tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-2016

  • Cập nhật : 25/06/2016

Nhiều ngân hàng Anh mất 30% vốn hóa sau nửa giờ

Mở cửa phiên hôm nay, các thị trường lớn tại châu Âu liên tục đi xuống do lo ngại bất ổn quanh việc người Anh bỏ phiếu chọn ra đi.

Đến 2h30 chiều (giờ Hà Nội), sau gần 30 phút mở cửa, chỉ số FTSE (Anh) đã mất 6,36%. Stoxx 600 theo dõi chung các cổ phiếu châu Âu giảm 7,6%.

Mức giảm tại các thị trường lớn khác tại khu vực này thậm chí còn mạnh hơn Anh. DAX (Đức) mất 7,93%, có lúc giảm tới 10%. Trong khi đó, CAC 40 (Pháp) giảm 7,87%.

Cổ phiếu hàng loạt ngân hàng Anh cũng lao dốc. Ngay khi mở cửa, cổ phiếu Barclays mất gần 30%. Lloyds và RBS mất lần lượt 29,3% và 34,1%.

nhieu-ngan-hang-anh-mat-30-von-hoa-sau-nua-gio

Ảnh hưởng lan tới cả nhóm cổ phiếu siêu thị. Marks & Spencer mất 23,56%, còn Sainsbury giảm 12,78%. Công ty xây dựng Bovis Homes của Anh còn bốc hơi hơn nửa vốn hóa đầu phiên hôm nay.

Dù vậy, bảng Anh lại có dấu hiệu phục hồi so với USD, sau khi Thủ tướng Anh - David Cameron tuyên bố từ chức. Hiện mỗi bảng đã đổi được 1,3729 USD, thu hẹp mức giảm hôm nay xuống 8,45%. CNBC cho rằng thời gian biểu cho việc rời đi được vạch ra có lẽ đã trấn an được nhà đầu tư phần nào.

Trước đó, HSBC dự báo bảng Anh sẽ xuống còn một bảng đổi 1,25 USD quý III năm nay. Con số này đến cuối năm là 1,2 USD.

Giá vàng chiều nay cũng đi xuống, sau khi chạm đỉnh 2 năm tại 1.357 USD một ounce buổi sáng. Hiện mỗi ounce còn 1.327 USD.


Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo vì Brexit

Chứng khoán thế giới lâm vào trạng thái khủng hoảng khi kết quả bỏ phiếu cuộc trưng cầu dân ý tại Anh tính đến thời điểm này đang cho thấy người dân quyết tâm rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Đồng bảng Anh đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985. Theo số liệu của Bloomberg, một bảng Anh hiện chỉ đổi được 1,3466 USD, mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua. Với hơn 300/382 điểm bỏ phiếu đã được kiểm, tỷ lệ ủng hộ Anh rời khỏi EU là 52% trong khi tỷ lệ muốn Anh ở lại là 48%.

Trước khả năng Brexit đang hiện hữu, giá dầu đã giảm hơn 5% ở châu Á trong phiên giao dịch ngày 24/6, trong khi đó chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản cũng sụt giảm mạnh tới hơn 6%. Tính đến 11:30 theo giờ Việt Nam, chỉ số Nikkei giảm hơn 1100 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2011 khi Nhật bản chịu thảm họa kép động đất và sóng thần.


Séc có thể thiệt hại 385 triệu euro do Brexit

Trong trường hợp nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), về dài hạn nền kinh tế CH Séc có thể bị thiệt hại từ 3,7 đến 10,4 tỷ koruna (từ 137 đến 385 triệu euro).

nen kinh te sec se thiet hai lon neu anh roi eu.

Nền kinh tế Séc sẽ thiệt hại lớn nếu Anh rời EU.

Sự thiệt hại này tương đương 0,08 – 0,23% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Séc.

Đài phát thanh Praha dẫn kết quả một phân tích do Viện phân tích dữ liệu ứng dụng Deloitte tiến hành cho biết, trong hai năm tới CH Séc có thể chịu tổn thất tương đương 0,09 – 0,15% GDP. 

Theo nhà phân tích trưởng của Conseq Investment Management, ông Martin Lobotka, rủi ro chính của Brexit không phải là tình trạng kinh tế, mà là những thay đổi chính trị. Trong trường hợp xảy ra Brexit, bên cạnh những thiệt hại khác, Séc còn có thể bị mất một đồng minh trong cuộc chiến chống lại thói quan liêu giấy tờ thái quá của lãnh đạo EU. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Séc Andrej Babis cho rằng Brexit sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Séc. 


Đồng bảng Anh rớt giá kỷ lục sau hơn 30 năm

Theo kênh truyền hình CNBC, đồng bảng Anh đã rớt giá kỷ lục ngay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý.

Kênh truyền hình CNBC và hãng tin Reuters cho biết ngay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc "đi hay ở" trong Liên minh châu Âu (EU), đồng bảng Anh ngày 24-6 đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Trong khi đó, đồng yen Nhật đã bất ngờ tăng mạnh do được xem là đồng tiền "an toàn" mới.

Ngay sau khi BBC và kênh truyền hình ITV  đưa ra dự đoán về kết quả cuộc trưng cầu dân ý, đồng Bảng Anh lập tức rớt giá thảm hại. Đồng Bảng Anh rơi xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 1985, từ hơn 1,5 USD/bảng Anh xuống còn hơn 1,37 USD/bảng Anh, mức giảm giữa hai phiên giao dịch là gần 7%. 

Tại thị trường châu Á., giá trị đồng bảng Anh so với yen Nhật cũng tuột dốc, giảm từ 160 yen đổi 1 bảng Anh xuống còn 142,15 yen đổi 1 bảng Anh. 


Đồng bảng Anh tuột dốc thảm hại. Ảnh: AFP

Đồng euro cũng là nạn nhân của cuộc trưng cầu dân ý, giảm từ hơn 1,14 USD/euro xuống còn hơn 1,09 USD/euro. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5-2016. 

Cú quay đầu "oái oăm" này một phần cũng do giá trị đồng bảng Anh tăng mạnh vào ngày 23-6, một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý. Giá giao dịch bảng Anh đổi USD tăng mạnh từ 1,48 USD/bảng Anh lên 1,5 USD/bảng Anh. Kết quả khảo sát ban đầu của tổ chức YouGov cho thấy có đến 52% người dân Anh muốn ở lại EU. Tuy nhiên kết quả thực đã hoàn toàn trái ngược.

Trong thời gian qua, nỗi lo sợ về cuộc "li dị" giữa Anh và EU đã tác động lớn đến giao dịch ngoại tệ toàn cầu. Trong những tuần qua, nhiều người đã "mua điên cuồng" đồng euro và USD để "tự vệ".


Chứng khoán Mỹ mất hàng trăm điểm vì Anh rời EU

S&P 500 có phiên mở cửa tồi tệ nhất từ năm 1986, trong khi chỉ số Dow Jones cũng mất hơn 500 điểm vì thông tin người Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU).

Cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đồng loạt đi xuống ngay đầu phiên. S&P 500 mất hơn 57 điểm, tương đương 2,71%. Đây là phiên mở cửa tồi tệ nhất của chỉ số này từ năm 1986. Cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất trong 10 nhóm ngành được theo dõi, với 4%.

chung-khoan-my-mat-hang-tram-diem-vi-anh-roi-eu

S&P 500 lao dốc ngay khi thị trường Mỹ mở cửa. Ảnh: CNBC

Chỉ số Nasdaq giảm hơn 166 điểm, tương đương 3,36%. Mạnh nhất là Dow Jones với 523 điểm (3%). Cổ phiếu Goldman Sachs dẫn đầu đà giảm với 5,7%. Verizon là mã duy nhất trong Dow Jones tăng giá.

Trên sàn NYSE, cứ 24 mã giảm mới có một mã tăng. Trước đó, chứng khoán Mỹ cũng đã được dự báo sẽ giảm sâu, sau vài phiên tăng liên tục vì kỳ vọng Anh ở lại EU. Tại châu Á, Shanghai Composite Index (Trung Quốc) đóng cửa giảm 1,3%. Hang Seng Index (Hong Kong, Trung Quốc) mất 2,9%. Mức giảm này của Nikkei 225 (Nhật Bản) và Kospi (Hàn Quốc) lần lượt là 7,9% và 3%.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lao dốc ngay khi vừa mở cửa. Có lúc, DAX (Đức) mất tới 10%. Hiện tại, mức giảm này chỉ còn 6,6%. Hai chỉ số FTSE 100 (Anh) và CAC 40 (Pháp) cũng dần ổn định, nhưng vẫn mất lần lượt 3,47% và 8,06%.

Thị trường hàng hóa và tiền tệ hôm nay cũng chịu ảnh hưởng mạnh. Giá vàng có lúc lên đỉnh 2 năm tại 1.358 USD một ounce, nhưng hiện chỉ còn 1.324 USD. Giá dầu thô WTI và Brent đều mất hơn 5%, xuống còn 47,58 USD và 48,29 USD một thùng. Trong khi đó, bảng Anh hiện giao dịch tại đáy 30 năm so với USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục