tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-07-2016

  • Cập nhật : 14/07/2016

Khởi tạo thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Báo cáo của Chính phủ trong phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 11-7-2016 đưa ra đánh giá, phát hành trái phiếu chính phủ diễn biến thuận lợi, 6 tháng đầu năm đạt 83% kế hoạch năm. 

Thực tế này sẽ làm giảm áp lực trong huy động trái phiếu chính phủ trong 6 tháng cuối năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh.

Trong ngành, thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tổng mức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu (cả phát hành riêng lẻ), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 223.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó, riêng huy động qua phát hành trái phiếu chính phủ đạt hơn 180.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng lượng vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt con số khiêm tốn là 43.000 tỷ đồng.

Làm thế nào để giúp khu vực kinh tế tư nhân tăng khả năng huy động vốn là câu hỏi được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra trong cuộc làm việc với lãnh đạo ngành chứng khoán tháng 4-2016. Thực tế, ngoài thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được tổ chức, quản lý, nên quy mô còn rất nhỏ bé. Thống kê từ nhiều nguồn, Sở GDCK Hà Nội đưa ra một thông tin ấn tượng: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay có tính chất kỳ hạn khác hẳn công cụ trái phiếu chính phủ.

Cụ thể, nếu như trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3-5 năm chiếm 80% dư nợ trái phiếu thì với trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư dường như ưa thích kỳ hạn dài hơn, khi loại trên 5 năm chiếm đến 46% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đo đếm được.

Trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu phát hành qua kênh riêng lẻ (năm 2015 không ghi nhận đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đại chúng nào) và có quy mô rất hạn chế, dao động từ 1-2% GDP. Trong khi đó, tại khu vực ASEAN, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 21,7% GDP. Nếu loại trừ 3 nước có thị trường tài chính phát triển hơn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại đây cũng lên tới 18,2% GDP…

Trên thị trường niêm yết có lác đác một vài hàng hóa trái phiếu với quy mô chưa đến 5.000 tỷ đồng. Trong khi đó, trên thị trường tự do, các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể đo đếm được có tổng quy mô khoảng gần 50.000 tỷ đồng.

Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam chưa hấp dẫn dòng tiền đại chúng vì chưa có thị trường và chưa có sự minh bạch. Tại Việt Nam, hầu hết dòng tiền chảy vào trái phiếu doanh nghiệp là đến từ ngân hàng, hoặc từ đối tác của doanh nghiệp.

Khởi tạo xây thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một nhiệm vụ cấp bách để khơi rộng kênh huy động vốn cho khu vực sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, định hình thị trường này như thế nào, nền tảng pháp lý ra sao để tạo thuận lợi tối đa cho dòng chảy vốn, nhưng vẫn bảo vệ những nhà đầu tư chân chính là câu hỏi lớn với nhà quản lý.

Ở nhiều nước, để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp tìm được vốn mới, họ không quy định các điều kiện khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, thay vào đó yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch, đầy đủ và tôn trọng sự tự nguyện lựa chọn của các nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với nền tảng và văn hóa minh bạch còn thấp, xây thị trường mới mẻ này như thế nào là vấn đề cần nhiều tiếng nói từ các thành viên thị trường.


Mekong Capital rót 7 triệu USD vào chuỗi nhà hàng Wrap & Roll

Đây là khoản đầu tư đầu tiên của MEF III, quỹ thứ tư thuộc Mekong Capital, kể từ khi hoàn tất huy động vốn vào tháng 5 vừa rồi.

Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) thuộc quản lý của Mekong Capital vừa công bố đã đầu tư 6,9 triệu USD vào CTCP Nhà hàng Wrap & Roll (Wrap & Roll). Đây cũng là khoản đầu tư đầu tiên của MEF III kể từ khi hoàn tất huy động vốn.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Wrap & Roll, Wrap & Roll là chuỗi nhà hàng đang sở hữu 10 chi nhánh hoạt động trên cả nước và 4 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Singapore.

Bà Oanh cũng cho biết, công ty đang có kế hoạch khởi động một chuỗi nhà hàng mới trong năm 2016 để đáp ứng nhu cầu của một phân khúc khác trên thị trường Việt Nam.

Bằng khoản đầu tư này, Mekong Capital sẽ trở thành đối tác chiến lược giúp Wrap & Roll phát triển nhanh và bền vững thông qua việc tư vấn trên các lĩnh vực nhân sự, tái cấu trúc, hoạch định tài chính, khoa học quản trị...

Trước đây, trong lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực, Mekong Capital cũng từng có khoản đầu tư vào Golden Gate với các chuỗi nhà hàng Ashima, Kichi-Kichi, SumoBBQ... Khoản thoái vốn tại Golden Gate đem lại tỷ lệ lãi cho Mekong Capital bằng 9,1 lần giá trị đầu tư ban đầu và tỷ suất hoàn vốn nội bộ gộp là 45,1%.

Riêng quỹ MEF III vừa chính thức hoàn tất huy động vốn với tổng vốn là 112 triệu USD vào giữa tháng 5 vừa qua. MEF III tập trung vào các doanh nghiệp tiêu dùng Việt Nam thuộc các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng.

MEF III thường đầu tư từ 8 đến 15 triệu USD cho các khoản đầu tư thiểu số hoặc nắm quyền kiểm soát. MEF III dự kiến hoạt động trong 10 năm, và sẽ thực hiện khoảng 12 khoản đầu tư trong 4 năm đầu hoạt động.(NCĐT)


Đại gia vàng nợ thuế bị thu hồi giấy phép

6 tháng sau khi bị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh, vàng Phước Sơn phải giải thể nếu không trả hoặc không có phương án khả thi trả nợ thuế.

Phó giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Nam - Trần Văn Ân cho biết cơ quan này vừa ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra). Giấy phép này được cấp năm 2003 và có thời hạn 30 năm.

“Trước đây cơ quan quản lý tạo điều kiện cho họ, không thu hồi để doanh nghiệp có khả năng trả nợ. Tuy nhiên đến nay thời gian đã quá lâu mà họ vẫn không hoàn thành nghĩa vụ”, ông Ẩn nói.

Theo vị lãnh đạo sở, thu hồi giấy phép đồng nghĩa về mặt pháp nhân, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động được. Trong vòng 6 tháng tới, Công ty vàng Phước Sơn phải trả hết nợ hoặc có phương án trả được Cục thuế Quảng Nam chấp thuận, nếu không sẽ phải giải thể.

Về việc Ngân hàng Việt Á hứa bảo lãnh trả nợ thuế 334 tỷ đồng của công ty vàng nhằm tái cơ cấu, một lãnh đạo Cục Thuế Quảng Nam cho hay, trong hồ sơ thủ tục xin bảo lãnh còn thiếu Quyết định cưỡng chế thuế nên chưa chấp nhận chứng thư bảo lãnh này. “Chúng tôi đã yêu cầu phía họ bổ sung thủ tục. Khi nào nhận đủ rồi mới xem xét cho bảo lãnh hay không”, vị này nói.

Công ty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn cùng thuộc Tập đoàn Besra, là những công ty khai thác, sản xuất vàng lớn nhất Việt Nam. Vài năm nay, hai nhà máy Bồng Miêu và Phước Sơn liên tục thua lỗ, nhiều thời điểm phải tạm ngừng hoạt động, hàng nghìn lao động mất việc làm. Tổng cộng nợ ngắn hạn của hai liên doanh đạt gần 2.500 tỷ, lỗ luỹ kế 1.029 tỷ đồng.Về việc Ngân hàng Việt Á hứa bảo lãnh trả nợ thuế 334 tỷ đồng của công ty vàng nhằm tái cơ cấu, một lãnh đạo Cục Thuế Quảng Nam cho hay, trong hồ sơ thủ tục xin bảo lãnh còn thiếu Quyết định cưỡng chế thuế nên chưa chấp nhận chứng thư bảo lãnh này. “Chúng tôi đã yêu cầu phía họ bổ sung thủ tục. Khi nào nhận đủ rồi mới xem xét cho bảo lãnh hay không”, vị này nói.

Hai liên doanh này cũng nợ thuế chồng chất và từng nhiều lần bị tỉnh Quảng Nam cưỡng chế thu hồi. Tính đến cuối tháng 6, số nợ thuế của Phước Sơn đã hơn 334 tỷ đồng và Bồng Miêu gần 100 tỷ đồng.


Có thể rút hết vốn Nhà nước tại Sabeco và Habeco

Kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại 2 tổng công ty bia rượu lớn nhất nước đang được lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét.

Thông tin nêu trên được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng của ngành công thương chiều 12/7. Theo đó Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã hoàn thành việc xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước.

“Nguyên tắc thoái vốn là Nhà nước sẽ nắm giữ 50% vốn điều lệ hoặc không cần nắm giữ”, ông Tuấn Anh nói. Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho hay, cơ quan này đang khẩn trương thẩm định phương án và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng về việc bán tiếp phần vốn Nhà nước tại 2 tổng công ty này.

Trong một công văn trước đó gửi tới Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng quản trị Sabeco và Habeco, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cũng kiến nghị, cần đẩy nhanh quá trình thoái vốn, niêm yết tại 2 tổng công ty này.

Theo VAFI, lựa chọn Nhà nước thoái hết 100% vốn tại Sabeco và Habeco sẽ là "cực kỳ thông minh" bởi khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ đạt được tối đa. Còn nếu Nhà nước tiếp tục nắm giữ 36% cổ phần, tức là tiếp tục nắm giữ quyền phủ quyết tại đại hội cổ đông và có thể tiếp tục cử cán bộ không đủ năng lực tham gia Hội đồng quản trị thì giá bán sẽ giảm, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Ngoài Habeco và Sabeco đang trong quá trình thẩm định phương án thoái vốn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh còn cho biết, một số tập đoàn, tổng công ty khác trực thuộc Bộ Công Thương đã hoàn thành xong kế hoạch thoái vốn giai đoạn 2011-2015.

Đơn cử Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã thoái vốn tại 13/17 doanh nghiệp. Riêng vốn rót vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm… cũng được tập đoàn này thoái xong và còn có lãi. Hay Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cũng đã hoàn thành việc thoái vốn ở 2 đơn vị là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH Saporo Việt Nam.

Tham dự và chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặt ra yêu cầu với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về việc ngành công thương phải đẩy nhanh hơn quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc, cũng như việc thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty. Thủ tướng coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải hoàn thành trong nửa cuối năm 2016.

"Phải thoái vốn tại các doanh nghiệp như Vinamilk, Habeco, Sabeco… trên tinh thần công khai, minh bạch để thu tiền về có lợi nhất cho Nhà nước", Thủ tướng yêu cầu. Ông cũng cho rằng trừ một số lĩnh vực quan trọng như điện, lương thực... còn lại phải thoái nhanh vốn Nhà nước tại các lĩnh vực khác.

"Doanh nghiệp tư nhân phải ngày càng lớn hơn, doanh nghiệp Nhà nước phải nhỏ đi. Nếu vẫn giữ tinh thần Nhà nước quốc doanh mãi thì sẽ rất khó khăn", người đứng đầu Chính phủ dứt khoát.

Ông cũng đặt vấn đề, Bộ trưởng Công Thương với tư cách là người "đầu tàu" cùng các cộng sự của mình phải đẩy mạnh hoạt động, thay đổi tổ chức để thoái nhanh vốn Nhà nước tại những lĩnh vực không cần nắm giữ, xây dựng kế hoạch quản lý theo hướng thị trường hơn... "Cái gì khó khăn, cần chính sách để làm tốt hơn nữa thì Bộ cứ xây dựng kế hoạch, đề xuất trực tiếp lên Chính phủ tháo gỡ", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý


Trái phiếu ngân hàng đắt hàng

Thời gian gần đây, ngân hàng đã tăng cường sử dụng công cụ nợ bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá có kỳ hạn, bao gồm cả trái phiếu.

Có sự chênh lệch rất lớn giữa lượng phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu do ngân hàng phát hành lại càng hiếm hoi hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các ngân hàng đã tăng cường sử dụng công cụ nợ bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá có kỳ hạn, bao gồm cả trái phiếu. Vì sao họ lại trở nên “nhiệt tình” với công cụ nợ này?

Bên cạnh hoạt động tiền gửi quen thuộc, trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá giúp ngân hàng có thể gọi vốn trong thời gian ngắn (so với việc huy động từ người dân), với mức lãi suất được xác định trước. Từ năm ngoái đến nay, nhiều ngân hàng đã liên tục huy động vốn từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, chẳng hạn, năm nay dự kiến phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá 4.000 tỉ đồng, trong khi năm ngoái đã phát hành giấy tờ có giá lên đến 2.000 tỉ đồng. Tương tự, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) gần đây đã thông qua phương án phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu kèm chứng quyền, trong khi năm ngoái NCB đã huy động 200 tỉ đồng.

Không chỉ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và NCB, theo thống kê của NCĐT ở 14 ngân hàng thương mại, tổng giá trị giấy tờ có giá mà các ngân hàng này phát hành thêm trong năm 2015 đã tăng gần 85.000 tỉ đồng, tức tăng gấp 2,4 lần so với năm trước đó. Trong số này, đóng góp đáng kể là BIDV và VietinBank, lần lượt tăng hơn 3 lần và 4 lần. Còn ở khối tư nhân, VPBank là ngân hàng có quy mô phát hành giấy tờ có giá lớn nhất, tương đương với VietinBank. VPBank cũng là ngân hàng có truyền thống phát hành trái phiếu từ trước đến nay. Năm nay, quy mô phát hành giấy tờ có giá của VPBank tăng đến 76%. Các ngân hàng tư nhân khác cũng không kém cạnh là HDBank và SHB với quy mô tăng gấp đôi.

Nếu như các ngân hàng là người tham gia chính trong cuộc chơi trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp thì họ cũng mua trái phiếu lẫn nhau. Lấy ví dụ của VietinBank. Nếu như quy mô phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng này tăng gần 4 lần thì quy mô mua chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng khác phát hành cũng đã tăng gấp đôi trong năm ngoái.

Thực ra, các giấy tờ có giá chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ hoặc rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nhưng cũng là những khoản vay quan trọng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các ngân hàng lại phải đi huy động thêm từ các loại giấy tờ có giá trong khi đang huy động tốt từ dân cư?

Mục tiêu phát hành trái phiếu mà các ngân hàng thường công bố là để bổ sung cho nguồn vốn cấp 2, qua đó gián tiếp góp phần cải thiện chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang chịu nhiều áp lực về chỉ số an toàn hoạt động theo Thông tư 09 thay thế cho Thông tư 36, đặc biệt là ở những ngân hàng thí điểm Basel II trong năm sau.

Ví dụ rõ nhất có lẽ là BIDV. Ngân hàng dẫn đầu về quy mô phát hành giấy tờ có giá này gần đây đang ra sức cải thiện chỉ số CAR. Thậm chí, BIDV còn quyết tâm giữ lại phần lợi nhuận từ cổ tức để dành cho việc tăng vốn, trong khi Bộ Tài chính thì ráo riết “đòi”. Tất nhiên, giải pháp này mang tính tình thế, bởi theo quy định tổng giá trị các công cụ nợ mà ngân hàng phát hành chỉ được quy đổi thành 50% vốn cấp 1, tức vốn huy động từ thị trường dân cư.

Trong khi cổ phiếu ngân hàng đang bị “thất sủng”, khiến ngân hàng khó huy động vốn qua sàn thì việc phát hành trái phiếu có thể thu về dòng tiền phục vụ cho mục đích tăng vốn một cách thuận lợi, mà không phải chịu áp lực pha loãng cổ phiếu. Vietcombank gần đây đã quyết định sẽ phát hành trái phiếu để tăng vốn, dù chưa có kế hoạch cụ thể. Trong khi đó, ở khối tư nhân, sử dụng trái phiếu để làm công cụ tăng vốn sớm nhất phải kể đến Techcombank với công cụ trái phiếu chuyển đổi, trong khi NCB dự định phát hành trái phiếu kèm chứng quyền.

Thực ra, thanh khoản ngân hàng hiện không phải là khó khăn vì lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa tăng tốc. Do đó, gọi vốn qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá hay từ thị trường dân cư phụ thuộc nhiều vào chiến lược vốn của từng ngân hàng.

Nếu có kế hoạch sử dụng một khoản tiền lớn, việc gọi vốn một lần dường như thuận tiện hơn, vì ngân hàng đã xác định được giá vốn ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, phát hành trái phiếu từ sớm mang lại lợi ích lớn, nếu lãi suất đầu vào tại thời điểm phát hành thấp hơn lãi suất đầu vào trong tương lai.

Nhìn ở khía cạnh này, có thể thấy các ngân hàng khá khôn ngoan khi phát hành nhiều vào năm 2015 và trong năm nay, vì lãi suất dường như đã về mức đáy. Kể từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã có hai đợt điều chỉnh lãi suất. Gần đây nhất là cuối tháng 6 và đầu tháng 7 và trước đó vào tháng 3, lãi suất, chủ yếu ở kỳ hạn dài, được điều chỉnh tăng nhẹ. Nhiều ngân hàng cho rằng đây là đợt tái cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng, hướng đến kỳ hạn dài hơn.

Từ câu chuyện ngân hàng phát hành trái phiếu có thể nhìn rộng ra vấn đề lãi suất. Theo báo cáo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2016 và dự báo 6 tháng cuối năm 2016 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng tại một số ngân hàng thương mại nhỏ, đặc biệt là lãi suất huy động trung và dài hạn. Tại hội thảo gần đây, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng lãi suất trong những tháng tới sẽ tiếp tục đứng ở mức cao, thậm chí là có xu hướng tăng nhẹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-07-2016

    BoE cắt giảm lãi suất giúp tăng cường niềm tin của giới đầu tư
    Malaysia lần đầu tiên trong bảy năm qua hạ lãi suất cơ bản
    Dự báo sản lượng thép thô Nhật Bản trong quý III/2016 sẽ tăng
    Thủy sản xuất khẩu vào Montenegro phải đáp ứng yêu cầu như vào EU
    Người giàu nhất Trung Quốc muốn thâu tóm đại gia Hollywood

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-2016

    Nhật Bản dự định triển khai gói kích thích kinh tế 97 tỷ USD
    Giá sữa toàn cầu tiếp tục giảm
    Tồn trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng hạn chế lợi nhuận của nhà máy lọc dầu
    Giá nguyên liệu sản xuất phân bón tại châu Á giảm
    IEA tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-07-2016

    Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Hòa Phát tiếp tục tăng thị phần thép, đưa vào sử dụng hệ thống máy hàn mới
    Số Doanh Nghiệp trở lại hoạt động tăng hơn 75%
    Thị trường liên ngân hàng: Lãi suất giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt
    VNP đi ngược xu hướng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-2016

    Thủ tướng: Ném tiền vào Gang thép Thái Nguyên như ném tiền vào lửa
    Quy định cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
    Indevco sẽ tạm nhập tái xuất 250 xe ô tô du lịch đã qua sử dụng
    Phải tái xuất các lô bông nhập khẩu từ châu Phi ra khỏi Việt Nam nếu bị nhiễm dịch
    Jetstar Pacific mua 10 máy bay A320 CEO Sharklet của Tập đoàn Airbus

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-2016

    Gỡ khó cho các ngành để đẩy mạnh xuất khẩu 6 tháng cuối năm
    OPEC: Tình trạng dư cung dầu mỏ đang tiếp tục giảm dần
    Đấu giá 10,75 triệu cổ phần Saigonbank ngày 5/8/2016
    Đầu tư 6.940 tỷ đồng phát triển tổ hợp cảng biển và KCN Đầm Nhà Mạc
    Hơn 40% vốn Dầu Tường An đã được sang tay, ai đã mua vào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-07-2016

    EU muốn Trung Quốc giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất thép
    Cổ phiếu Điện tử Biên Hòa chuẩn bị lên sàn UPCoM
    Quảng bá hàng Việt Nam tại Thái Lan
    HBC trúng 5 gói thầu trị giá hơn 1.500 tỷ đồng
    Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản mở rộng kinh doanh thực phẩm Nhật.

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-07-2016

    NHTW Nhật nới lỏng chính sách
    Việt Nam tiêu thụ hơn 1,4 triệu xe máy trong 6 tháng đầu năm
    FOODCOSA sắp bán đấu giá hơn 9,7 triệu cổ phần
    ACB phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu
    FDI tháng 6 của Trung Quốc tăng vọt 9,7% lên 15,2 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-07-2016

    "Lạm phát tăng dần làm hạn chế khả năng NHNN nới lỏng tiền tệ"
    EVN được Chính phủ bảo lãnh vay nợ gần 10 tỷ USD
    Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ổn định
    Đài Loan tổng kiểm tra cột ATM sau vụ rút trộm 3 triệu USD
    Facebook đối mặt vụ kiện 1 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 13-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-07-2016

    Mỹ và Liên minh châu Âu khởi động vòng đàm phán TTIP thứ 14
    USD tăng mạnh nhất 2 năm so với yên do đồn đoán Nhật Bản tăng cường kích thích
    Platts: Chỉ số niềm tin ngành thép Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7
    Giá gạo Myanmar giảm bởi nhu cầu của Trung Quốc chậm
    Giảm kế hoạch xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-2016

    PV GAS sẽ liên doanh với đối tác Nhật phát triển LNG
    Chủ hệ thống FoodcoMart sắp IPO 33% vốn
    Hoàng Anh Gia Lai khổ vì thuế bất động sản Myanmar
    Navis Capital đầu tư vào bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
    VietinBank ước lãi 4.300 tỷ đồng 6 tháng đầu năm