tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-12-2017

  • Cập nhật : 05/12/2017

Thêm 1.000 tỷ đồng xây dựng Nhà máy sản xuất thép dự ứng lực chất lượng cao

Ngày 4/12, bà Vũ Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát cho biết, Ban lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát quyết định đầu tư thêm 1.000 tỷ đồng xây dựng Nhà máy sản xuất thép dự ứng lực chất lượng cao.

nha may san xuat thep du ung luc chat luong cao cua hoa se dat tai khu kinh te dung quat (quang ngai). 

Nhà máy sản xuất thép dự ứng lực chất lượng cao của Hòa sẽ đặt tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). 

Đây sẽ là nhà máy sản xuất thép chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam được đặt tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) nhằm thay thế hàng nhập khẩu và làm tăng thêm giá trị mô hình sản xuất khép kín, hiện đại của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã được quyết định đầu tư 60.000 tỷ đồng trước đó. 

Nhà máy thép dự ứng lực được đặt ngay cạnh Khu liên hợp giúp Hòa Phát tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, hàng tồn kho cũng như đáp ứng được đúng tiến độ sản xuất, giao hàng một cách nhanh nhất. Từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh so với nguồn hàng nhập khẩu. 

Dự án là sự tận dụng thời cơ nhằm nâng chuỗi giá trị các sản phẩm thép của Hòa Phát. Với dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ, hiện đại từ châu Âu, Nhà máy thép dự ứng lực Hòa Phát tự tin đáp ứng toàn bộ nhu cầu sản phẩm liên quan, đảm bảo chất lượng cao nhất. 

Bà Vũ Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát cho biết, Việt Nam đang nhập 100% các sản phẩm thép dự ứng lực từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản với sản lượng khoảng trên 70.000 tấn thép PC Bar và PC Strand mỗi năm để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước. Riêng 9 tháng năm 2017, con số này đã tăng lên 85.000 tấn, tăng 21% so với sản lượng nhập cả năm 2016. 

Thực tế trên cho thấy, một phân khúc thị trường thép rất tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ, trong nước chưa có một nhà máy sản xuất nào. Nhà máy thép dự ứng lực Hòa Phát ra đời sẽ đáp ứng 100% nhu cầu cho việc thi công các dự án hạ tầng trong nước, góp phần giúp Việt Nam chủ động hơn cho đầu tư phát triển, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, hạn chế việc chảy máu ngoại tệ và cung cấp cho thị trường sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. 

Nhà máy sản xuất thép dự ứng lực của Hòa Phát sẽ được triển khai ngay sau khi được giao đất vào quý I/2018. Dự án có công suất 160.000 tấn/năm, bao gồm ba dòng sản phẩm cao cấp: thanh thép dự ứng lực (PC bar), cáp thép dự ứng lực (PC Strand) và dây thép dự ứng lực (PC Wire); trong đó, tập trung chính vào 2 dòng PC bar và PC Strand. 

Các sản phẩm này được sử dụng trong những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, khả năng chịu tải, độ an toàn cao như tháp, cầu cạn, cầu vượt biển, nhà cao tầng, cáp treo… Đồng thời, giúp tối ưu hóa không gian cũng như chi phí vật liệu, rút ngắn thời gian thi công cho các công trình. 

Nhà máy thép dự ứng lực Hòa Phát dự kiến được triển khai trong vòng 12 tháng kể từ đầu năm 2018 và chính thức cho sản phẩm ra thị trường từ đầu năm 2019.(TTXVN)
---------------------

Lệnh cấm bitcoin giúp Trung Quốc tránh được bong bóng tiền ảo 'đáng sợ'

Ông Pan Gongsheng, người đứng đầu cơ quan giám sát ngoại tệ của Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc, cho rằng nước này đã đưa ra một quyết định đúng đắn khi kiềm chế các giao dịch tiền tệ số trong năm nay.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc kinh hôm 2.12, ông Pan nói rằng “thật đáng sợ” nếu cách đây ba tháng Trung Quốc không đưa ra lệnh cấm giao dịch bitcoin và ICO, hình thức huy động vốn của các công ty thông qua phát hành tiền kỹ thuật số lần đầu. Quyết định này được xem là bước đi an toàn nhằm giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thoát khỏi sự sụp đổ của bong bóng bitcoin khi đồng tiền này vượt qua mức 10.000 USD.(Thanhnien)
------------------------------

Mỹ tiêu thụ 1/3 lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam

Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu hạt điều Việt Nam lớn nhất sau 10 tháng, đạt 101.877 tấn, trị giá 1,025 tỷ USD.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong vòng 10 tháng, Việt Nam xuất khẩu 291.702 tấn hạt điều trị giá 2,9 tỷ USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lượng hạt điều xuất khẩu sang Mỹ chiếm tới 1/3 đạt 101.877 tấn, trị giá 1,025 tỷ USD. Hà Lan là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ 2 với lượng đạt 44.847 tấn - bằng một nửa so với Mỹ, trị giá 455,8 triệu USD.

10 thị trường nhập khẩu hạt điều Việt Nam

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 9.821,5 USD/tấn, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết khối lượng chế biến hạt điều để xuất khẩu 10 tháng đạt khoảng 285.000 tấn với 2,8 tỷ USD tăng 25% so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn cung cấp nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, chiếm đến 2/3 tổng sản lượng chế biến. Ở thị trường địa phương, giá hạt điều giảm nhẹ do nhu cầu sử dụng để làm bánh giảm sau lễ hội Trung thu. Cụ thể tại Bình Phước, giá điều nhân loại W320 là 250.000 đồng/kg giảm còn 240.000 đồng/kg và loại W240 có giá 260.000 đồng/kg giảm còn 250.000 đồng/kg.

Bộ cũng ước tính khối lượng hạt điều xuất khẩu lũy kế 11 tháng đạt 323.000 tấn trị giá 3,2 tỷ USD, tăng 1% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị.(NDH)
----------------------------------

General Motors thu hồi gần 1 triệu xe ở Trung Quốc

SAIC-GM-Wuling Automobile, một trong những công ty liên doanh của General Motors (GM) ở Trung Quốc, sẽ thu hồi gần một triệu xe do các vấn đề về thùng nhiên liệu.

Theo Reuters, cụ thể sẽ có 938.686 ô tô, trong đó bao gồm hai mẫu Baojun phổ biến, thương hiệu xe giá rẻ mới của GM rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, nằm trong diện thu hồi.

Cơ quan giám sát chất lượng của nước này cho biết đây là một trong những vụ thu hồi xe lớn nhất tại quốc gia châu Á trong vài tháng qua. Hiện GM vẫn chưa lên tiếng trước yêu cầu bình luận từ phía báo giới.

Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, đã chứng kiến một số lượng lớn ô tô bị triệu hồi trong năm nay. Theo cơ quan giám sát thị trường, chỉ trong tháng 9.2017, GM và các công ty liên doanh tại Đại lục đã phải thu hồi hơn 2,5 triệu ô tô do các vấn đề liên quan đến túi khí, sau khi một đợt thu hồi 4,86 triệu xe của Volkswagen với nguyên nhân tương tự diễn ra trước đó. 

Được biết, GM và nhà sản xuất SAIC đang cùng với các công ty liên doanh khác tiến hành nghiên cứu dòng xe điện mới có tên Baojun E100 để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xả thải năng lượng.(THanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục