Điều gì xảy ra khi các NH dừng hoạt động?
Tập đoàn Sun Group hợp tác chiến lược với Hòa Bình Corp
Savills đẩy mạnh hoạt động kinh doanh BĐS tại khu vực miền Trung
NHTW Anh giữ nguyên lãi suất, song dự kiến sẽ hành động vào tháng 8
Beige Book: Áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn yếu
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-2016
- Cập nhật : 14/07/2016
Gỡ khó cho các ngành để đẩy mạnh xuất khẩu 6 tháng cuối năm
Kim ngạch xuất khẩu trị giá 82,24 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng 5,9% trong nửa đầu 2016 được cho là sự nỗ lực lớn của các ngành hàng, tuy nhiên, mức tăng này giảm mạnh so với mức 9,2% của cùng kỳ 2015.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn manh, đây là mức tăng thấp, kể cả xem xét tương quan với mức tăng GDP của năm nay, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% của năm 2016.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công thương tập hợp kiến nghị của các ngành để gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2016
Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu “rơi” thấp nhất với 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sở dĩ nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh là do giá dầu thô giảm mạnh cả về lượng và giá xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm 867 triệu USD do giá xuất khẩu giảm, hụt 184 triệu USD do lượng xuất khẩu giảm.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông Nguyễn Vũ Trường Sơn cho hay, dầu khí là ngành có mức ảnh hưởng bởi giá giảm sâu nhất. 6 tháng qua, giá dầu trên thế giới giảm có thời điểm còn 27 USD/thùng, khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò dầu khí bị ảnh hưởng trực tiếp, tác động tiêu cực đến các đơn vị dich vụ dầu khí.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm, định hướng giải pháp 6 tháng cuối năm của Bộ Công thương chiều 12/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kết quả tăng trưởng xuất khẩu 5,9% có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp ngành công thương. Đặc biệt, nhìn trong bối cảnh thiên tai hạn hán nghiêm trọng, tàn phá nhiều tỉnh tại miền Trung, Tây nguyên. Tại miền Bắc, trong những tháng đầu năm, trâu bò chết do nhiệt độ xuống thấp, thì con số 82,24 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng qua là một nỗ lực lớn.
“Tôi đề nghị Bộ Công thương tập hợp kiến nghị của các ngành thủy sản, dệt may, dầu khí… để kịp thời có những tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh đêr hỗ trợ các ngành, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 17,7 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là EU đạt 16,3 tỷ USD, tăng 9,8%; Trung Quốc đạt 9,2 tỷ USD, tăng 14,3%; Hàn Quốc đạt 5,1 tỷ USD, tăng 39%.
Riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, giảm 12,6%; Nhật Bản đạt 6,6 tỷ USD, giảm 1,3%.
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng thấp do nhu cầu tiêu dùng trong nước chưa hồi phục khiến sản xuất tăng chậm, cộng với mức tăng thấp của thị trường tiêu thụ thế giới.
Tiêu thụ của ngành cơ khí trong 6 tháng 2016 sụt giảm mạnh do tác động bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.(ĐT)
OPEC: Tình trạng dư cung dầu mỏ đang tiếp tục giảm dần
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho rằng các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC sẽ cắt giảm sản lượng khai thác xuống 56 triệu thùng/ngày trong năm nay từ mức 57 triệu thùng/ngày năm 2015.
Trong năm 2017, các nước trên sẽ giảm tiếp sản lượng xuống 55,9 triệu thùng/ngày, trong đó một phần là do các nhà sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ tiếp tục cắt giảm sản lượng nhằm đẩy giá nhiên liệu này cao hơn mức 45-50 USD/thùng hiện nay. Nếu dự báo trên trở thành sự thật, đó sẽ là minh chứng cho thấy chiến lược của OPEC kể từ năm 2014 là giữ sản lượng ở mức cao bất chấp giá dầu thấp nhằm ép các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài tổ chức này giảm sản lượng là đúng đắn.
Tuy nhiên, báo cáo của OPEC lại không đưa ra dự báo về sản lượng của các nước thuộc OPEC nhưng cho rằng nhu cầu dầu thô do 14 nước thành viên OPEC sản xuất sẽ ở mức trung bình 33 triệu thùng/ngày trong năm 2017, tăng 1,1 triệu thùng/ngày so với năm nay. Có thông tin cho biết trong tháng 6 vừa qua, tổng sản lượng khai thác của OPEC đã tăng lên 33 triệu thùng/ngày, nhiều hơn 264.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Con số này cao hơn so với số liệu 32,1 triệu thùng/ngày của năm 2015.
Cũng theo OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức 94,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, tức tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày, trước khi tăng một mức tương tự lên 95,3 triệu thùng/ngày trong năm sau.
Sau khi OPEC đưa ra báo cáo trên, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã hồi phục sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Ngoài ra, dầu mỏ tăng giá còn do đồng USD giảm nhẹ. Tính đến tối 12/7 giờ Việt Nam, trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2016 đã tăng 1,43 USD lên 47,68 USD/thùng. Trong khi tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2016 tăng 1,31 USD xuống 46,07 USD/thùng.
Đấu giá 10,75 triệu cổ phần Saigonbank ngày 5/8/2016
Thời gian đăng ký tham gia đấu giá từ 8h ngày 12/7/2016 đến 28/7/2016.
Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá sẽ trước 15h ngày 3/8/2016 tại các đại lý đấu giá nơi nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký.
Thời gian đấu giá vào 9h ngày 5/8/2016 tại sở GDCK TP.HCM.
Thời gian nộp tiền thanh toán mua cổ phần từ ngày 06/08 đến ngày 15/8/2016.
Lợi nhuận sau thuế quý 1/2016 của Saigonbank đạt 77,5 tỷ đồng, giảm 7,23% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên năm 2015, lợi nhuận trước thuế của SaigonBank chỉ vỏn vẹn 55 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng tính đến hết quý 1/2016 ở mức gần 17.640 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm.
Năm 2016, Saigonbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 4.080 tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ 10% lên 12.800 tỷ đồng.
Ở thời điểm 31/12/2015, cổ đông lớn nhất của Saigonbank là Thành ủy HCM nắm giữ 18,18%.
Đầu tư 6.940 tỷ đồng phát triển tổ hợp cảng biển và KCN Đầm Nhà Mạc
Dự án có tổng mức đầu tư 6.940 tỷ đồng do Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế CDC (Cayman Islands), Middle Utilities Company (Singapore); Infra Asia Investment (Hồng Kông) là nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư sẽ thành lập pháp nhân để thực hiện dự án đầu tư theo loại hình công ty cổ phần, vốn điều lệ 1.041 tỷ đồng, trong đó vốn góp của CDC chiếm 70%, Middle East Utilities Company và Infra Asia mỗi bên 15%.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, CDC là đơn vị có kinh nghiệm phát triển và xây dựng tại Qatar và khu vực Trung Đông. Nhà đầu tư này có số vốn chủ sở hữu là 511,7 triệu đồng Qatari Rivals, tương đương 3.155 tỷ đồng Việt Nam.
Các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó hệ thống cảng biển gồm 10 bến tàu cho tàu 50.000 DWT, dịch vụ logistic trên diện tích 1.1292 ha. Thời gian thực hiện Dự án là 50 năm và được phân kỳ thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2021.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra một khu vực công nghiệp và cảng có trình độ công nghệ cao, hiện đại, kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo thêm nhiều việc làm, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua đó, từng bước triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2030, thị xã Quảng Yên trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giao Ban quản lý các KKT tỉnh quảng Ninh xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định hiện hành; chỉ đạo nhà đầu tư tuân thủ đúng cam kết, thực hiện ký quỹ theo quy định…
Hơn 40% vốn Dầu Tường An đã được sang tay, ai đã mua vào?
VN-Index ghi nhận ngày giao dịch bứt phá với mức tăng 16,22 điểm (2,4%) lên mức 675,12 điểm, trong đó công sức đáng kể đến từ sự tăng vọt của các cổ phiếu ngân hàng. Giá trị khối lượng giao dịch riêng trên HoSE đạt 3.685 tỷ đồng. Trong đó, TAC, một cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống đã góp tới gần 471 tỷ đồng, tương đương 1/8 tổng giá trị giao dịch trên sàn Tp. HCM.
Bắt đầu từ thời điểm 14h, hàng loạt các lệnh thỏa thuận cổ phiếu TAC đã được thực hiện trên sàn với giá giao dịch 62.000 đồng/cp, tương đương giá tham chiếu.
Tổng cộng đã có 32 lệnh thỏa thuận, "sang tay" 7,6 triệu cổ phiếu TAC, tương đương hơn 40% vốn của doanh nghiệp này. Khối lượng lớn cổ phiếu TAC đã được giao dịch thỏa thuận. Tổng giá trị chuyển nhượng lên tới 471 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 4/7/2016, cổ phiếu TAC cũng đã được giao dịch thỏa thuận hơn 4,55 triệu cổ phiếu, tương đương 24% vốn điều lệ với giá trị gần 278 tỷ đồng. Số cổ phần này đã được Vocarimex chuyển nhượng lại toàn bộ cho CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Long. Do Vocarimex là cổ đông lớn nên tổ chức này đã phải thực hiện báo cáo đố với các giao dịch này.
Còn đối với các lệnh thỏa thuận ngày hôm nay, không có cổ đông lớn hay người có liên quan đến cổ đông nội bộ đăng ký thực hiện giao dịch. Khối lượng dao động từ hàng chục nghìn cổ phiếu đến dưới 1 triệu cổ phiếu. Chưa rõ ai là kẻ bán, người mua trong giao dịch này?
Nếu ĐTCK Việt Long không tham gia vào phiên giao dịch ngày hôm nay thì trong vỏn vẹn nửa tháng đã có tới 64% vốn điều lệ của TAC được "sang tên, đổi chủ". ĐTCK Việt Long hiện chưa có đại diện tham gia vào HĐQT của Dầu Tường An nên tổ chức này không có nghĩa vụ thông báo đăng ký giao dịch trước khi thực hiện.
Được biết, TAC hiện đang có ba cổ đông lớn là Vocarimex (27%), ĐTCK Việt Long (24%) và cá nhân ông Nguyễn Mạnh Cường (10,04%).