tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-06-2016

  • Cập nhật : 24/06/2016

Hơn 2 tỷ USD kiều hối về TPHCM

Sau 6 tháng, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP HCM qua các kênh chính thức ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM - Nguyễn Hoàng Minh, dòng vốn này chủ yếu chảy vào sản xuất, kinh doanh thay vì tập trung vào kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm như trước đây.

Kiều hối thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối... Trong 5 năm qua, từ 2011 đến 2015, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Thành phố thường tăng bình quân 10-12% sau mỗi năm.

Với tình hình kinh tế của TP HCM phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, ông Minh dự báo lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2016 sẽ tiếp tục khả quan, dự kiến đạt khoảng 5,7 tỷ USD.

Theo ông Minh, thị trường kiều hối của Việt Nam hiện nay tăng cao chủ yếu vẫn từ Mỹ và châu Âu, còn ở Trung Quốc và Hàn Quốc không đáng kể, chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng vốn chuyển về.


Không còn nhiều dư địa để ổn định tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đứng trước lựa chọn phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá.

Sau tháng 4 ít biến động, tỷ giá và thị trường ngoại hối trong tháng 5 và đầu tháng 6 có nhiều biến động trồi sụt hơn. Vào cuối tháng 5, tỷ giá tại nhiều NHTM có dấu hiệu nóng lên, có thời điểm đã tỷ giá bán đạt đến 22.500 VND/USD do bối cảnh ảnh hưởng của biến động chính sách tiền  tệ thế giới. 

Thặng dư thương mại 5 tháng đầu năm đạt 1,64 tỷ USD; vốn FDI giải ngân tăng khá tốt (5 tháng đầu năm đạt 5,8 tỷ USD) và NHNN mua được thêm khoảng 8 tỷ USD củng cố dự trữ ngoại hối trong 6 tháng đầu năm, diễn biến của nền kinh tế trong nước vẫn đang ủng hộ cho sự ổn định của tỷ giá trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, khi xét đến các áp lực từ phía thế giới, CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng rủi ro tỷ giá vẫn cần được lưu tâm khi nền kinh tế Việt Nam được nhìn nhận là một nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở lớn và theo đó, khả năng chống chịu với những biến động lớn trên thế giới là không cao.

Với việc Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khi Châu Âu chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, những biến động của hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới này sẽ có những ảnh hưởng đến tỷ giá và thị trường ngoại hối Việt Nam.

Đặc biệt là việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đi cùng khả năng tiếp tục giảm giá của đồng CNY và triển vọng nền kinh tế Châu Âu với tâm điểm là sự kiện trưng cầu dân ý tại Anh về quyết định rời khỏi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU).

“EUR mất giá đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác. Vấn đề này cùng với việc đồng CNY suy yếu sẽ dẫn tới khả năng NHNN phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá”, VCBS nhận định.

Theo VCBS, xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá.

“Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỷ giá sẽ cần phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực đặc biệt nguồn dự trữ ngoại hối”, VCBS nhấn mạnh.

Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên.

Yếu tố này được kiểm chứng đầu tháng 6 vừa qua khi tỷ giá nóng trở lại trước đồn đoán về FED nâng lãi suất hay đồng CNY mất giá.

“Độ nhạy của tỷ giá với các tin tức tiêu cực từ thị trường thế giới mạnh lên đáng kể so với thời điểm tháng 1. Như vậy, sau khi được giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm, sự kiện Brexit có thể tạo ra những biến động đáng kể về tỷ giá”, VCBS bình luận.  (Xaluan)


5 công ty đa cấp bị phạt gần 1,4 tỷ đồng

Cục Quản lý cạnh tranh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm đối với một số công ty bán hàng đa cấp. Theo đó, số tiền mà các công ty này phải nộp phạt lên đến 1,4 tỷ đồng.

Cụ thể, các công ty bị xử phạt bao gồm CTCP Visi Việt Nam, Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam, công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, công ty TNHH Nhượng quyền Toàn và công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam.

CTCP Visi Việt Nam bị xử phạt 280 triệu đồng do bán hàng đa cấp tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khi chưa có xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của Sở Công Thương; không thực hiện thủ tục đề nghị cấp sửa đổi…

Đây cũng là công ty cung cấp thông tin sai lệch về bao bì và hàm lượng thành phần của sản phẩm; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc cấp thẻ thành viên mạng lưới; không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia; ký phiếu tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện.

Trong khi công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam vi phạm hàng loạt các quy định về cấp và bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp. Công ty này cũng đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm; kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký. Theo đó, số tiền bị phạt của công ty này lên đến 430 triệu đồng.

Với 3 công ty còn lại kể trên bị phạt số tiền tương ứng 220 triệu đồng, 270 triệu đồng và 190 triệu đồng do vi phạm các quy định liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đưa thông tin gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm.

Trước đó, Cục Quản lý cạnh tranh ( Bộ Công Thương ) cũng đã xử phạt đối với 4 công ty bán hàng đa cấp là công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam với số tiền xử phạt 130 triệu đồng do không làm thủ tục sửa đổi bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận; thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp…

Ngoài Unicity, Công ty TNHH Best World Việt Nam, Công ty TNHH MTV Herbalife và Công ty TNHH MTV Naturally Plus Việt Nam cũng bị phạt 50 triệu đồng về hành vi hoạt động bán hàng đa cấp tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp này không có trụ sở chính khi chưa có xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của Sở Công Thương.

Như vậy, theo quyết định xử phạt của Cục Quản lý cạnh tranh, chỉ trong chưa đầy 1 tháng số công ty bán hàng đa cấp bị xử phạt đã lên đến 9 công ty.(Bizlive)


Nhật Bản: PMI sản xuất tháng 6 giảm 4 tháng liên tiếp

 Hoạt động sản xuất Nhật Bản giảm vào tháng 6 với cùng tốc độ như tháng trước đó, nhưng lo ngại về nguồn cung gián đoạn do động đất vào tháng 4 và xuất khẩu giảm.

Theo PMI sản xuất đã điều chỉnh theo mùa là 47,8 trong tháng 6, ít thay đổi từ báo cáo cuối cùng là 47,7 của tháng trước.

Các chỉ số vẫn thấp hơn ngưỡng 50 là giảm, giảm 4 tháng liên tiếp.

Các chỉ số sơ bộ cho các đơn đặt hàng mới là 45,8, cao hơn so với 44,7 trong tháng trước, nhưng cho thấy đã sụt giảm năm tháng liên tiếp.

"Dữ liệu khảo sát mới nhất chỉ ra một sự suy giảm hơn nữa trong điều kiện sản xuất tại Nhật Bản. Cả sản xuất và các đơn đặt hàng mới giảm với mức đáng kể, do sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu quốc tế", Markit cho biết.

Markit/Nikkei cho biết trận động đất vào tháng 4 tiếp tục có một tác động tiêu cực đối với các dữ liệu PMI.

Trận động đất mạnh xảy ra các trung tâm sản xuất phía Nam của Kumamoto vào giữa tháng tư, phá hủy nhà cửa, gây ra lở đất và làm gián đoạn sản xuất tại các nhà máy điện tử và phụ tùng ô tô trong khu vực.

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 0,5% trong quý II so với 1,9% so với quý trước do xuất khẩu chậm, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.

Đồng yên đã tăng khoảng 15% so với đồng đô la trong năm nay, và những lo ngại rằng đồng yên tăng hơn nữa có thể làm tổn thương xuất khẩu, giảm thu nhập công ty và dẫn tới các công ty cắt giảm sản lượng.

Markit lưu ý rằng tăng trưởng việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong chín tháng, cho thấy kích thích kinh tế hơn nữa có thể là cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.


Ngân hàng trung ương Philippines hạ dự báo lạm phát năm 2016

Ngân hàng trung ương Philippines hôm thứ Năm (23/6) đã hạ mức dự báo lạm phát trung bình năm 2016.

Ngân hàng điều chỉnh giảm dự báo rằng xuống 2,0% từ 2,1% , Phó thống đốc Diwa Guinigundo, ngân hàng trung ương phát biểu với các phóng viên.

Ngân hàng trung ương giữ nguyên mức dự báo lạm phát 3,1% trong năm 2017, và dự báo lạm phát ở mức 2,6% trong năm 2018.
Mục tiêu lạm phát hàng năm 2-4% cho cả năm 2016 và năm 2017.
Ngày 23/6, ngân hàng trung ương giữ lãi suất không đổi ở mức 3%.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-06-2016

    Dự kiến xuất khẩu khoảng 5,7 triệu tấn gạo trong năm 2016
    Tỷ phú Soros lại kiếm lời lớn từ nước Anh
    Thứ 6 'đen tối': 1,13 tỷ USD 'bốc hơi' khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam
    FPT: Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng 45% sau 5 tháng
    Bà Janet Yellen: Fed sẽ cẩn trọng trong chính sách lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-06-2016

    Anh rời EU, giao thương ngắn hạn với VN chưa bị tác động
    Triệu phú Trung Quốc tăng nhanh nhất thế giới
    Volkswagen đồng ý bồi thường 10 tỉ USD vì bê bối khí thải
    Iran trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 13 trên thế giới
    Trung Quốc lo ngại chính sách bảo hộ trong ngành thép Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-06-2016

    Mặt hàng nào của Việt Nam bị ảnh hưởng sau khi Anh rời EU?
    Hơn 90% người Việt sở hữu điện thoại thông minh
    Đầu tư hơn 3 tỉ USD, Hàn Quốc dẫn đầu về vốn FDI vào Việt Nam
    StoxPlus: Việt Nam sẽ còn thừa xi măng trong 10 năm tới
    65% dòng thuế nhập khẩu về 0% khi vào TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-06-2016

    Lãnh đạo tài chính thế giới lên kịch bản đối phó Anh rời EU
    Hong Kong đã đầu tư 6 tỷ USD vào Việt Nam
    Kinh tế Trung Quốc chật vật chuyển mình
    Hiệp hội Bất động sản: Giá nhà đang tăng
    FPT thu về hàng nghìn tỷ đồng từ xuất khẩu phần mềm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-06-2016

    Chứng khoán Việt mất hơn một tỷ USD trong ngày Anh rời EU
    Thị trường vàng ngưng trệ trước tin Anh rời khỏi EU
    Tài chính thế giới hỗn loạn vì trưng cầu dân ý Anh
    Gần 500 cổ phiếu Việt mất giá khi Anh rời EU
    Ngân hàng Trung ương Anh trấn an thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-2016

    Nhiều ngân hàng Anh mất 30% vốn hóa sau nửa giờ
    Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo vì Brexit
    Séc có thể thiệt hại 385 triệu euro do Brexit
    Đồng bảng Anh rớt giá kỷ lục sau hơn 30 năm
    Chứng khoán Mỹ mất hàng trăm điểm vì Anh rời EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-06-2016

    Giá lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại
    Đồng Nai hút hơn 1 tỉ USD vốn FDI trong nửa năm
    Hoàng Anh Gia Lai được miễn thuế nhập khẩu đường từ Lào
    Dow Jones vượt mốc 18.000, bảng Anh tăng vọt vì lạc quan về Brexit
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-2016

    Doanh nghiệp Đài Loan xin 1.000 ha đất Vũng Áng
    90% dự án bị thế chấp
    Giá nhà đất TP HCM đang tăng rất nhanh?
    Doanh nghiệp lo mất thị trường vì kháng sinh
    Giá cà phê lên ‘đỉnh’ cao nhất từ đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-06-2016

    11 triệu người Mỹ chi một nửa thu nhập cho thuê nhà
    Doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016
    Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhắm đối tác từ Nga, Trung Đông
    Lãi suất sẽ khó tăng mạnh
    Nhiều hạ nghị sỹ Mỹ đề nghị bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-06-2016

    Amazon rót 600 triệu USD vào Indonesia 'bành trướng' Đông Nam Á?
    Singapore sẽ tính cả tài sản nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối từ tháng 6
    ECB dự định phát hành tiền 50 euro mới vào đầu năm 2017
    Hàng ngàn doanh nghiệp Thái Lan muốn đầu tư vào Việt Nam