Rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc
Thép Việt Nam lo “lép vế” với hàng nhập khẩu giá rẻ
Kiến nghị giao Bộ Công thương quản lý giá sữa
Xe điện phục vụ khu du lịch được xét miễn thuế nhập khẩu
Xác nhận hàng loạt sai phạm tại nhà máy 38 triệu USD
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-10-2015
- Cập nhật : 24/10/2015
75% máy móc của doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ tụt hậu
Thống kê từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy hiện nay 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Cơ hội hợp tác đầu tư thiết bị máy móc công nghiệp và chính sách xuất nhập khẩu tại Việt Nam”.
Cụ thể, thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết hiện cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp với hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 60-70 của thế kỷ trước, 75% số thiết bị đã hết khấu hao.
“Vì vậy mà bên cạnh một số lĩnh vực đã đổi mới và phát triển bứt phá như doanh nghiệp ngành sữa, chế biến thực phẩm, nhựa, gỗ ép…thì nhiều dự án của Việt Nam không thể tham gia vào các chuỗi cung ứng cho các tập đoàn lớn để xuất khẩu. Chúng ta chỉ là nhà gia công, hoặc chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu với giá trị thấp mà không thể sản xuất sản phẩm thu về giá trị gia tăng cao”, bà Trịnh Thị Bích Ngọc, Vụ Chính sách, Bộ Tài chính cho hay.
Theo ông Trịnh Đình Đề, chuyên gia tự động hóa, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng công nghệ, thiết bị góp phần quan trọng để doanh nghiệp tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh mở rộng thị trường. Tuy nhiên hiện còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, thậm chí gây tốn nhiên liệu sản xuất.
Hiện máy móc, thiết bị công nghiệp của Việt Nam chủ yếu là nguồn nhập khẩu. Số liệu nhập khẩu mặt hàng này những năm qua liên tục tăng cho thấy nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đã cải thiện. “Tuy nhiên, khảo sát từ chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP cho thấy tỷ lệ giá trị nhập khẩu công nghệ, thiết bị của Việt Nam mỗi năm chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, trong khi đó ở các nước phát triển tỷ lệ này là 40%”, bà Ngọc nhấn mạnh.
Theo bà Ngọc, Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn trong xuất khẩu, mở rộng được thị trường xuất khẩu khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do giữa các nước, hiệp định TPP, EU…
“Việt Nam đã chinh phục được các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản trong xuất khẩu đó là nhờ đổi mới công nghệ. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên sân chơi thương mại tự do toàn cầu cần đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị nhiều hơn nữa. Miếng bánh kinh tế màu mỡ có rất nhiều người muốn được chia phần, doanh nghiệp Việt cũng không thể bỏ lỡ”, bà Ngọc khuyến nghị.
Việt Nam-Séc phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều đạt 1 tỷ USD
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam, Giám đốc chi nhánh VCCI tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Việt Nam và Cộng hòa Séc có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp trong suốt 65 năm qua. Hiện, Việt Nam và Cộng hòa Séc đang tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư.
Riêng trong 8 tháng qua, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 165 triệu USD, trong đó Việt Nam chủ yếu xuất sang Cộng hòa Séc các sản phẩm như giày dép, hàng thủy sản, dệt may, hóa chất.
Theo ông Võ Tân Thành, Cộng hòa Séc hiện nằm trong danh sách những thị trường xuất khẩu chiến lược của Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Đồng thời, Việt Nam cũng được xem là một trong 12 thị trường tiềm năng hàng đầu của Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn. Vì vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam và Cộng hòa Séc sẽ phấn đấu đạt 1 tỷ USD kim ngạch thương mại giữa hai nước và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, lao động…
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lubomir Zaoralek, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc nhận định Việt Nam và Cộng hòa Séc vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển kinh tế của mỗi nước. Cộng đồng doanh nghiệp Séc luôn đánh giá thị trường Việt Nam là một trong những thị trường phát triển, có quy mô kinh tế lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dân số đông. Đây sẽ là mảnh đất với nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Séc khi tham gia đầu tư tại Việt Nam.
Ông Lubomir Zaoralek tin tưởng các doanh nghiệp Cộng hòa Séc sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Việt Nam trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn để các nhà đầu tư Cộng hòa Séc yên tâm hoạt động kinh doanh./.
Chủ tịch VAMC: Từ năm 2016, NHNN không cần yêu cầu các TCTD bán nợ
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty quản lý tài sản các TCTD (VAMC) cho biết tính từ 1/1/2015 đến 20/10/2015, VAMC đã phát hành TPĐB để mua nợ xấu của các TCTD được 13.079 khoản nợ tương ứng với 90.226 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua là 82.729 tỷ đồng của 39 TCTD.
Lũy kế từ 2013 đến 20/10/2015, VAMC đã phát hành TPĐB mua nợ xấu đạt 218.901 tỷ đồng tổng giá trị dư nợ gốc nội bảng, 191.381 tỷ đồng giá mua nợ.
Cùng với việc mua nợ xấu bằng TPĐB, VAMC đã triển khai các công tác xử lý nợ xấu theo các biện pháp phù hợp với quy định pháp luật.
Đến nay, VAMC đã thực hiện thu hồi nợ, bán nợ, bán TSĐB đạt 15.669 tỷ đồng. VAMC đã điều chỉnh lãi suất cho 28 khoản nợ của 9 khách hàng với dư nợ gốc được điều chỉnh là 367 tỷ đồng; miễn giảm lãi/phí cho 17 khách hàng với số tiền miễn giảm là 66 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 446 tỷ đồng. Cùng với việc cơ cấu lại nợ, VAMC đã trao đổi với TCTD tiếp tục cấp hạn mức 950 tỷ đồng cho 2 khách hàng để hoàn thiện 2 dự án, đến nay đã giải ngân được 425 tỷ đồng.
Ông cho biết thêm từ năm 2016, VAMC xác định thực sự phải tự đi trên chính đôi chân của mình, do toàn bộ nợ xấu của từng TCTD đã về mức cho phép 3% và NHNN sẽ không cần phải yêu cầu các TCTD bán nợ xấu cho VAMC. Vì vậy, quan hệ giữa VAMC và TCTD là bình đẳng giữa hai DN để thực hiện mua và bán nợ.
Như vậy sau thời gian tập trung mua nợ bằng TPĐB, VAMC đặt mục tiêu hàng đầu trong triển khai công việc từ năm 2016 là tập trung toàn lực vào xử lý nợ xấu (bán nợ, bán tài sản,...) và mua nợ theo giá thị trường đối với các khoản nợ xấu mới phát sinh, hạn chế dần việc mua nợ bằng TPĐB.
CH Czech muốn tăng đầu tư vào VN
Các doanh nghiệp nước CH Czech đang xem VN là thị trường đầu tư tiềm năng, mong muốn thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn thời gian tới.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp VN - CH Czech được tổ chức ở TP.HCM ngày 22-10, ông Lubomir Zaoralek, bộ trưởng Ngoại giao CH Czech, cho biết các doanh nghiệp nước này đang xem VN là thị trường đầu tư tiềm năng, mong muốn thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn thời gian tới.
Theo ông Lubomir Zaoralek, TP.HCM có môi trường phát triển kinh tế năng động không chỉ của VN mà toàn khu vực. Trong khi đó, CH Czech có nền sản xuất công nghiệp phát triển, nền kinh tế nước này dựa vào xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp.
Đặc biệt, hiện nay tại CH Czech có gần 70.000 người VN đang sinh sống, học tập và làm việc, cộng đồng này là cầu nối hữu hiệu cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai nước.
Dựa trên thế mạnh của mình, VN và Czech có thể đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực như công nghiệp hóa chất, hóa dầu, công nghiệp sản xuất ôtô, dịch vụ tài chính, du lịch..., nâng số vốn đầu tư từ quốc gia này vào VN tăng nhanh so với mức khiêm tốn gần 100 triệu USD hiện nay.
Doanh nghiệp ngại thủ tục nhập phế liệu
Nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi các thủ tục, điều kiện để được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27-10.
Tại hội thảo triển khai “Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu và thực thi các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014” do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) tổ chức sáng 22-10, nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi các thủ tục, điều kiện để được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27-10.
Theo đó, khó khăn lớn nhất là việc giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu phần lớn đều do Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý và cấp phép, thay vì giao các sở tài nguyên và môi trường cấp như trước. Thủ tục, hồ sơ phục vụ việc nhập khẩu, khai báo, kiểm tra và thông quan hải quan rất phức tạp với hàng chục giấy tờ đi kèm, hầu hết đều phải sao y công chứng.
Đặc biệt, quy định bắt buộc doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra thực tế lô hàng phế liệu nhập khẩu để được thông quan ngay tại cơ quan hải quan cửa khẩu chứ không được đưa về kho, bãi lưu giữ phế liệu để kiểm tra, theo như đại diện Chi cục Hải quan TP.HCM thừa nhận, cũng sẽ “gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là ở khâu trả về nguyên trạng container phế liệu đã khui”.