'Cú đẩy' bất ngờ làm tăng gánh nặng nợ công
Ngân hàng Trung ương Anh bất ngờ giữ nguyên lãi suất bất chấp Brexit
Thao túng giá cổ phiếu TNT, một cá nhân bị phạt hơn 1 tỷ đồng
Thêm tín dụng đen hợp sức giết chết nhiều doanh nghiệp Việt
Ngân hàng lo thanh khoản sớm
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-07-2016
- Cập nhật : 15/07/2016
Da giày bỏ lỏng sân nhà
Xếp thứ 3 trên thế giới về trị giá xuất khẩu, nhưng 60% thị phần trong nước của ngành da giày Việt Nam là sản phẩm nhập ngoại, phần lớn trong số đó là các mặt hàng thuộc phân khúc thấp và trung cấp từ Trung Quốc.
Thông tin trên được lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) đưa ra tại Hội nghị Xúc tiến xuất khẩu da giầy ngày 14/7.
Theo số liệu báo cáo, da giày được xác định là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, chiếm 8-10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch ước đạt 7,94 tỷ USD, tăng 95,3% so với cùng kỳ 2015, tập trung vào nhóm hàng giày dép. Với khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới và xếp thứ 3 về trị giá xuất khẩu, sau Trung Quốc và Italy.Bà Trương Thị Thu Hà, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết tình hình xuất khẩu sản phẩm da giày rất khả quan. Hiện giày dép Việt Nam có mặt trên 50 quốc gia, đặc biệt phát triển mạnh ở những thị trường có sức mua lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... Sản phẩm túi xách cũng xuất khẩu được sang 40 nước, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất 41,6%.
Đối lập với đó, thị trường nội địa đang có nhiều biến động và vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi mỗi năm, nhưng sản xuất mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu, chủ yếu thuộc phân khúc thấp và trung cấp. Rất ít sản phẩm ở phân khúc cao cấp đủ khả năng cạnh tranh với thương hiệu lớn trên thế giới. Đa phần các doanh nghiệp có quy mô lớn bỏ ngỏ thị trường sân nhà, chọn giải pháp an toàn là tập trung sản xuất hàng xuất khẩu.
“Hàng hóa, trong đó có da giày, từ những nước tham gia Hiệp định TPP nhập khẩu vào nước ta sẽ hưởng ưu đãi thuế 0% ngay khi có hiệu lực. Vì vậy, nguy cơ rất lớn thị trường da giày nội địa sẽ bị chiếm lĩnh bởi các nhãn hàng bên ngoài”, ông Diệp Thành Kiệt, đại diện Hiệp hội Da giầy – Túi xách Việt Nam nhận định thêm. Cũng theo ông Kiệt, ngoài những yếu điểm truyền thống như thiếu vốn và công nghệ, năng lực quản trị và hiệu suất lao động thấp, chi phí nhân công tăng thêm trong thời gian tới do ảnh hưởng từ các quy định về lương tối thiểu... thì ngành da giày sẽ phải đối diện với những khó khăn mới về đáp ứng các điều kiện FTA và khả năng liên kết vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự kiến xuất khẩu toàn ngành đạt 14 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Hiệp hội Da giầy – Túi xách Việt Nam và các đơn vị liên quan như Vụ Công nghiệp nhẹ, Phòng xuất xứ hàng hóa (Bộ Công Thương) đều nhận định ngành có thể sớm đạt và vượt chỉ tiêu bởi việc hình thành cộng đồng ASEAN và việc ký kết, triển khai các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại không ít cơ hội cho da giày Việt Nam trong năm 2016.
Cụ thể, Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc và FTA Việt Nam – EU xóa bỏ thuế nhập khẩu giày dép từ 10 đến 13% xuống còn 0%. Bên cạnh đó, tình trạng 70% doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm và thị trường nước ngoài đi kèm việc thiếu đồng bộ trong phát triển sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cũng được kỳ vọng sẽ sớm khắc phục khi doanh nghiệp được nhập khẩu trang thiết bị với mức thuế bằng 0.
Chiến lược phát triển trọng tâm của ngành da giày đề ra sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 8% năm trong giai đoạn 2020-2030, tổng kinh ngạch xuất khẩu đạt 54,2 tỷ USD và khoảng tăng suốt thời kỳ đạt 4,5 lần, nâng tỷ lệ cung ứng vật tư nội địa trên 60%. (VNEX)
USD giảm khi giới đầu tư chờ chính sách nới lỏng tiền tệ
Ngân hàng trung ương Anh được dự đoán sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để đối phó với hệ quả Brexit.
USD phiên 13/7 giảm khi khẩu vị rủi ro suy yếu sau những biến động mạnh hồi đầu tuần và sau khi Ngân hàng trung ương Canada quyết định giữ nguyên lãi suất. Ngoài ra, giới đầu tư cũng chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
USD giảm giá so với euro và đồng tiền trú ẩn an toàn truyền thống như franc Thụy Sỹ và yên Nhật - vốn đã có 2 ngày giảm lớn nhất trong gần 2 năm qua trong phiên 11 và 12/7.
Tính từ đầu tuần, yên đã giảm 4% so với USD sau khi liên minh đảng cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện, làm tăng đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích tài khóa.
Chốt phiên, USD giảm 0,3% so với yên xuống 104,39 JPY/USD. Trong phiên, có lúc USD chạm 103,95 JPY/USD ngay sau khi Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố Nhật Bản sẽ không xem xét khoản “tiền trực thăng” - một chính sách theo đó chính phủ sẽ bơm tiền trực tiếp cho người dân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
USD cũng giảm 0,55% so với franc Thụy Sỹ xuống 0,9833 CHF/USD trong khi euro tăng 0,4% so với USD lên 1,1100 USD/EUR.
Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, giảm 0,2% xuống 96,250 điểm.
Giới nhà phân tích dự đoán các nhà hoạch định chính sách Canada sẽ giữ tỷ giá ổn định ở 0,5%, nhưng giới chức nước này đã đưa ra bình luận tốt hơn mong đợi về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn cảnh báo về hệ quả của Brexit.
Mọi con mắt giờ đây đang hướng về Ngân hàng trung ương Anh - được dự đoán sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong phiên họp ngày 14/7 để hỗ trợ nền kinh tế sau sự kiện Brexit.
Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng được dự đoán sẽ nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong khi Fed sẽ giữ nguyên lãi suất.
Doanh nghiệp cà phê tiếp tục được vay vốn ngoại tệ
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư kí Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam: Hiệp hội đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vay vốn ngoại tệ theo đúng tinh thần chỉ đạo NQ35 của Chính phủ. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận.
Nhờ đó ngành cà phê đã giữ được kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, ngành cà phê đã xuất khẩu được gần 1 triệu tấn. So với cùng kì năm ngoái thì khối lượng tăng hơn 38%, giá trị tăng hơn 16%. Giá thế giới giảm liên tục khiến giá trị xuất khẩu cà phê bị giảm mặc dù khối lượng có tăng. Hiện nay giá cà phê đã hồi phục lên mức 37-38 triệu đồng/tấn.
Dự báo 6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu khoảng 1,3 – 1,4 triệu tấn. Sản lượng cả năm có thể tăng so với năm 2015.
6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu khoảng 1,3 – 1,4 triệu tấn cà phê
Chủ tịch Hiệp hội cà phê cho biết ngành cà phê cả nước có một năm nhiều khó khăn. Từ đầu vụ tháng 10 năm ngoái đến nay, cà phê gặp phải tình trạng khô hạn nặng nề chưa từng thấy, ảnh hưởng nặng đến 5 tỉnh Tây Nguyên.
Cụ thể, trong tổng số 165.000 ha cà phê Tây Nguyên bị khô hạn, có 110.000 ha cà phê bị hạn nặng, trong đó 40.000 ha bị chết khô. Dù khó khăn như vậy nhưng ngành cà phê đã vượt qua.
Trước tình hình khó khăn của ngành, ngay từ đầu vụ, Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khó khăn, cải tạo hồ đập đối phó khô hạn, giãn nợ cho người trồng cà phê…
Ông Vinh cho biết, các doanh nghiệp cà phê cũng mong muốn ngân hàng cải tiến các thủ tục tiếp cận vốn.
Các địa phương đẩy mạnh tiến độ cấp sổ đỏ cho người dân để họ lấy đó làm tài sản thế chấp vay vốn. Đồng thời, cần có chính sách tài chính ổn định cho doanh nghiệp yên tâm làm ăn.(NĐH)
Cổ phiếu lên cao nhất gần 10 năm, vốn hóa Vinamilk tiến sát 8 tỷ USD
Doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đang được thị trường định giá khoảng 7,9 tỷ USD và trở thành đơn vị có vốn hóa cao nhất trên sàn chứng khoán.
Gần một năm qua, cổ phiếu VNM của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) trở thành tâm điểm cuộc đua của nhà đầu tư sau khi Chính phủ ra nghị quyết về chủ trương thoái hết phần vốn Nhà nước (tháng 8/2015). Ngay cả những giai đoạn thị trường sụt giảm, cuộc đua vẫn không hạ nhiệt.
Bên cạnh đó, việc nới room ngoại lên 100% tại Vinamilk cùng với diễn biến tốt chung của thị trường gần đây đã đưa cổ phiếu VNM lên mức giá 147.000 đồng (tính đến hết phiên 13/7), cao nhất kể từ cuối năm 2007. Nếu tính theo giá điều chỉnh, VNM cũng đang ở mức cao nhất kể từ khi niêm yết.
Với mức tăng trưởng nêu trên, vốn hóa của Vinamilk đã tăng lên 176.420 tỷ đồng (7,9 tỷ USD), giữ vị trí số một trên sàn chứng khoán, bỏ xa các đối thủ khác như Vietcombank hay Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS).
Đây cũng là tin vui với nhà đầu tư bởi ngoài đà tăng giá cổ phiếu (tăng 47.000 đồng kể từ khi Chính phủ công bố bán vốn), doanh nghiệp gần đây cũng công bố trả cổ tức bằng tiền cao kỷ lục (60%) năm 2016, tương ứng tổng số tiền 6.400 tỷ đồng.
Vinamilk nhiều năm qua luôn đóng vai trò "con gà đẻ trứng vàng" cho Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC). SCIC đang đại diện cho Nhà nước nắm hơn 45% vốn tại đây. Khoản đầu tư này cũng tăng giá hơn một tỷ USD (gần 25.500 tỷ đồng) kể từ khi Chính phủ công bố thoái vốn.
Nếu thoái vốn lúc này, SCIC có thể thu về 3,56 tỷ USD, trong khi nếu nắm giữ, SCIC có thể nhận được 3.246 tỷ đồng (khoảng 145 triệu USD) "tiền tươi" trong năm 2016. Năm 2015, nhà đầu tư này cũng đã thu về hơn 2.700 tỷ đồng tiền mặt cổ tức. Ban lãnh đạo SCIC cho biết đang trình Chính phủ phương án thoái vốn tại Vinamilk và việc thoái ở thời điểm nào để thu lợi ích nhiều nhất thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Một quỹ ngoại của Singapore là F&N Dairy Investments Pte Ltd cũng thắng lớn trong thương vụ đầu tư vào Vinamilk với việc sở hữu hơn 11% vốn, giá trị thị trường khoảng 19.476 tỷ đồng. Năm 2016, cổ tức dự kiến nhận về đối với quỹ này khoảng gần 800 tỷ đồng. Quỹ Arisaig Asean Fund Limited cũng đang sở hữu phần vốn trị giá 2.917 tỷ đồng. Năm 2016, quỹ có thể nhận về 120 tỷ đồng cổ tức.
Sở hữu gần 3,4 triệu cổ phiếu, Tổng giám đốc Mai Kiều Liên đang có tổng tài sản cổ phiếu cá nhân gần 500 tỷ đồng, cổ tức dự kiến nhận về là 20 tỷ đồng. Mới đây, công ty đã quyết định bán 9,44 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ, nhân viên với giá chỉ 356 tỷ đồng, trong khi thị trường định giá khoảng hơn 1.300 tỷ đồng.
Năm 2016, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 44.560 tỷ đồng (tăng 11%) và lợi nhuận sau thuế 8.266 tỷ đồng (tăng 6%) so với cùng kỳ. Hiện công ty đang mở rộng đầu tư ra nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Australia...
46 triệu người Mỹ mua hàng trên Amazon dịp Prime Day
Tổng giá trị giao dịch trên Amazon trong ngày bán hàng trực tuyến Prime Day hơn 2 tỷ USD.
Theo cuộc khảo sát do trang Internet Retailer thực hiện, chỉ một ngày sau khi sự kiện Prime Day diễn ra (12/7), Amazon ghi nhận tỷ lệ khách tiềm năng chuyển sang mua hàng thực tế rất cao trong ngày bán hàng trực tuyến, lên đến 46%. Hãng bán lẻ hàng đầu Mỹ tận dụng rất tốt chương trình này để thúc đẩy doanh số cũng như quảng bá thương hiệu.Forrester Research ước tính có 244 triệu người mua sắm trực tuyến tại Mỹ, trong đó, 46 triệu người đặt mua ít nhất một sản phầm trên Amazon từ sự kiện Prime Day. Với giá trị trung bình mỗi giao dịch vào khoảng 50USD thì Prime Day đã đạt doanh thu khoảng 2,32 tỷ USD.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số những người đã tham khảo thông tin trên Amazon, có 46,3% thực hiện mua hàng.
Theo thông báo vừa được Amazon công bố, sự kiện Prime Day năm nay là ngày bán hàng lớn nhất trong lịch sử. Tổng đơn đặt hàng trên toàn cầu đã tăng 60% so với sự kiện năm ngoái và tăng hơn 50% so với tỷ lệ tại Mỹ.
Hầu hết người mua sắm trong cuộc khảo sát do Internet Retailer thực hiện đã hoàn tất việc mua sắm với ngân sách từ 25-200 USD dịp Prime Day. 11% chi tiêu ít hơn 25 USD, 28% bỏ ra 25-50 USD, 31% mua từ 51-100 USD, 22% chi 101-200 USD, 6% mua khoảng 200-500 USD và 3% mạnh tay chi hơn 500 USD. Các mặt hàng giao dịch phổ biến nhất là thiết bị điện tử, quần áo, hàng gia dụng...
Người tiêu dùng khá hài lòng với dịch vụ của Amazon trên Prime Day với 52,8% người mua hàng mô tả kinh nghiệm mua sắm của họ là tuyệt vời, 38,9% đánh giá tốt. Khoảng 8,3% cho rằng dịch vụ chấp nhận được và không có ý kiến về kinh nghiệm mua sắm nghèo nàn trong ngày hội bán hàng trực tuyến này.