tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 15-12-2015

  • Cập nhật : 15/12/2015

Vietnam Airlines bồi thường hơn 6,2 tỷ đồng cho khách

vietnam airlines boi thuong hon 6,2 ty dong cho khach

Vietnam Airlines bồi thường hơn 6,2 tỷ đồng cho khách


Tổng số tiền mà Vietnam Airlines phải bồi thường cho hành khách là do bị từ chối vận chuyển, hành khách có chuyến bay chậm kéo dài và hành khách bị huỷ chuyến từ 1-7 đến 30-11-2015.

Theo thống kê của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tổng số tiền mà doanh nghiệp này phải bồi thường cho hành khách bị từ chối vận chuyển, hành khách có chuyến bay chậm kéo dài và hành khách bị huỷ chuyến từ 1-7 đến 30-11-2015 theo quy định tại Thông tư 14 của Bộ GTVT lên tới hơn 6,2 tỷ đồng.

Được biết, theo quy định tại Thông tư của Bộ GTVT, mức bồi thường cho mỗi hành khách với chuyến bay nội địa dưới 500km là 200 nghìn đồng, từ 500-1.000km là 300 nghìn đồng và trên 1.000km là 400 nghìn đồng.

Mức bồi thường trên các chuyến bay quốc tế dưới 1.000km là 25 USD, từ 1.000 – 2.500km là 50 USD, từ 2.500 – 5.000km là 80 USD và chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000km trở lên là 150 USD.


DNNN chưa cổ phần hóa xong, lãnh đạo không được nghỉ việc

Theo quy định, khi doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá chưa hoàn thành việc bàn giao sang công ty cổ phần thì Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ.

Ông Nguyễn Thành Bình (TP. Hồ Chí Minh) phản ánh, vừa qua, một công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước đã được UBND Thành phố phê duyệt phương án cổ phần hóa. Khi sắp xếp lao động dôi dư sau cổ phần hóa đã xảy ra trường hợp Tổng giám đốc và Kế toán trưởng nghỉ việc.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5/9/2014 của Bộ Tài chính thì “trường hợp Giám đốc, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành các công việc bàn giao sang công ty cổ phần thì chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ”.

Ông Bình hỏi, vậy việc ký hợp đồng lao động và quản lý đối với Kế toán trưởng và Tổng giám đốc của Công ty trên trong thời gian lập báo cáo quyết toán chuyển thể như thế nào? Mức lương và nguồn chi trả lương cho Tổng giám đốc và Kế toán trưởng như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến cho biết:

Khoản 5, Điều 10 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy định:

“Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá chịu trách nhiệm lập và ký báo cáo tài chính, báo cáo xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hoá, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hoá và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của báo cáo.

Hội đồng quản trị công ty cổ phần (mới) có trách nhiệm tạo điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá hoàn thành nhiệm vụ và ký, đóng dấu xác nhận chữ ký các chức danh trên của doanh nghiệp cổ phần hoá trong báo cáo tài chính và các quyết toán liên quan đến quá trình cổ phần hoá.

Trường hợp Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá chưa hoàn thành các công việc nêu trên và doanh nghiệp cổ phần hoá chưa hoàn thành việc bàn giao sang công ty cổ phần thì chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ”.

Theo quy định nêu trên, khi doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá chưa hoàn thành việc bàn giao sang công ty cổ phần thì Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ.


Nín thở chờ Fed, TTCK theo hướng nào?

Trong bố cảnh Fed được dự đoán nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp này, các công ty chứng khoán, các nhà phân tích, đầu tư đang tìm cách đưa ra những kịch bản cho thị trường.

Nhận định về diễn biến của tuần này, đa số các công ty chứng khoán đưa ra quan điểm trung lập. CTCK SHS nhận định tâm lý chờ đợi kết quả của cuộc họp Fed sẽ đè nặng lên diễn biến dòng tiền, khiến thị trường khó định hình xu hướng.

CTCK BIDV (BSC) cho rằng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều có vẻ đã chuẩn bị cho khả năng tăng lãi suất của Fed, do đó tác động của sự kiện này đã phần nào phản ánh vào giá cổ phiếu, nên thị trường có thể sẽ tích lũy và tạo đáy ngắn hạn quanh 561 điểm.

CTCK ACBS lại đánh giá xu hướng thị trường vẫn chưa tích cực, khi kỳ vọng Fed tăng lãi suất sẽ gây thêm áp lực lên tỷ giá, theo đó tiếp tục ám ảnh thị trường và khiến khối ngoại đẩy mạnh rút vốn. ACBS cho rằng ít có khả năng thị trường sẽ phục hồi ổn định trước kỳ họp của Fed vào ngày 15-16/12, nên cần chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc họp để đánh giá triển vọng lãi suất và tỷ giá trước khi quyết định giải ngân.

Theo CTCK KIS Việt Nam, khả năng Fed tăng lãi suất đã được phản ánh đáng kể vào đợt giảm vừa qua. Tuy nhiên, KIS cho rằng thị trường sẽ chỉ ổn định và tăng trở lại với 3 điều kiện: 1) nhà đầu tư nước ngoài dừng bán ròng; 2) Thị trường thế giới phục hồi và 3) Dòng tiền tham gia thị trường cải thiện. Nhưng để đạt được điều đó, KIS cho rằng sẽ còn mất nhiều thời gian.

CTCK Maritime Bank (MSI) đánh giá thị trường sẽ có những tín hiệu tích cực hơn trong tuần này.

Trong khi các công ty chứng khoán phần lớn đi theo hướng trung lập, nhưng theo một chuyên gia của CTCK SSI thì thị trường vẫn nghiêng về hướng bất lợi nhiều hơn.

Ông Trần Quang Bình, Trưởng phòng môi giới Chi nhánh Mỹ Đình của SSI, nhận định thị trường tuần này sẽ có phiên tăng phiên giảm, nhưng tựu chung vẫn đi xuống.

Theo ông Bình, tuần này có một số điểm cần cân nhắc. Thứ nhất, đây đang là thời điểm cuối năm, là thời gian sắp sửa nghỉ tết của các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài (Phương Tây). Thứ hai, có thể Fed tăng lãi suất không nhiều, nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng tương đối đến Việt Nam. Điều đáng lo nhất là việc phá giá đồng VND trong năm tới, với 90% khả năng là xảy ra vào đầu năm, vì thời điểm này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hay điều chỉnh tỷ giá. Thứ ba, đây là tuần cuối để 2 quỹ ETFlà FTSE và V.N.M chốt danh mục sau khi đã rà soát trong những tuần trước. Giá chứng chỉ quỹ trên sàn đã giảm 20 phiên, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán chứ mua vào rất ít.

“Đấy là tín hiệu của tuần này, nên chưa có gì sáng sủa. Khả năng tỷ lệ giảm nhiều hơn tỷ lệ tăng” ông Bình nhận định.

Ông cho biết thêm, ngoài câu chuyện của ETF, còn có câu chuyện nhà đầu tư nước ngoài vẫn rút ròng trên một số cổ phiếu, đặc biệt cổ phiếu ngành bất động sản như VIC và HAG, cổ phiếu ngân hàng như VCB, trong khi một số cổ phiếu dòng dầu khí như PVD và GAS rất căng thẳng do nhận định giá dầu còn xuống nữa.

Liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài bán ra, ông Bình cho biết đây diễn biến này có nguyên nhân từ việc nhiều người nhận thấy khả năng NHNN sẽ phá giá ngay vào đầu năm 2016, nên họ bán trước.

Trong khi chưa thông tin gì hỗ trợ trong thời điểm này, thì trên biểu đồ phân tích kỹ thuật lại có những tín hiệu xấu, khiến tâm lý những người mua rất e dè.

Ngoài ra, dòng tiền còn đang rút ra vì những mục đích khác. Ông Bình đánh giá hiện nay các vụ đấu giá cổ phiếu rất nhiều, giống như đã xảy ra hồi năm 2005-2006, thời điểm rất nhiều công ty tốt thực hiện IPO. Trường hợp của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa qua là một ví dụ, khi rất nhiều người tham gia đấu giá công ty này. Thêm nữa là dịp cuối năm nhiều người dành tiền tập trung mua sắm rất nhiều thứ, nên chứng khoán cũng bị ảnh hưởng không ít.


TS Cấn Văn Lực:"Lượng tiền ngầm đổ vào thị trường bất động sản rất lớn"

Theo TS Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, khi đầu tư 1 đồng đầu tư vào BĐS sẽ tạo ra 1,5-2 đồng, chính vì tỷ suất sinh lời cao nên BĐS được xem là kênh có sức hút lớn đối với dòng tiền.

Cho đến thời điểm này, có thể nói những ngày tháng tươi đẹp đang trở lại với các doanh nghiệp BDS sau nhiều năm ảm đạm. Thị trường bất động sản đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn.

Đánh giá về dòng tiền đang đổ vào thị trường BĐS hiện nay, TS Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cho rằng: "Bất động sản là một lĩnh vực quy mô không lớn lắm nhưng sự lan tỏa của nó là rất lớn. Quy mô thị trường BĐS của chúng ta tính đến năm 2013 chỉ ở mức khoảng 21 tỷ USD".

"Thống kế ở nước ngoài cho thấy BĐS chiếm khoảng 40% lượng của cải vật chất ở mỗi nước, các hoạt động kinh tế chiếm khoảng 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Ở Việt Nam chúng ta chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi tin chắc rằng BĐS cũng phải chiếm đến 30-40% của cải của nền kinh tế", ông Lực nhấn mạnh.

Vị Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cũng cho biết thêm: "Như một báo cáo đã từng được công bố, khi đầu tư 1 đồng đầu tư vào BĐS sẽ tạo ra 1,5-2 đồng. Điều này cho thấy tính lan tỏa của BĐS sang đến các ngành nghề khác như Xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng.....rất mạnh."

Chính vì tỷ suất sinh lời cao nên BĐS được xem là kênh có sức hút lớn đối với dòng tiền. "Hiện nay, lượng tiền ngầm đổ vào BĐS rất lớn, không những BĐS trong nước mà còn đổ ra đầu tư BĐS ở nước ngoài. Trong thời gian tới, dòng tiền đổ vào thị trường BĐS sẽ tiếp tục tăng mạnh", ông Lực khẳng định.

Mới đây, đánh giá về tình hình cho vay của các ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cũng đã trả lời báo chí rằng thị trường bất động sản hiện nay có sự khởi sắc, phục hồi giá cả và số lượng giao dịch thành công. Bên cạnh đó, nhiều dòng vốn hiện nay ưu tiên đổ vào bất động sản.

"Ngoài doanh nghiệp FDI, kiều hối thì các dòng tiền khác đổ vào cũng khá lớn. Rất nhiều cơ chế, gói hỗ trợ của các ngân hàng thương mại dành cho bất động sản. Các chủ đầu tư cũng chú trọng xây nhà cho người có mức thu nhập trung bình… ", ông Minh nhấn mạnh.

Theo thống kê, 11 tháng đầu năm 2015, FDI đăng ký vào BĐS đạt 2,33 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với con số 1,27 cùng kỳ năm 2014. FDI vào BĐS trong 11 tháng đầu năm cũng chiếm 11,5% (so với 7,3% trong năm 2014) tổng vốn FDI đăng ký. Số liệu mới nhất của NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, tính đến cuối tháng 9/2015, lượng kiều hối đổ về khu vực này ước đạt 3,25 tỷ USD, cả năm 2015 dự kiến là 5,5 tỷ USD. Trong đó, tỷ lệ kiều hối chảy vào BĐS khoảng 20,7%.

Dòng tiền dồi dào đang đổ vào thị trường BĐS là nguyên nhân chính đẩy giao dịch thị trường bất động sản tăng mạnh hơn cả thời kỳ đỉnh cao trước đó. Giao dịch tăng mạnh nhưng theo hướng tập trung vào những dự án có quy mô đủ lớn, thuận lợi về mặt giao thông, có đầy đủ tiện ích, có uy tín chủ đầu tư, nhà thầu lớn…

Cụ thể, theo số liệu từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, tại Hà Nội lượng giao dịch 11 tháng năm 2015 đạt khoảng 17.750 giao dịch, tăng khoảng 80% so với cùng kỳ năm trước. Tại TPHCM, lượng giao dịch 11 tháng năm 2015 đạt khoảng 17.050 giao dịch, tăng khoảng 92% so với 11 tháng năm 2014.


Vingroup chuyển nhượng 31% cổ phần Thời trang Emigo

vingroup chuyen nhuong 31% co phan thoi trang emigo

Vingroup chuyển nhượng 31% cổ phần Thời trang Emigo


Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) vừa có quyết định chuyển nhượng3,1 triệu cổ phần, tương ứng trị giá theo mệnh giá là 31 tỷ đồng, chiếm 31% vốn điều lệ tại CTCP Thời trang Emigo Việt Nam.

Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng số cổ phần nêu trên, Vingroup sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thời trang Emigo Việt Nam xuống còn 39%. Tuy vậy, đối tác nhận chuyển nhượng vẫn chưa được công bố.

Theo thông tin trên website Emigo.vn, hiện chuỗi thời trang này gồm 10 cửa hàng và phần lớn đặt tại các TTTM Vincom.

Ngoài việc chuyển nhượng Emigo, một thông tin đáng chú ý cũng được Vingroup công bố là Tập đoàn đã quyết định không thực hiện phương án tách Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco, một công ty con do Vingroup sở hữu 70% vốn điều lệ để thành lập công ty mới- Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco Miền Nam.

Trước đó, nhằm mục đích phát triển mạnh mẽ hệ thống đầu tư sản xuất phát triển sản phẩm nông nghiệp, Vingroup đã thông qua nghị quyết thành lập Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco Miền Nam với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup góp 980 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ công ty mới thành lập.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh  tối 16-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-12-2015

    Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 300 triệu USD trong tháng 11
    Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
    DN vận tải mất thêm 1.000 tỷ đồng trong 3 tháng sửa đường 5 cũ
    Bỉ tiếp tục mở rộng đầu tư khu công nghiệp Đình Vũ thêm 650 ha
    Sẽ có trung tâm trung tâm logistics hạng II tại Cần Thơ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-2015

    Sắp xử “đại án” ở Agribank gây thiệt hại 2.755 tỉ đồng
    Totalgaz mua lại hoạt động khí hóa lỏng của Petronas Việt Nam
    Samsung vừa bồi thường, vừa kháng cáo đòi lại tiền từ Apple
    Các nhà kinh tế tin rằng Fed sắp tăng lãi suất
    Ngành ngân hàng sắp có những Uber và Airbnb?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-12-2015

    Nhật Bản-Trung Quốc-Hàn Quốc bắt đầu vòng đàm phán FTA 3 bên
    Thời gian cho vay nhà ở xã hội tối đa 20 năm
    Đánh thuế mạnh, hàng loạt “ông lớn” bị ảnh hưởng
    Nhân dân tệ có chuỗi mất giá dài nhất nửa năm
    Tranh chấp tại Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên tiếng về mâu thuẫn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-12-2015

    Từ 2040, các đô thị cần hơn 37 vạn nhà ở mỗi năm
    Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu ngành điện, than để giảm giá thành
    Nguồn cung dầu thế giới ứ đọng hết năm 2016
    ​Giá thép giảm mạnh
    Hà Nội phê duyệt phân khu đô thị hơn 1.200ha tại Mê Linh và Đông Anh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-12-2015

    “Thu từ dầu thô chỉ chiếm 6% ngân sách”
    Xuất khẩu của Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm
    Bộ Tài chính siết thuế xe máy điện
    Thủ tướng: Năng lực cạnh tranh vẫn là thách thức lớn
    Bộ Tài chính: 'Nhập khẩu xăng dầu lợi hơn 2 tỷ USD nhờ giá giảm'

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-12-2015

    Xử phạt 8 công ty dược phẩm sai phạm
    55% doanh nghiệp e ngại khi thiếu... phong bì
    Tín dụng tăng bao nhiêu thì hợp lý?
    Jack Ma chi 266 triệu USD thâu tóm tờ báo hàng đầu Hồng Kông
    Hàng nghìn nhân viên ngân hàng sẽ mất việc năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-12-2015

    Việt Nam nằm trong top 15 nước nhận được kiều hối nhiều nhất năm 2015
    Đề nghị truy tố 13 bị can trong đường dây buôn lậu than
    Việt Nam tự sản xuất chất phụ gia phân đạm
    Hội chợ hàng Việt bán hàng dỏm
    Ban hành hệ số K cho khu công nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-12-2015

    Tăng trưởng tín dụng năm 2015 có thể đạt 18%
    Nền kinh tế đang vay mượn hơn 4,45 triệu tỷ đồng
    Cộng đồng kinh tế ASEAN: “Nước đã đến chân”
    Mỹ đã đầu tư hơn 11 tỷ USD vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-12-2015

    TPHCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất
    Xuất khẩu thủy sản hướng đến thị trường mới nổi
    Nhiều doanh nghiệp dầu khí Nga sẽ đến Việt Nam
    Tịch thu hàng Trung Quốc tại hội chợ hàng Việt
    50.000 tỉ đồng hỗ trợ phát triển công nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-12-2015

    Cục Hải quan TP.HCM “bêu tên” 86 doanh nghiệp nợ thuế
    Trung Quốc nhập khẩu trở lại tôm sú sống của Việt Nam
    Philippines có kế hoạch tăng nhập khẩu gạo trong năm 2016
    Hơn 1.000 DN vận tải có nguy cơ tê liệt vì thông báo cấm đường
    Bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế