẹ (0,1%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,17 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, một trong những nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ những tháng đầu năm giảm mạnh. Trung bình mỗi năm, sản phẩm dăm xuất khẩu đạt khoảng 3,4 – 4 triệu tấn, với giá trị khoảng 850 triệu USD.
Kể từ khi Thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế có hiệu lực từ 1/1/2016; trong đó điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dăm gỗ từ 0 lên 2%, các khách hàng thấy vậy giảm giá mua, từ 8-10 USD/tấn, đồng thời giảm luôn cả số lượng.
“Hiện các tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái… tồn đọng khoảng 1 triệu tấn dăm gỗ, sắp trở thành mùn bỏ đi do không bán được. Xuất khẩu dăm gỗ chủ yếu sang Trung Quốc, mà khi Trung Quốc đã không mua thì coi như thôi”, ông Nguyễn Tôn Quyền nói.
Nguyên nhân thứ hai được ông Nguyễn Tôn Quyền đưa ra là sản phẩm bàn ghế ngoài trời (sản phẩm xuất khẩu sang EU là chính) năm nay xuất khẩu cũng giảm so với mọi năm.
Trước việc ảnh hưởng của Anh khi rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), ông Nguyễn Tôn Quyền đánh giá, mỗi năm Anh nhập khẩu khoảng 100 triệu USD đồ gỗ Việt Nam. Do đó, Brexit sẽ làm đồ gỗ xuất khẩu sang Anh giảm không đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề tỷ giá sẽ tác động mạnh bởi đồng bảng Anh giảm và đồng Euro giảm.
“Vấn đề là giá xuất khẩu sang EU cũng sẽ bị giảm bởi tỷ giá các đồng tiền khác mất giá. Theo đánh giá, giá đồ gỗ xuất sang EU sẽ mất khoảng từ 5-7% so với hiện tại”, ông Nguyễn Tôn Quyền nhận định.
Tùy từng mặt hàng, giá gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU dao động từ 1.200 – 1.800 USD/công (28-30 m3/công). Như vậy kim ngạch mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang thị trường này sẽ bị giảm mạnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là ba thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và chiếm gần 68% tổng giá trị xuất khẩu. EU là thị trường lớn thứ tư của Việt Nam trong tiêu thụ các mặt hàng gỗ.
Tính riêng về các đồ gỗ (HS 94), EU là thị trường quan trọng thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Bốn mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng.(Vinanet)
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh
Riêng tháng 5/2016 giá trị xuất khẩu đạt 275 nghìn USD, tăng gần 39% so với tháng 5/2015. Australia hiện chiếm 1,1% tỷ trọng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam và là thị trường đứng thứ 8 về nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam. Đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng đạt cao nhất trong top 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu mực, bạch tuộc.
Trong quý I/2016, tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc của Australia đạt 24,52 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm 5% so với quý trước đó. Khối lượng mực, bạch tuộc nhập khẩu của Australia trong quý 1/2016 đạt 5.808 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm so với quý trước đó. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường này, tiếp đến là Malaysia và Thái Lan.
Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 6 về khối lượng xuất khẩu sang Australia.
Trong quý 1/2016, Việt Nam xuất khẩu với khối lượng đạt 213 tấn mực, bạch tuộc, tăng mạnh so với 123 tấn của quý 1/2015 nhưng lại giảm so với mức 286 tấn của quý 4/2015.
Australia có xu hướng nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu về tiêu thụ trong nước hơn là nhập khẩu về sau đó gia công chế biến để tái xuất khẩu. Do vậy, xuất khẩu mực, bạch tuộc của nước này hiện vẫn còn khiêm tốn. Trong quý 1/2016, Australia xuất khẩu 18 tấn mực, bạch tuộc, trị giá 55 nghìn USD.
Người Trung Quốc rục rịch “đổ bộ” sang Anh sắm đồ hiệu
Tại Hồng Kông, các công ty bán lẻ trang sức như Chow Tai Fook và Sa Sa hiện cũng đang trầy trật vì sự suy giảm doanh số do ảnh hưởng từ sự mất giá của Nhân dân tệ so với Đôla Hồng Kông.
CHUYÊN GIA KINH TẾ LÊ ĐĂNG DOANH: Hãy ra nước ngoài đầu tư nếu trong nước không tạo điều kiện
Ngày 3-7, tại hội thảo DN Việt tranh cơ tránh nguy như thế nào do group Quản trị và Khởi nghiệp tổ chức, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu như trên. Theo ông, DN ủng hộ nỗ lực cải cách mạnh mẽ của Chính phủ như cắt giảm các giấy phép không cần thiết, một năm chỉ nên kiểm tra, thanh tra một lần chứ không phải DN nào càng thành công thì thanh tra càng nhiều…
Theo ông Doanh, hiện người Thái tràn vào Việt Nam nhiều thì DN Việt cũng bắt đầu đầu tư ở Singapore, Thái Lan. Ông cho rằng nếu môi trường đầu tư Việt Nam không thuận lợi thì các DN Việt sẽ sang Singapore vì ở nước này, chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ và với 2 USD là thành lập được công ty ngay. “Có nhiều DN hỏi tôi có nên ra nước ngoài đầu tư không? Tôi nói nếu trong nước không sẵn sàng tạo điều kiện, đòi hỏi quá nhiều thì hãy ra nước ngoài” - ông Doanh nhấn mạnh và lấy dẫn chứng từ thành công của Công ty Gạo C.M khi đầu tư ở Singapore.
Sau 5 năm, nợ công tăng gần 1 triệu tỉ đồng
Dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2014 lên đến gần 86 tỉ USD, tương đương 1,8 triệu tỉ đồng. Đây là tổng số tiền mà Chính phủ đi vay cả trong và ngoài nước.
Sau 1 năm trễ hẹn, Bộ Tài chính vừa công khai bản tin số liệu nợ công của Chính phủ.
Cụ thể, theo bản tin số liệu nợ công lần thứ 4 vừa được Bộ Tài chính công khai, dư nợ Chính phủ trong 5 năm qua - từ năm 2010 đến 2014 - đã tăng thêm hơn 936,6 nghìn tỉ đồng.
Cuối năm 2010, tổng dư nợ Chính phủ là gần 47 tỉ USD, tương đương hơn 889 nghìn tỉ đồng. Đến cuối năm 2014, dư nợ Chính phủ đã tăng khoảng 105%, tương đương 85,9 tỉ USD, khoảng 1,8 triệu tỉ đồng.
Trong 5 năm qua, tổng trả nợ cũng tăng lên tương ứng với dư nợ. Năm 2010, tổng trả nợ là hơn 4,7 tỉ USD, tương ứng với 87 nghìn tỉ đồng. Đến cuối năm 2014, tổng trả nợ 12,2 tỉ USD, tương ứng với 260,8 nghìn tỉ đồng.
So với GDP, dư nợ của Chính phủ năm 2014 tương đương 46,4% GDP. Tuy nhiên, con số mới nhất được Bộ Tài chính vừa cập nhật tính tới ngày 31-12-2015, ước tính dư nợ Chính phủ lên tới 50,3% GDP.
Trong khi đó, giới hạn trần nợ cho phép giai đoạn năm 2011-2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua thì nợ Chính phủ không quá 50% GDP.
Như vậy, so với mức trần, nợ Chính phủ trong năm 2015 đã vượt trần 0,3%.