Từ 2040, các đô thị cần hơn 37 vạn nhà ở mỗi năm
Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu ngành điện, than để giảm giá thành
Nguồn cung dầu thế giới ứ đọng hết năm 2016
Giá thép giảm mạnh
Hà Nội phê duyệt phân khu đô thị hơn 1.200ha tại Mê Linh và Đông Anh
Tin kinh tế đọc nhanh 14-12-2015
- Cập nhật : 14/12/2015
TPHCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất
UBND TP vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo vị trí để xác định giá đất tính tiền thuê đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP áp dụng cho các trường hợp thửa đất, khu đất có giá trị dưới 30 tỷ đồng (tính theo giá đất trong bảng giá đất); xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm khi điều chỉnh lại đơn giá thuê đất cho chu kỳ ổn định tiếp theo.
Theo đó, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ có hệ số điều chỉnh giá đất theo vị trí là 0,35 lần so với giá đất ở tại vị trí mặt tiền đường của khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với đất thương mại, dịch vụ thì hệ số điều chỉnh giá đất theo vị trí là 0,45 lần so với giá đất ở tại vị trí mặt tiền đường của khu công nghiệp, khu chế xuất.
Khi áp dụng hệ số để tính giá đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn các quận thì giá đất không được thấp hơn 9 trăm nghìn đồng/m2 đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và 1,2 triệu đồng/m2 đối với đất thương mại, dịch vụ; tại các huyện thì giá đất không được thấp hơn 72 nghìn đồng/m2 đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và 96 nghìn đồng/m2 đối với đất thương mại, dịch vụ.
Xuất khẩu thủy sản hướng đến thị trường mới nổi
Ông Oai cho rằng xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Cụ thể năm 2004, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 2,6 tỉ USD nhưng đến năm 2009 đạt gần 5,7 tỉ USD và năm 2014 đạt 7,92 tỉ USD. “Tuy vậy, nếu muốn đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản thì cần phải sửa đổi Luật Thủy sản vì còn một số nội dung chưa hợp lý” - ông Oai nói.
Nhiều doanh nghiệp dầu khí Nga sẽ đến Việt Nam
Ông M. Golikov, Trưởng Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam, cho biết như trên tại buổi họp báo giới thiệu “Triển lãm công nghiệp Việt - Nga lần thứ nhất”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 10-12.
Theo ông M. Golikov, Việt Nam đã tham gia hàng chục hiệp định thương mại tự do và vừa kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì vậy Nga sẽ tích cực đẩy mạnh giao thương với Việt Nam bằng cách hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp Nga đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực được doanh nghiệp Nga quan tâm nhất là khai thác dầu mỏ, khí đốt, chế tạo máy, công nghệ cao, công nghệ vũ trụ, vận tải quốc tế, khai khoáng, chế biến nông sản.
Dự kiến sẽ có 120 doanh nghiệp của Nga tham dự triển lãm trên (diễn ra từ ngày 14-16 tháng 12), trong đó có nhiều công ty chuyên về khai thác và chế biến dầu khí.
Tịch thu hàng Trung Quốc tại hội chợ hàng Việt
Chiều 12-12, khi nghe tin có một số mặt hàng Trung Quốc, hàng không rõ xuất xứ xuất hiện ở hội chợ “Hàng Việt - Đà Nẵng 2015”, đoàn kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra.
Hầu hết các mặt hàng được kiểm tra chủ yếu là giày da, áo quần, tất vớ... nằm ở phía trước sân khu vực hội chợ.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, khi lực lượng Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng kiểm tra các mặt hàng này thì nhiều tiểu thương đã đồng loạt phản ứng bằng cách che bạt lại, không bán.
Theo một số tiểu thương, họ được mời về đây để tham gia hội chợ nhưng cách ứng xử như vậy là không hợp lý. Các tiểu thương lý giải rằng hàng của họ là hàng Việt nhưng do buôn bán nhỏ lẻ nên không thể xuất hóa đơn.
Ông Lữ Bằng - phó giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, trưởng ban tổ chức hội chợ - đích thân đến đề nghị các tiểu thương mở cửa bán lại và giải thích về lý do mà đoàn đi kiểm tra là nhằm ngăn chặn các mặt hàng không phải hàng Việt xuất hiện trong hội chợ.
Ngày 11-12, sau khi khai mạc hội chợ, ban tổ chức đã phát hiện một số gian hàng bày bán hàng Trung Quốc, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Những gian hàng này khi đăng ký trên giấy tờ với ban tổ chức sản phẩm là hàng Việt, nhưng khi bày bán không đúng như vậy nên đã bị tịch thu và không được tham gia hội chợ nữa” - ông Bằng nói.
Để khuyến cáo người bán lẫn người mua, ban tổ chức đã rao trên loa phát thanh về việc nghiêm cấm các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không phải hàng Việt.
Hội chợ do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Công thương Đà Nẵng tổ chức, đang diễn ra ở Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng (Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
50.000 tỉ đồng hỗ trợ phát triển công nghiệp
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty Becamex IDC (trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương) để phát triển công nghiệp và đô thị giai đoạn 2015-2020.
Ngày 11-12 tại Bình Dương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty Becamex IDC (trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương) để phát triển công nghiệp và đô thị giai đoạn 2015-2020.
Theo đó, BIDV sẽ là đầu mối thu xếp vốn và trực tiếp tài trợ tín dụng cho các dự án công nghiệp, đô thị của Becamex IDC, các công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) và các công ty thành viên, các đối tác...
Ông Trần Bắc Hà - chủ tịch HĐQT BIDV - cho biết trong khuôn khổ hợp tác, BIDV sẽ thu xếp một nguồn vốn tín dụng khoảng 50.000 tỉ đồng trong năm năm tới để hỗ trợ phát triển các dự án không chỉ tại Bình Dương mà cả các khu công nghiệp ở các tỉnh có hợp tác với Bình Dương.
Theo ông Trần Thanh Liêm - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương, việc thu xếp nguồn vốn tín dụng quy mô lớn này là việc làm cần thiết để phát triển các khu công nghiệp và đô thị bền vững, tạo cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư tại Việt Nam.