tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-12-2017

  • Cập nhật : 07/12/2017

Nước hoa Miss Saigon chật vật tìm chỗ đứng trên sân nhà

Lọ nước hoa mang hình dáng thiếu nữ mặc áo dài thất thế khi cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm ngoại ngay tại thị trường nội địa.

hinh dang thieu nu mac ao dai dac trung cua thuong hieu nuoc hoa miss saigon.

Hình dáng thiếu nữ mặc áo dài đặc trưng của thương hiệu nước hoa Miss Saigon.

CTCP Mỹ phẩm Sài Gòn khởi đầu năm nay với mục tiêu xác lập kỷ lục doanh thu 310 tỷ đồng. Từ khi cổ phần hóa, chỉ duy nhất năm 2015 công ty tiệm cận con số này, nhưng lại nhờ đóng góp của nguồn thu thoái vốn bất động sản để tập trung vào hoạt động cốt lõi. Nếu tính riêng mảng kinh doanh chủ lực trong kỳ báo cáo gần nhất thì doanh thu của công ty đạt 276 tỷ đồng, hoàn thành vừa đủ kế hoạch đề ra và tăng trưởng 13% so với cùng kỳ.

Thế nên, dù chỉ tăng gấp đôi so với thời điểm cách đây 10 năm, nhưng đặt trong bối cảnh hàng loạt khó khăn bủa vây như cạnh tranh không lành mạnh và thương hiệu ngoại chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường, thì mục tiêu này vẫn có thể xem như bước đột phá của một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam kiên trì theo đuổi ngành sản xuất nước hoa.

nuoc-hoa-miss-saigon-chat-vat-tim-cho-dung-tren-san-nha

Mỹ phẩm Sài Gòn tiền thân là hãng nước hoa Immorter, được thành lập bởi một nhà tư sản vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước và vang danh khắp cả nước nhờ giới thiệu sáng kiến chai xịt nén, thay cho cách dùng truyền thống là nhỏ từng giọt lên da. Sau 1975, thương hiệu này được chuyển giao, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM.
 

Chấm dứt thời bao cấp, đất nước chuyển mình sang trang mới nhưng nước hoa vẫn là món hàng xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Ý tưởng mở rộng mạng lưới tiêu thụ thông qua việc xuất khẩu được nhen nhóm trong chính những ngày khó khăn đầu thập niên 90. Chuyến hàng đầu tiên cập cảng Liên Xô cũ không lâu sau, đánh dấu một chương mới cho thương hiệu nước hoa Miss Saigon với kiểu dáng thiếu nữ trong tà áo dài thướt tha.

Điều kiện sống bắt đầu sung túc hơn, thị trường nội địa trở nên đầy tiềm năng nhưng công ty vẫn chọn hướng xuất khẩu bởi chưa đủ sức “xâu xé” miếng bánh thị phần với hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm ngoại. Công ty chấp nhận chịu ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá hàng năm, bền bỉ tìm kiếm đơn hàng và chào mời liên doanh để nâng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu từ mức không đáng kể lên đến 45% vào năm 2007. Bản đồ xuất khẩu của nước hoa Miss Saigon đến nay đã ghi tên hàng loạt thị trường lớn như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc…

Đối với thị trường trong nước, công ty chọn kênh bán lẻ đại lý và siêu thị nhằm duy trì lượng khách hàng trung thành. Nhờ hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài đội nón lá đặc trưng mà nước hoa Miss Saigon phần lớn được lựa chọn nhằm mục đích làm quà lưu niệm cho khách du lịch, với giá khoảng 600.000 đồng đến vài triệu một lọ.

Trong báo cáo thường niên nhiều năm liên tiếp, công ty đều nhấn mạnh việc xây dựng hình ảnh Miss Saigon chuyên nghiệp, thu hẹp sản phẩm phân khúc thấp và tăng sản lượng tiêu thụ bởi đối tượng khách hàng trẻ. Công ty từng kỳ vọng hiện thực hóa điều này bằng hợp đồng sản xuất và phân phối nước hoa độc quyền cho một nhân vật nổi tiếng trong ngành giải trí. Thế nhưng, sau một thời gian rầm rộ thì thương hiệu này cũng chìm vào quên lãng.

Trước điều kiện thị trường biến động bất lợi, Mỹ phẩm Sài Gòn liên tiếp thay đổi chiến lược kinh doanh như đầu tư vào bất động sản, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và gia công cho đối tác bên ngoài.

Trong ngành hóa mỹ phẩm, công ty chi hàng chục tỷ đồng để đa dạng hóa danh mục sản phẩm và xây dựng chuỗi cửa hàng chuyên doanh cao cấp. Riêng năm ngoái, công ty phát triển hơn 100 sản phẩm mới như dầu gội đầu, nước rửa tay, nước xịt phòng… và loại bỏ những mặt hàng hiệu quả kinh doanh kém. Công ty cũng hợp tác với một đơn vị thiết kế mẫu mã mới cho dòng nước hoa Miss Việt Nam nhưng không phá bỏ kiểu dáng truyền thống. Lọ gốm được cách điệu thêm kiểu dáng cô gái mặc áo tứ thân đội nón quai thao dành cho miền Bắc, cô gái mặc áo dài khăn đóng dành cho miền Trung.(Vnexpress)
--------------------------

Năm 2017, bắt cóc dữ liệu trở thành nỗi sợ của các doanh nghiệp?

Mặc dù mã độc bắt cóc dữ liệu được nhắc đến rất nhiều trong năm 2017 nhưng thực tế số lượng nạn nhân là cá nhân trong năm nay đã giảm đi đáng kể so với năm 2016.

Năm 2017, bắt cóc dữ liệu trở thành nỗi sợ của các doanh nghiệp?

Năm 2017 mã độc bắt cóc dữ liệu hay còn gọi là ransomware trở thành chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong ngành công nghệ thông tin. Nhiều cuộc tấn công lớn với quy mô ảnh hưởng trên toàn cầu như WannaCry vào giữa tháng 5, BadRabbit vào cuối tháng 10.

Các mã độc này có điểm chung là đều khai thác lỗ hổng bảo mật được nhóm Shadow Brokers chia sẻ. 

Theo thống kê của Kaspersky, trong năm 2017, đã có gần 950.000 người dùng bị tấn công bắt cóc dữ liệu. Con số này của năm 2016 là 1,5 triệu người. 

Số lượng các loại ransomware mới chỉ là 38, giảm từ 62 vào năm 2016 nhưng số lượng biến thể đã tăng lên gần gấp đôi với hơn 96.000 biến thể. 

Một số nhóm tin tặc từ quý II năm nay cũng đã mở khoá dữ liệu cho nạn nhân dù có trả tiền chuộc dữ liệu hay không.

Tuy nhiên trái với xu hướng này, mã độc đánh cắp dữ liệu tấn công trực tiếp vào doanh nghiệp lại đang có sự gia tăng. Khác với người dùng cá nhân, các doanh nghiệp thường có xu hướng trả tiền chuộc ngay để lấy lại dữ liệu, duy trì hoạt động kinh doanh. Chuyên gia phân tích của Kaspersky cũng cho biết các phương thức lây nhiễm mới qua hệ thống máy tính để bàn từ xa cũng tăng. 

65% số doanh nghiệp bị ransomware tấn công trong năm 2017 cho biết họ đã mất quyền truy cập vào lượng lớn hoặc tất cả dữ liệu. Nhưng cứ 6 người trả tiền chuộc thì 1 người không được trả lại dữ liệu.(Bizlive)
--------------------------

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 32,3% tăng trưởng kinh tế

Từ mức 27% năm ngoái, đến nay, khối doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 32,3% cho tăng trưởng kinh tế, theo Bảng xếp hạng VNR500 2017.

 

doanh nghiep tu nhan ngay cang nang dong hon truoc thay doi cua moi truong kinh doanh - anh: n.binh

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng năng động hơn trước thay đổi của môi trường kinh doanh - Ảnh: N.BÌNH

 

Bảng xếp hạng tốp 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500) vừa được công bố ngày 5-12 tiếp tục ghi nhận sự trỗi dậy lớn mạnh của khối doanh nghiệp tư nhân.

Nếu như năm 2007, năm đầu tiên công bố Bảng xếp hạng VNR500, doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 20% trong toàn bảng thì đến nay, sau hơn 10 năm, khối doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên gần gấp 2,5 lần, chiếm khoảng 50% số doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng.

Về mặt doanh thu, khu vực kinh tế nhà nước vẫn là khu vực đem đến tổng doanh thu lớn nhất trong 3 khu vực kinh tế của toàn Bảng xếp hạng VNR500 năm 2017.

Tuy nhiên, đóng góp doanh thu của khối nhà nước trong năm nay đã xuống còn 52%, giảm đi so với con số 59% trong năm 2016.

Trong khi đó, đóng góp của khu vực tư nhân nâng lên từ 27% (2016) lên 32,3% trong năm 2017.

Xu hướng tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân và tăng tỉ trọng doanh thu của khối này trong Bảng xếp hạng VNR500 2017 đã phản ánh phần nào nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, và việc đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, của Chính phủ thời gian qua.

Theo phản hồi của các doanh nghiệp lớn, 75% doanh nghiệp đã tăng doanh thu trong năm nay, tăng khá nhiều so với năm 2016.

Đồng thời, 62,5% doanh nghiệp phản hồi tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên, chỉ có 4,7% doanh nghiệp đánh giá giảm đi.

Trong đó, gần 70% doanh nghiệp báo cáo năng suất lao động tăng lên, các yếu tố như trang thiết bị (máy móc, nhà xưởng), tài sản cố định, khách hàng cũng được trên 60% doanh nghiệp nhận định tăng lên.

Trả lời khảo sát của Vietnam Report, nhiều doanh nghiệp nhận định nguyên nhân dè dặt trong việc áp dụng công nghệ trong tiến trình số hóa là do yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn (40,6% phản hồi), thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao (35,9%) và những lo ngại về vấn đề an ninh mạng và bảo mật dữ liệu (32,8%).

Đóng vai trò là những "đầu tàu" của nền kinh tế, các doanh nghiệp lớn đang có xu hướng khởi nghiệp ngay trên chính nền kinh tế số hóa của Việt Nam.

Cụ thể, trong 2 năm tới, gần 65% doanh nghiệp lớn dự định mở rộng sang các dự án, lĩnh vực kinh doanh mới (start-up).

Trong số đó, có hai lựa chọn được các doanh nghiệp hướng tới nhiều nhất là tìm kiếm thị trường mới (68%) và thực hiện các dự án liên doanh, liên kết (57%).

Ngoài ra, có 19% doanh nghiệp nhận định sẽ thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập và 11% doanh nghiệp sẽ chi nguồn vốn đầu tư cho các start-up có triển vọng.(Tuoitre)
-----------------------------

Apple chấp nhận thanh toán 15,4 tỉ USD nợ thuế cho Ireland

Mặc dù vẫn tiếp tục kháng cáo phán quyết của tòa EU về trách nhiệm thuế ở Ireland, nhưng Apple đã chấp nhận tạm trả 15,4 tỉ USD tiền nợ thuế để đấu dịu với EU.

 

trung tam apple park visitor moi tai cupertino, california, my - anh: reuters

Trung tâm Apple Park Visitor mới tại Cupertino, California, Mỹ - Ảnh: REUTERS

 

Theo trang tin The Verge, Apple vừa đạt thỏa thuận với Liên minh châu Âu về việc bắt đầu ký quỹ khoản thanh toán thuế truy thu 15,4 tỉ euro cho Ireland theo phán quyết EU áp với Apple từ năm ngoái.

Bất kể phán quyết được đưa ra từ hơn một năm trước (vào tháng 8-2016) song kể từ đó Ireland vẫn không chịu nhận… khoản tiền này.

Vì Ireland không chịu nhận tiền, rốt cuộc EU đã phải đệ trình vụ việc lên Tòa án Công lý liên minh châu Âu, tòa án cấp cao nhất của khối, để buộc Ireland phải nhận khoản tiền truy thu thuế từ Apple.

Bộ trưởng tài chính Ireland, ông Paschal Donohoe, cho biết dự kiến số tiền truy thu thuế của Apple sẽ bắt đầu chuyển vào một tài khoản ký quỹ từ quý đầu năm 2018.

Cả Apple lẫn chính phủ Ireland đều phản đối phán quyết của EU về việc thu thuế này và có vẻ như các lãnh đạo Apple đều kỳ vọng sẽ lấy lại được số tiền nếu họ kháng cáo thành công.

Trong thông cáo của Apple về sự việc, công ty này cho biết: "Chúng tôi rất tự tin là Tòa sơ thẩm châu Âu sẽ đảo ngược quyết định của Ủy ban châu Âu sau khi đã đánh giá tất cả mọi chứng cứ".

Ireland là quốc gia áp dụng chính sách thuế doanh nghiệp rất thấp để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên chính sách này đã trở thành công cụ giúp nhiều doanh nghiệp đa quốc gia như Apple lợi dụng để lập công ty bình phong tránhthuế.

Trong các năm từ 2003-2014 Apple đã chuyển toàn bộ lợi nhuận của công ty này tại châu Âu về công ty bình phong của họ ở Ireland để hưởng ưu đãi thuế doanh nghiệp chỉ là 0,005%/năm.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục