Khoảng 20.000 dòng hàng đã được áp mã hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành
ECB giới thiệu tờ 50 euro mới nhằm chống nạn tiền giả
Gỗ ghép thanh XK có thuế suất 20%
6 tháng HNX huy động hơn 200.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Sắp kiểm tra 100% lô hàng cá tra xuất khẩu vào Mỹ
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-2016
- Cập nhật : 06/07/2016
Giá lương thực sẽ duy trì vững trong thập kỷ tới
Trong báo cáo triển vọng nông sản hàng năm, Tổ chức nông lương liên hợp quốc và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho biết, tiêu thụ lương thực sẽ bị hạn chế bởi tăng trưởng kinh tế khiêm tốn, dân số tăng chậm hơn và xu hướng hộ gia đình chủ yếu chi tiêu cho những mặt hàng phi thực phẩm, bao gồm ở các nước đang phát triển.
Dự báo 10 năm củng cố quan điểm cho rằng, hàng hóa nông sản đang nổi lên từ giá cả biến động mạnh và căng thẳng nguồn cung giai đoạn 2007/08, do tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu sút kém, hạn chế nhu cầu.
Đối với cây trồng, năng suất tăng sẽ chiếm 80% tăng trưởng sản lượng, số còn lại đến từ việc mở rộng diện tích, đặc biệt tại Brazil và Argentina.
Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng tiêu thụ, do dân số gia tăng và chi tiêu bình quân đầu người tăng cao.
Điều này sẽ cắt giảm số lượng người thiếu ăn xuống 8% trong tổng dân số toàn cầu, hoặc 650 triệu người, trong năm 2025 từ 11%, hoặc gần 800 triệu người.
Các nước đang phát triển, như các nước phát triển, sẽ tiêu thụ đường, dầu và chất béo tăng nhanh hơn các loại ngũ cốc và protein, do người dân tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến, FAO và OECD cho biết.
Cũng tiếp tục có sự thay đổi trong nhu cầu tại nền kinh tế đang phát triển đối với chất đạm động vật như thịt, cá và sản phẩm sữa, dẫn đến giá gia súc tăng cao và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi so với các loại ngũ cốc chủ yếu.
Tiêu thụ cá bình quân đầu người tại các nước phát triển, ngoại trừ châu Phi hạ Sahara, vượt các nước phát triển vào năm 2025. Điều này sẽ dẫn đến cá được chế biến bởi nuôi trồng thủy sản vượt lượng cá đánh bắt.
Xuất khẩu nông sản sẽ vẫn thống trị bởi một nhóm các nước nhỏ, với một số hàng hóa dự báo sẽ phụ thuộc vào một nước với hơn 40% nguồn xuất khẩu trong năm 2025, như đường và đậu tương Brazil, FAO và OECD cho biết.(Vinanet)
Cá tra sắp được giao dịch trên internet
Giá tỏi tại Trung Quốc vẫn ở mức cao
Theo Steven Zhou thuộc Besway Goup cho biết: “Kể từ tháng 1 cho đến tận tháng 5, chúng tôi hầu như không nhận được đợt đặt hàng nào đối với mặt hàng tỏi. Kể từ tháng 6, bắt đầu có những đơn đặt hàng mới. Trên thị trường nội địa, các nhà kinh doanh nhỏ và trung vẫn dự trữ tỏi. Dữ liệu từ Thanh tra và Dịch vụ kiểm dịch Trung Quốc (SIQS) chỉ ra rằng tổng sản lượng tỏi xuất khẩu trong năm nay giảm 40%. Sản lượng tỏi thu hoạch đã giảm 15%, do điều kiện thời tiết, tuy nhiên điều này không bù đắp được sự suy giảm nhu cầu”.
“Kể từ tháng này, tỏi sẽ phải chuyển vào kho lạnh. Nếu đơn đặt hàng không tăng, có thể phải bán với số lượng lớn. Đối với các nhà kinh doanh, đây là một thuận lợi để bán tỏi trước khi tỏi được chuyển vào kho lạnh, và điều này sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho. Tỏi hiện đang được bán với mức 10 NDT/kg – đạt mức đỉnh điểm thời gian này của năm”.
“Một số nhà kinh doanh lớn không đầu tư và dự trữ tỏi mới. Có thể họ không kỳ vọng giá sẽ tăng nhiều. Phần lớn tỏi được các nhà kinh doanh nhỏ thu mua, họ đã mua trực tiếp từ các trang trang. Họ nắm giữ khoảng từ 100 đến 1.000 tấn tỏi. Những nhà kinh doanh nhỏ có thể bị tác động bởi giá cả thị trường. Điều này thật mạo hiểm, nếu giá thị trường bắt đầu đi xuống, các nhà kinh doanh sẽ cảm thấy việc bán đi là tốt hơn cả, mà gửi vào kho giá sẽ sụt giảm. Các nhà kinh doanh lớn không đầu tư, bởi vì họ đang kỳ vọng giá đi xuống”.
“Tỏi Tây Ban Nha được bán hầu ở khắp châu Âu. Các lục địa châu Âu sẽ bắt đầu nhập khẩu tỏi từ Trung Quốc. Chúng tôi đã nhận được đơn hàng đầu tiên từ Anh. Năm nay chúng tôi có một khách hàng lớn từ Indonesia. Nhu cầu từ Indonesia và các quốc gia khác với phần lớn là dân Đạo hồi bao gồm Philippine, Bangladesh và Pakistan, sẽ nghỉ sau lễ Ramadhan. Tôi đề nghị các khách hàng của tôi, nếu họ có thể chuyển nhanh tỏi về thị trường của mình, họ có thể tiếp tục đặt những đơn hàng. Nếu họ thường tích trữ tỏi, tốt nhất đợi hai tuần nữa xem giá sẽ diễn biến như thế nào”.
Thất nghiệp của Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm
Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%, dự kiến tiếp tục tăng vào tháng 7
Chỉ số tiêu dùng CPI tháng 6 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn cả nước trong tháng 6 vẫn tiếp tục đà tăng cao đã bắt đầu từ tháng trước, tăng 0,46% so với tháng 5. Có 10/11 nhóm hàng đã tăng giá và lực đẩy lớn nhất đến từ nhóm giao thông, lần lượt tới nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,55%), hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,21%), văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,18%)… Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Về nguyên nhân làm tăng CPI 6 tháng đầu năm, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, từ giữa tháng 3, giá xăng dầu thế giới bắt đầu tăng trở lại khiến giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng 6 đợt làm xăng tăng 920 đồng/lít, dầu diezen tăng 880 đồng/lít đã làm CPI tăng 0,27%. Tiếp đến là nhóm thực phẩm tăng 0,36% do tháng 5 xảy ra vụ cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung dẫn đến tâm lý người tiêu dùng lo ngại cá nhiễm độc nên chuyển sang tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm khiến giá tăng. Cạnh đó, do thời tiết khô hạn kéo dài và tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Trung và miền Nam đã gây thiệt hại diện tích rau trồng trên diện rộng nên giá rau tăng cao. Trong khi trước đó, tháng 2/2016 xảy ra rét đậm trên toàn miền Bắc đã ảnh hưởng đến giá rau tươi, giá rau xanh tăng tới 15 - 20%.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 6/2016 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, lạm phát cơ bản so với cùng kỳ năm trước tăng 1,8%.
Trong tháng 6, CPI tại tất cả các địa phương đều tăng so với tháng 5. Nhiều tỉnh thành có mức tăng cao hơn số bình quân cả nước. Chẳng hạn như TPHCM tăng 0,8%; Vĩnh Long, Cần Thơ tăng 0,63%; Đà Nẵng tăng 0,58%...
Dự báo CPI tháng 7, Vụ Thống kê giá cho biết sẽ tăng nhẹ so với tháng 6, do một số yếu tố như: giá thực phẩm tăng; giá xăng dầu tăng nhẹ do giá dầu diezel tăng; giá vật liệu xây dựng tăng; giá nước sinh hoạt tăng; kỳ thi cao đẳng, đại học diễn ra trên toàn quốc; đồng thời, tháng 7 là tháng du lịch nên tác động đến giá các mặt hàng dịch vụ tăng.(Vinanet)