tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-2016

  • Cập nhật : 28/01/2016

Trung Quốc cáo buộc tỷ phú Soros “tuyên chiến với đồng NDT”

ty phu george soros, mot nha dau tu noi tieng - anh: getty images

Tỷ phú George Soros, một nhà đầu tư nổi tiếng - Ảnh: Getty Images


Ngày 27-1, truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng thanh chỉ trích dữ dội tỷ phú George Soros đã “tuyên chiến với đồng nhân dân tệ” khi đưa ra nhiều nhận định tiêu cực về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, tỷ phú Soros - nhà đầu tư nổi tiếng với tổng tài sản lên tới 24,5 tỷ USD - phát biểu trên kênh Bloomberg TV rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách trong thời gian tới.

Tuần trước, chính quyền Trung Quốc xác nhận tăng trưởng nước này sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Tỷ phú Soros dự báo Trung Quốc sẽ không tránh được nguy cơ “hạ cánh cứng” (một nền kinh tế chuyển rất nhanh từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, áp sát ngưỡng suy thoái).

Ông Soros chỉ ra rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chịu áp lực lớn từ giảm phát và núi nợ khổng lồ.

Ông cũng đánh giá chính quyền Trung Quốc đã quá chần chừ, không kịp thời chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phụ thuộc vào xuất khẩusang phụ thuộc vào tiêu thụ nội địa.

Những nhận định của ông Soros được đưa ra trong đúng thời điểm đồng nhân dân tệ đang lao đao do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Đến nay Bắc Kinh đã chi hàng trăm tỷ USD để bảo vệ sự ổn định của đồng NDT.

Do đó, trước những dự báo bi quan của ông Soros, một nhà đầu tư có ảnh hưởng toàn cầu, lập tức truyền thông Trung Quốc giãy nảy. Tân Hoa xã cáo buộc ông Soros và các nhà đầu tư phương Tây có ý đồ reo rắc sự hoảng loạn để kiếm lợi.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng chính phương Tây làm nền kinh tế thế giới hỗn loạn. Còn Nhân Dân nhật báo chỉ trích ông Soros “công khai tuyên chiến với đồng NDT”.

Một quan chức chính phủ Trung Quốc khẳng định: “Cú đòn của Soros đánh vào đồng NDT sẽ thất bại”.

Giới quan sát nhận định phản ứng quá dữ dội của truyền thông chính thống Trung Quốc đối với ông Soros có thể dẫn tới tác dụng ngược, khiến giới đầu tư lo ngại thêm về tình trạng của nền kinh tế nước này. Và cũng không chỉ có mình ông Soros đưa ra dự báo bi quan về Trung Quốc.

Phần lớn các nhà kinh tế thế giới đều cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2016.

Các chuyên gia quốc tế cũng cho rằng Bắc Kinh tô hồng số liệu tăng trưởng kinh tế để trấn an dư luận, chức thực tế GDP Trung Quốc chỉ vào khoảng 5%.

Hồi tháng 8-2014, Trung Quốc phá giá đồng NDT một cách bất ngờ để kích thích xuất khẩu do nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn.

Động thái đó đã khiến thị trường thế giới chao đảo. Những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục kéo dài sang năm 2016, khiến các thị trường chứng khoán thế giới mất 3.000 tỷ USD trong tuần đầu tiên của năm mới.


PVN đấu thầu hợp đồng dầu khí 300 triệu USD ngoài khơi Ấn Độ

Theo các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn AmInvestment có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 27/1, Công ty dịch vụ dầu khí Malaysia SapuraKencana và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đang cùng chung đấu thầu hợp đồng xây dựng giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển phía Tây của Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu trích dẫn một báo cáo từ tạp chí dầu khí Upstream cho biết hợp đồng trên có trị giá lên đến 300 triệu USD về xây dựng giàn khoan xử lý dầu và các thiết bị khác cho dự án Neelam của Tập đoàn dầu khí Ấn Độ.

Phạm vi thiết bị cho dự án Neelam gồm một giàn khoan xử lý dầu mới với phần nổi trên mặt nước có trọng lượng khoảng 5.500 tấn và là cầu nối liên kết với giàn khoan hiện có, hai giàn khoan đầu giếng mới cùng với ba công trình cấu trúc kẹp khác.

AmInvestment cho biết việc đạt được hợp đồng theo đề xuất nói trên phụ thuộc vào sự đồng ý của PetroVietnam và Chính phủ Việt Nam cùng một số điều khoản liên quan khác.


Có thêm dự án xổ số, vốn FDI tháng 1/2016 gấp đôi cùng kỳ năm trước

Trong tháng 1 năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 1,334 tỷ USD, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Đó là thông tin vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra khi đánh giá về tình hình thu hút vốn FDI tháng đầu năm 2016.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/01/2016, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Các doanh nghiệp FDI xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 9,745 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 70,6% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong tháng 1 năm 2016 đạt 8,15 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong tháng 1 năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 1,595 tỷ USD.

Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/1/2016 cả nước có 127 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,011 tỷ USD, tăng 157,9% so với cùng kỳ năm 2015. Đến 20/01/2016, có 56 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 323,41 triệu USD, tăng 19,2 % so với cùng kỳ năm 2015.

Trong tháng 1 năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 905,14 triệu USD, chiếm đến 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng 1.

Với 1 dự án lớn tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Sản xuất phân phối điện, nước với 1 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 59,22 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tháng 1 năm 2016 có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 295,47 triệu USD, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam;

 Đơn vị: Triệu USD

Đơn vị: Triệu USD

Malaysia đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,57 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 179,51 triệu USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư.

Trong tháng 1 năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 29 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 15 dự án cấp mới và 7 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,51 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư.

Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 183 triệu USD, chiếm 13,7%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 163,43 triệu USD chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.

Trong số các dự án lớn, đáng chú ý nhất là dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam, tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty TNHH một thành viên xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đầu tư tại Hà Nội.

Ngoài ra là dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do công ty TNHH Maple (Singapore) với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh. Dự án nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology Bắc Giang đầu tư tại Bắc Giang.


Tuyến metro số 2 Tp.HCM đội vốn 700 triệu USD

tuyen metro so 2 tp.hcm doi von 700 trieu usd

Tuyến metro số 2 Tp.HCM đội vốn 700 triệu USD


Tuyến metro số 2 của Tp.HCM có tổng vốn đầu tư dự toán hiện nay lên tới gần 2,1 tỷ USD, thay vì 1,3 tỷ như phê duyệt ban đầu...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu UBND Tp.HCM rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạnBến Thành - Tham Lương.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, tổ chức thẩm định theo đúng quy định pháp luật và chịu trách nhiệm xây dựng Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh dự án.

UBND Tp.HCM vay lại 100% vốn ODA bổ sung, ngân sách thành phố tự thu xếp vốn đối ứng bổ sung cho dự án.

Theo UBND Tp.HCM, dự án xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có tổng chiều dài 11,322km: gồm 9,315km đi ngầm, 0,232km chuyển tiếp, 0,778km đi trên cao và 0,997km nối vào depot Tham Lương với diện tích 25ha. Tổng mức đầu tư là 26.116 tỷ đồng, tương đương 1,374 tỷ USD. Thời gian thực hiện từ năm 2010 đến 2018.

Tuy nhiên, theo tính toán của tư vấn cũng như thông qua các đợt kiểm tra tình hình thực hiện dự án của các nhà tài trợ vào tháng 3/2015 và tháng 7/2015, tổng mức đầu tư dự án hiện nay là 2,074 tỷ USD, tăng khoảng 51% tương đương khoảng 700 triệu USD, so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, chưa bao gồm hạng mục nhà ga Bến Thành và chi phí chuẩn bị vận hành và bảo dưỡng.

Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị Tp.HCM, tổng mức đầu tư dự án tuyến metro số 2 tăng có một số nguyên nhân như tăng 239,98 triệu USD (17,5%) do trượt giá và lạm phát trong 5 năm (2010 - 2015), nguyên vật liệu và tiền lương tăng; tăng 460,32 triệu USD ( 33,5%) do tối ưu hóa thiết kế, bổ sung khối lượng...


Không được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ vất vả khi hội nhập

Tại buổi gặp mặt báo chí ngày 27-1, ông Lê Cự Tân chủ tịch Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) cho biết thuế công ty đã kiến nghị lên Chính phủ về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) với phân bón nhưng không được chấp thuận. 

Hằng năm tổng công ty có khoảng gần 400 tỉ đồng là tiền các loại phí đầu vào không được khấu trừ. Ở góc độ nào đó trong xu thế hội nhập hàng ngoại... sẽ tràn vào thị trường nội khi thuế nhập khẩu hàng hóa về 0%. Điều này đồng nghĩa với việc hàng nội sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại.

Cụ thể, khi sản phẩm nhập khẩu tràn vào có thuế suất bằng 0% trong khi doanh nghiệp Việt lại không được khấu trừ.  Theo chủ tịch PVFCCo, năm qua công ty vẫn còn chịu nhiều khó khăn từ việc cung nhiều hơn cầu. Hơn nữa vấn đề tỉ giá thay đổi khiến ngoại tệ tăng cao và phân bón giả tiếp tục hoành hành. Vậy nên những khó khăn này còn thường trực trong năm 2016.

Cuối năm 2015 chính Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã nói Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục