Tập đoàn dược phẩm Ấn Độ bưng bít kết quả thử nghiệm thất bại
Nuôi con bằng sữa mẹ, toàn cầu tiết kiệm 300 tỉ USD/năm
Singapore dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài vào VN tháng 1-2016
Masan Consumer Holdings có giá gần 4,2 tỉ USD
Nợ thuế vẫn tăng cao
Tin kinh tế đọc nhanh 29-01-2016
- Cập nhật : 29/01/2016
Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 1,3 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong tháng 1/2015, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,334 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, tổng vốn đăng ký mới là 1,011 tỷ USD bao gồm 127 dự án mới.
Tính đến ngày 20/1, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 lĩnh vực trong tháng 1. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 905,14 triệu USD, chiếm đến 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký tháng này.
Với một dự án lớn có số vốn là 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai về tổng số vốn đầu tư. Trong tháng này, Berjaya Berhad (Malaysia) đã liên doanh với Công ty TNHH một thành viên xổ số điện toán Việt Nam đầu tư dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam. Với dự án này, nhà đầu tư Malaysia sẽ kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán, bao gồm xổ số tự chọn số theo ma trận, xổ số tự chọn số theo dãy số, xổ số tự chọn số quay số nhanh và xổ số tự chọn số điện toán.
Về đối tác, Singapore dẫn đầu với tổng vốn 295,47 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn vào Việt Nam. Tiếp theo là Malaysia (243,57 triệu USD), Trung Quốc (179,51 triệu USD).
Trong tháng 1 ngoài dự án xổ số nói trên, hai dự án có tổng vốn đầu tư lớn khác là dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do công ty TNHH Maple (Singapore) đầu tư số vốn 110 triệu USD tại Bắc Ninh và dự án nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology Bắc Giang đầu tư.
Chen nhau đầu tư thị trường viễn thông Myanmar
au nhiều thập niên bị cô lập, ngành viễn thông Myanmar đang trong thời kỳ mở cửa nên trở thành thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài.
Gần nhất là có đến bảy công ty nước ngoài tham gia đấu thầu giành giấy phép thứ tư về kinh doanh viễn thông tại Myanmar.
Theo Reuters, ông Chit Wai thuộc Bộ Truyền thông và công nghệ thông tin Myanmar (MCIT) cho biết công ty giành chiến thắng sẽ có giấy phép trong 15 năm và có thể sẽ được gia hạn thêm ít nhất 10 năm.
Tuy nhiên khác với Ooredoo (của Qatar) và Telenor (Na Uy) - hai công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong ngành viễn thông ở Myanmar, công ty chiến thắng lần này sẽ phải gia nhập liên doanh gồm 11 công ty công nghệ địa phương ít tiếng tăm.
Do vậy đây là một thách thức lớn với bên chiến thắng vì các công ty viễn thông địa phương bị đánh giá còn non kém và các thủ tục pháp lý bị cho là còn nhiều rắc rối.
Hiện tại, viễn thông Myanmar đang hoạt động với ba nhà mạng chính: Viễn thông Myanmar (MPT) hợp tác cùng KDDI Corp và Sumitomo Corp (Nhật Bản) với 18 triệu thuê bao, Telenor có 12 triệu thuê bao, còn Ooredoo kiếm được 5,8 triệu thuê bao.
Đừng nghĩ thị trường Myanmar dễ xâm nhập
Tuy nhiên, đừng bao giờ hy vọng với một vài chuyến đi khảo sát là có ngay những hợp đồng, có ngay các thương vụ làm ăn. Nếu đi chớp nhoáng, không có điều tra khảo sát nghiên cứu để có cách làm phù hợp thì sẽ không khai thác được tiềm năng này.
Trên đây là chia sẻ của ông Đào Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Myanmar, tại hội thảo về thị trường Myanmar do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) vừa tổ chức.
Một số ý kiến khác tại hội thảo cho biết hiện ở Myanmar phân khúc hàng bình dân vẫn chiếm phần lớn. Họ ưu tiên mua sắm những mặt hàng dùng trong gia đình, chẳng hạn như hàng may mặc. Những mặt hàng có giá dưới 5 USD được tiêu thụ nhiều. Đồng thời, nhiều người Myanmar thích mua hàng có rút thăm trúng thưởng, khuyến mãi...
Ông Tâm lưu ý thêm, do mới mở cửa nên ở lĩnh vực thương mại, chính phủ Myanmar chưa cho nước ngoài được buôn bán trực tiếp. Từ đó thị trường bán lẻ và bán buôn hiện chỉ có DN Myanmar kinh doanh nên các DN Việt phải hợp tác với các công ty địa phương. Mặt khác, hàng Việt bị cạnh tranh gay gắt với hàng Thái và Trung Quốc do họ ở gần Myanmar hơn.
Mặt khác, thị trường Myanamar thiếu nhiều thứ nhưng điều này không có nghĩa là DN Việt đem cái gì qua đó bán cũng được. DN muốn thâm nhập thị trường này phải tích cực đánh giá, tích cực khảo sát, chuẩn bị kỹ.
Nhập siêu ngành nhựa giảm 750 triệu USD do giá dầu giảm
Ngày 27-1, Hiệp hội nhựa VN (VPA) cho biết năm 2015, nhập siêu của ngành nhựa chỉ còn ở mức 3,54 tỉ USD, giảm khoảng 750 triệu USD (tương ứng 17,5%) so với năm 2014.
Theo VPA, dù xuất khẩu đạt 2,405 tỉ USD trong năm 2015, tăng 12,4% so với năm trước đó, nhưng ngành nhựa cũng phải chi đến 5,949 tỉ USD để nhập khẩu 3,82 triệu tấn chất dẻo các loại để làm nguyên liệu sản xuất.
Trong năm 2015, ba loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu chính là PE, PP và PVC đều có mức giá giảm lần lượt là 20%,25% và 21% so với năm 2014 do giá dầu liên tục giảm sâu, khiến lượng nguyên liệu nhập khẩu dù tăng 12,6% về lượng, nhưng lại giảm 5,8% về mặt trị giá so với năm trước đó.
Hiện Arab Saudi, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore là các thị trường cung cấp nguyên liệu chất dẻo chính cho VN, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc hiện chiếm 8% trong tổng giá trị nhập khẩu.
VPA cũng cho biết thêm PE và PP tiếp tục là hai loại nguyên liệu được nhập khẩu lớn nhất hiện nay, chiếm tới 53,45% trong tổng lượng nguyên liệu chất dẻo cần nhập khẩu của VN, tăng xấp xỉ 5,5% so với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu toàn ngành.
Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen và các đồng nghiệp để ngỏ thay đổi trong triển vọng kinh tế năm nay và khả năng tăng lãi suất. Ít có khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới đây.