Điều gì xảy ra khi các NH dừng hoạt động?
Tập đoàn Sun Group hợp tác chiến lược với Hòa Bình Corp
Savills đẩy mạnh hoạt động kinh doanh BĐS tại khu vực miền Trung
NHTW Anh giữ nguyên lãi suất, song dự kiến sẽ hành động vào tháng 8
Beige Book: Áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn yếu
Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-2016
- Cập nhật : 14/07/2016
Thủ tướng: Ném tiền vào Gang thép Thái Nguyên như ném tiền vào lửa
Thủ tướng nhấn mạnh về những dự án không hiệu quả, Nhà nước kiên quyết không rót vốn. Đồng thời yêu cầu phải thay đổi tư duy, chấm dứt cơ chế xin cho. “Chúng ta không thể phát triển bằng bất cứ giá nào, cần chấm dứt cơ chế xin cho, không bao cấp. Cần có tư duy mới, ứng xử với chủ thể thị trường, cũng đừng hạn chế mình trong khu vực mà phải vươn mình ra biển lớn”, Thủ tướng khẳng định.
Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng cần thay đổi. Nhà nước chỉ tập trung vào những thị trường làm chưa tốt, đảm bảo tính minh bạch và chống độc quyền.
Mỗi doanh nghiệp cần tự đi bằng đôi chân của mình. Chấm dứt lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Tránh để xảy ra tình trạng các dự án đắp chiếu mà báo chí phản ánh quá nhiều trong thời gian qua.
Như dự án gang thép Thái Nguyên, Chính phủ không thể tiếp tục ném tiền vào đây, như thể chẳng khác nào ném tiền vào lửa”.
Khi dự án này đắp chiếu, Nhà nước đã mất mấy nghìn tỷ đồng.
Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên gây chú ý khi đã “đắp chiếu” nhiều năm nay, sau khi gặp vướng mắc về vấn đề tài chính. Theo tính toán của TISCO, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh lên tới 9.031 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với số liệu cũ. Trước đó, theo đề nghị của nhà thầu Trung Quốc, dự án này đã tăng vốn từ 3.843 tỷ đồng lên 8.014 tỷ đồng, “đội” lên hơn 2 lần so với ban đầu.
Công ty Gang thép Thái Nguyên , chủ đầu tư dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên vừa có đơn cầu cứu gửi Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường và Cục hải quan Hải Phòng nhằm tháo gỡ khó khăn và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu thép phế liệu trong khi đang làm thủ tục xin giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Thủ tướng khẳng định, dự án nào yếu kém không hiệu quả cần xem xét lại và tận dụng tốt hơn các cơ hội hội nhập.
"Sau WTO, chúng ta thở phào nhưng vấn đề tổ chức như thế nào thì thực tế làm chưa tốt, nhận thức và hành động còn nhiều bất cập. Từ đó, cơ chế chính sách còn chậm, chưa phát huy ưu đãi chính sách. FTA chắc chắn mang lại cơ hội quốc tế nhưng phải đi cùng cải cách về thể chế, chính sách", Thủ tướng cho hay.
Quy định cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Cụ thể, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ viễn thông theo nội dung giấy phép đã được cấp phải gửi hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày giấy phép hết hạn.
Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP và báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp tới ngày đề nghị cấp mới giấy phép.
Việc xét cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện theo quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông ngoại trừ quy định "doanh nghiệp không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành", có xem xét việc tuân thủ quy định trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đề nghị được cấp mới và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Giấy phép cấp mới có giá trị hiệu lực kể từ ngày hết hạn của giấy phép đề nghị được cấp mới. Thời hạn của giấy phép cấp mới được xét theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật viễn thông (Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng).
Indevco sẽ tạm nhập tái xuất 250 xe ô tô du lịch đã qua sử dụng
Các xe này là những xe đã qua sử dụng trên 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. Cửa khẩu tạm nhập là cảng Hải Phòng hoặc cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Việc xuất khẩu sẽ được thực hiện qua các của khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được phép tái xuất hàng hoá.
Bộ Công thương cũng yêu cầu các hàng hoá tạm nhập phải được tái xuất, tuyệt đối không được đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ, không tháo rời các chi tiết, không sử dụng và làm phát tán hang hoá trong quá trình vận chuyển, lưu giữ lại Việt Nam, không làm thay đổi tính chất, khối lượng hàng hoá.
Việc tạm nhập tái xuất các xe nói trên có hiệu lực tới ngày 31/12/2016.
Hồi năm 2012, Bộ Công thương cũng từng có Quyết định 5737/QĐ-BCT về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan với nhiều loại ôtô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 8702) đã qua sử dụng.
Cũng liên quan đến việc tạm nhập tái xuất ô tô du lịch, câu chuyện được nhắc tới nhiều trong thời gian qua là lô 26 xe ô tô hạng sang nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất của 3 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Hải Long Thăng, Công ty TNHH Trường Giang Móng Cái và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đức Thịnh được các cơ quan chức năng lưu giữ hơn 3 năm.
Theo trình bày tại đơn cầu cứu của 3 doanh nghiệp trên, trong quá trình kinh doanh tạm nhập tái xuất xe ô tô mới, đang hoạt động kinh doanh bình thường, tháng 5/2013, doanh nghiệp đột xuất nhận được thông báo của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) về tạm dừng tạm nhập tái xuất những lô hàng ô tô trên lãnh thổ Việt Nam, để phục vụ công tác điều tra một vụ án khác có liên quan.
Dù từ tháng 5/2013 đến nay rất nhiều lần doanh nghiệp có đơn, thư gửi Tổng cục Hải quan Việt Nam - Cục điều tra chống buôn lậu về những lô hàng không được tái xuất nhưng đều được trả lời chưa thỏa đáng. Theo các doanh nghiệp này, việc tạm ngừng thông quan của cơ quan hải quan không có lý do cụ thể hay văn bản chính thức, cơ quan nào đứng ra xử lý, khiến tình trạng đã kéo dài 3 năm.
“Ngoài việc 3 công ty chúng tôi bị đối tác nước ngoài phạt về thời gian giao chậm hàng, 3 công ty chúng tôi mất hết uy tín trên thị trường thương mại và quốc tế không còn đối tác để tiếp tục kinh doanh với khoản nợ tín dụng hàng tỷ đồng, tiền kho lưu thuê bãi phát sinh thêm hàng tỷ đồng, công ty không có đủ khả năng trả lương cho nhân viên”, văn bản cầu cứu của các doanh nghiệp này trình bày.
Do đó, thông qua đơn cầu cứu, các doanh nghiệp này bày tỏ mong muốn được tháo gỡ vướng mắc kể trên, để được tái xuất hàng hoá cho đối tác nước ngoài đang bị lưu giữ trong kho gần 3 năm.
Cuối tháng 5/2016, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã chính thức có công văn trả lời đơn cầu cứu của 3 doanh nghiệp nói trên liên quan đến 26 xe ô tô bị tạm giữ. Theo đại diện Cục này cho hay, kết quả xác minh tại Hải quan Hồng Kông và Hải quan Trung Quốc cho thấy, các đối tác ký hợp đồng bán và mua hàng với 3 công ty trên không tồn tại. Như vậy, hồ sơ mà doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan là giả, vi phạm pháp luật hải quan.
Cũng theo Cục Điều tra chống buôn lậu, sau khi làm việc, cả 3 doanh nghiệp trên đều thừa nhận không phải là chủ sở hữu lô hàng. Ngày 16/5, Tổng cục Hải quan nhận được đơn xin rút đơn cầu cứu của Cty Trường Giang Móng Cái.
Hiện số xe (gồm nhiều xe hạng sang như Lexus, Range Rover) đã được bàn giao cho Cục Hải quan Hải Phòng thụ lý, phối hợp cùng UBND TP. Hải Phòng bán đấu giá, sung công quỹ nhà nước.
Dẫu vậy thì trong tháng 6/2016, ba doanh nghiệp nói trên lại có đơn kiến nghị và cho biết, các đối tác giao dịch với chúng tôi tại Hongkong, Trung Quốc đều là các đối tác lâu năm, làm ăn có uy tín. Việc Tổng cục hải quan xác minh, kết luận các đối tác này không có thật là không khách quan vì chúng tôi không hiểu quá trình xác minh này có chu đáo, cẩn thận và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hay không.
Phải tái xuất các lô bông nhập khẩu từ châu Phi ra khỏi Việt Nam nếu bị nhiễm dịch
Theo Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, thời gian qua Hiệp hội đã nhận được thông tin từ một số doanh nghiệp kéo sợi và đại lý kinh doanh bông về bông nhập khẩu có xuất xứ Ghana, Châu Phi về Việt Nam đã bị buộc phải tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng đường biển do bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật.
Cụ thể, các lô hàng bị nhiễm dịch hai kiểm dịch thực vật "Trogoderma Granarium", là đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Cục Kiểm dịch Thực vật Việt Nam.
Hàng thực vật bị nhiễm dịch hại này không thể được xử lý phun và hun trùng ở điều kiện thông thường, do đó toàn bộ lô hàng nhập khẩu sẽ bị buộc phải tái xuất khỏi Việt Nam nhằm tránh nguy cơ tổn thất và nguy hại về môi trường.
Để tránh tổn thất cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu bông với đối tác quốc tế chuyên cung cấp bông có xuất xứ từ Ghana, Châu Phi, lãnh đạo Hiệp hội khuyến cáo các doanhnghiệp Hội viên đặc biệt lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bông có xuất xứ tại quốc gia này.
Do nguồn cung bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu, nên 98% nhu cầu bông phục vụ kéo sợi của Việt Nam được cung ứng từ nguồn nhập khẩu.
Trong đó, nhập khẩu bông từ châu Phi trong năm 2015 lên tới 350 triệu USD trong tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 1,6 tỷ USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi.
Jetstar Pacific mua 10 máy bay A320 CEO Sharklet của Tập đoàn Airbus
Đây là lần đầu tiên Jetstar Pacific đặt mua trực tiếp 10 máy bay thế hệ mới A320 CEO Sharklet từ Tập đoàn hàng không Airbus
Ngày 12/07/2016, Hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam – Jetstar Pacific cho biết vừa thực hiện đăt mua 10 máy bay thế hệ mới Airbus A320 CE0 Sharklet. Thỏa thuận đã được ký kết với Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus, công bố tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough Air Show 2016 diễn ra ở Anh.
“10 máy bay Airbus A320 CEO Sharklet sẽ được giao trong năm 2017. Thỏa thuận này là một dấu mốc quan trọng trong lich sử phát triển của Jetstar Pacific.” Ông Lê Hồng Hà – Tổng giám đốc Jetstar Pacific cho biết đây là lần đầu tiên Hãng đặt mua trực tiếp 10 máy bay thế hệ mới A320 CEO Sharklet từ Tập đoàn hàng không Airbus, nhằm hiện thực hóa kế hoạch phát triển dài hạn của Jetstar Pacific đã được các cổ đông thông qua.
“Các máy bay mới sẽ cho phép Jetstar Pacific mở rộng hoạt động tại Việt Nam và thị trường quốc tế, như là một phần của hệ thống hàng không giá rẻ Jetstar toàn cầu và chương trình thương hiệu kép cùng Vietnam Airlines để đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp cho hành khách dịch vụ hàng không chất lượng dựa trên giá trị mới.” Ông Hà nói.
Ông John Leahy, Giám đốc điều hành khách hàng của Airbus cho biết, Tập đoàn Airbus sẽ tiếp tục làm việc với Jetstar Pacific để tiếp tục củng cố vị thế của mình tại thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.
“Chúng tôi vui mừng ký kết thỏa thuận đầu tiên với Jetstar Pacific. Điều này tiếp tục củng cổ vị trí của A320 như là dòng máy bay được lựa chọn phù hợp cho cả hàng không chi phí thấp và hàng không dịch vụ đầy đủ.” – Ông John Leahy nói.
Airbus A320 CEO Sharklet là thế hệ mới của dòng máy bay A320 của Tập đoàn Airbus, có chi phí vận hành thấp, khoang hành khách rộng, giúp cho Jetstar Pacific nâng cao hiệu quả khai thác, ổn định lịch bay và nâng cao chất lượng. phục vụ.
Thông tin Jetstar Pacific cho biết, đến cuối năm 2016, Hãng sẽ nhận thêm 4 máy bay Airbus A320 trước khi tiếp nhận 10 máy bay A320 CEO Sharklet vào năm 2017. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020 của Jetstar Pacific. Trước đó, vào tháng 11/2015, trong cuộc gặp cấp cao giữa Vietnam Airlines, Tập đoàn Qantas (Úc) và Jetstar Group đã công bố kết quả tái cơ cấu tích cực Jetstar Pacific, đồng thời thống nhất kế hoạch phát triển lâu dài cho Jetstar Pacific theo mô hình hàng không giá rẻ.