tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-2018

  • Cập nhật : 13/06/2018

Đã xử lý hơn 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Tính lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 03/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đến nay, về cơ bản, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã xây dựng xong phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, trình NHNN phê duyệt.

pho thong doc nhnn nguyen thi hong phat bieu tai buoi hop thong tin ve ket qua hoat dong ngan hang 6 thang dau nam 2018 

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi họp thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2018 

Trong đó các phương án tập trung chú trọng nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu; tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô, mạng lưới, phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ phi tín dụng khác...

Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp tục được tăng cường nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và sai phạm của tổ chức tín dụng (TCTD), thúc đẩy các TCTD triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ - TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ .

Sau khi có Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42), những khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu trước đây đã dần được tháo gỡ, nhờ đó quá trình xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả tích cực.

Đến cuối tháng 3/2018, tổng nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD chiếm 2,18% tổng dư nợ. Tính lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 03/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

 Mặt bằng lãi suất trong những tháng đầu năm 2018 được giữ ổn định, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm, trong đó các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần đã giảm khoảng 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt.

Lãi suất cho vay hiện nay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9-11%/năm; đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có mức tín nhiệm cao lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ khoảng 4-5%/năm.

Tín dụng tăng trưởng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô. Cơ cấu tín dụng đã hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Dư nợ tín dụng tăng ngay từ những tháng đầu năm; đến ngày 31/5/2018, tín dụng tăng 6,16% so với cuối năm 2017.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết trong những tháng tiếp theo của năm 2018, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chủ động, thận trọng, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

Trong đó chú trọng điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình vốn khả dụng của TCTD để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ; điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Trong điều kiện lạm phát được kiểm soát thấp hơn mục tiêu, thị trường ổn định, kinh tế vĩ mô thuận lợi, điều hành các công cụ CSTT hỗ trợ TCTD giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện cho TCTD phấn đấu giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính và giảm nợ xấu; Thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán...(Infonet)
------------------------

Đầu tư gần 24.000 tỷ đồng xây dựng cao tốc đoạn Nghi Sơn - Bãi Vọt

Ngày 12/6, đại diện lãnh đạo Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đơn vị vừa trình Bộ Giao thông Vận tái thẩm định Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam tuyến phía Đông gồm đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Diễn Châu (Nghệ An) và đoạn Diễn Châu (Nghệ An) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh) theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

Theo đó, đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Diễn Châu (Nghệ An) dài gần 50 km có điểm đầu tại Km380+000 (tại điểm kết thúc nút giao Nghi Sơn – Bãi Trành thuộc địa phận xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) và kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 7 thuộc xã Diễn Cát, Diễn Châu (tỉnh Nghệ An). 

Tuyến cao tốc được quy hoạch 6 làn xe, trong đó giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc thiết kế 120km/h. Ngoài xây dựng 3 nút giao và các cầu vượt trực thông trên các đường tỉnh, dự án sẽ xây dựng 10 cây cầu lớn nhỏ, 2 hầm. 

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 9.193 tỷ đồng; trong đó vốn nhà nước tham gia là 3.030 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tham gia là 6.162 tỷ đồng. Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí trong thời gian 21 năm 6 tháng. 

Dự án cao tốc đoạn Diễn Châu (Nghệ An) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh) có chiều dài 49,3 km, bắt đầu từ Km430, phía sau nút giao Quốc lộ 7, địa phận huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) và kết thúc tại Km479+300, sau nút giao Quốc lộ 8A, huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh). 

Tuyến cao tốc được quy hoạch 6 làn xe, trong đó giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc thiết kế 120km/h. Ngoài 22 cầu vượt sông có tổng chiều dài 9.881m, Dự án còn xây dựng 1 hầm đường bộ có chiều dài 1.280m (hầm Thần Vũ cắt qua núi Thần Vũ). 

Dự án có tổng mức đầu tư 14.748 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của Nhà nước là 7.422 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tham gia là 6.850 tỷ đồng. Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí trong thời gian 24 năm. 

Nếu được thông qua, hai dự án trên sẽ hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư trước quý III/2019; khởi công vào quý I/2020 và đưa vào khai thác trước quý I/2023. 

Trong trường hợp Dự án hoàn thành vượt tiến độ so với yêu cầu, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép nhà đầu tư thu phí ngay sau khi dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền chấp nhận nghiệm thu đưa vào sử dụng, đồng thời điều chỉnh phương án tài chính theo thời điểm thu phí thực tế. 

Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng tiến độ huy động và giải ngân nguồn vốn để thực hiện dự án thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quyền xem xét bổ sung nhà đầu tư có năng lực hoặc thay thế nhà đầu tư khác theo quy định của hợp đồng Dự án và quy định của pháp luật hiện hành.(TTXVN)
-------------------------------

Vay nhanh với lãi suất chỉ từ 6,99% dành cho doanh nghiệp

Để cung cấp nguồn vốn ngắn hạn giá rẻ dành cho doanh nghiệp, từ nay đến hết 31.8, Maritime Bank thực hiện chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi từ 6,99%/năm, thời gian phê duyệt 5 ngày làm việc, giải ngân trong ngày.

Vay nhanh với lãi suất chỉ từ 6,99% dành cho doanh nghiệp

Bước sang quý 3 và chuẩn bị cho quý 4 về đích kinh doanh năm 2018, doanh nghiệp cần lượng vốn lưu động với lãi suất hợp lý, thời gian phê duyệt và giải ngân nhanh để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ (doanh nghiệp vi mô - SSE). Nắm bắt được nhu cầu đó, Maritime Bank cung cấp gói tín dụng dành cho các khách hàng giải ngân mới trong thời gian diễn ra chương trình với nhiều ưu đãi cạnh tranh:

- Lãi suất ưu đãi, cạnh tranh chỉ từ 6,99%/năm với nhiều lựa chọn linh hoạt phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng;

- Hạn mức tín dụng cao: Hạn mức thế chấp lên tới gấp 3 lần giá trị tài sản đảm bảo và hạn mức tín chấp lên tới 4 tỉ đồng;

- Thời gian phê duyệt chỉ 5 ngày làm việc, giải ngân ngay trong ngày;

- Gói tín dụng ưu đãi lên đến 10.000 tỉ đồng;

- Phí trả nợ trước hạn thấp, chỉ từ 0,5%;

- Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.

Vay nhanh với lãi suất chỉ từ 6,99% dành cho doanh nghiệp - ảnh 1

Ngoài ra, nhằm giúp doanh nghiệp tăng tốc kinh doanh, Maritime Bank không chỉ mang tới dịch vụ tín dụng linh hoạt, ưu đãi mà còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, các giải pháp tài chính toàn diện bao gồm: Quản lý tiền tệ, Tài trợ thương mại, Thanh toán quốc tế, giao dịch tài khoản, Ngân hàng trực tuyến - Internet banking, dịch vụ thanh toán lương…

Với bề dày kinh nghiệm gần 27 năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cùng nền tảng công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và những chính sách ưu đãi đặc biệt của Maritime Bank sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội thúc đẩy sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, quý khách vui lòng liên hệ chi nhánh Maritime Bank nơi gần nhất, Call Center 24/7: 1800599999 (miễn phí)/ 024.39445566 hoặc truy cập website: http://bit.ly/MSB_VayDoanhnghiep699

* Chương trình diễn ra đến hết 31.8.2018 hoặc khi giải ngân hết gói ưu đãi 10.000 tỉ đồng.(Thanhnien)
---------------------------------------

Đà Nẵng đang bế tắc trong quy hoạch lại đô thị

Chiều 11/6, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ tịch thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ chủ trì với sự tham gia của khoảng 100 chuyên gia quy hoạch trong và ngoài nước.

Từ ước mơ thành phố đáng sống và đáng nhớ

Theo dự thảo quy hoạch, Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc. Trong đó, bao gồm thành phố có môi trường xanh, sản xuất xanh và lối sống xanh, thích ứng cao với biến đổi khí hậu;có khả năng và sức hút kết nối toàn cầu; có bản sắc riêng đáng sống và đáng nhớ.

Một góc đô thị Đà Nẵng nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đà Nẵng đặt ra mục tiêu trở thành địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạo hóa dựa trên nền tảng của Cách mạng công nghệ 4.0 với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ chế quản lý hiện đại; hình thành lối sống đẹp và đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Thành phố đưa ra mục tiêu tốc độ tăng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) giai đoạn 2018-2030 đạt từ 9 đến 11%/năm; nâng tỷ trọng GDRP của Đà Nẵng trong cả nước đạt từ 2,3 đến 2,9% (hiện nay là 1,55%). Đời sống của người dân được nâng cao, GRDP bình quân đầu người đạt từ 7.000 đến 9.000 USD (tính theo giá năm 2016).

Chính quyền Đà Nẵng cũng tiếp tục thực hiện chương trình thành phố "5 không, 3 có", "4 an"; chăm sóc sức khỏe người dân; phổ cập trung học phổ thông, trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao của Việt Nam.

Về môi trường, thành phố phấn đấu đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn; 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý. Xây dựng hệ thống thông tin điện tử về quản lý đất đai trên toàn thành phố. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%,...

Thành phố sẽ mở rộng liên kết vùng, kết nối thành phố với các vùng phụ cận để tạo ra không gian phát triển đô thị. Phát triển khu trung tâm thành phố theo hướng đô thị nén. Quy hoạch Vịnh Đà Nẵng thành "đô thị biển" mang tính chất độc đáo về một đô thị trên biển.

Đến tụt hậu về quy hoạch

Các chuyên gia đánh giá, sau khi chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam năm 1997 và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có những bước phát triển ngoạn mục nhất cả nước về kinh tế, mật độ đô thị. Tuy nhiên thành phố lại đang bị tụt lại phía sau về quy hoạch.

TS khoa học Ngô Viết Nam Sơn (chuyên gia quy hoạch đang làm việc tại Bắc Mỹ), cho rằng quỹ đất của Đà Nẵng đã hết, trong khi tốc độ đô thị hóa đang ở mức cao. Do đó, đất còn lại cho phát triển không gian đô thị không còn nhiều. Trong tương lai thành phố cần tạo thêm quỹ đất mới thuận lợi cho quy hoạch các khu đô thị đặc trưng.

TS Ngô Viết Nam Sơn đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Sơn hiến kế, Đà Nẵng cần điều chỉnh quy hoạch theo hướng xây dựng các đô thị sáng tạo ở vùng ven nhằm giảm mật độ dân cư cho khu vực nội thành. Nếu thành phố không điều chỉnh quy hoạch kịp thời thì trong vòng 10 năm tới sẽ phải đối mặt với kẹt xe, ngập nước như đang diễn ra ở Hà Nội và TP HCM.

Ông Bùi Văn Tiếng (Chủ tịch hội khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng) cho rằng dù thành phố đang cần thêm quỹ đất phát triển không gian đô thị, nhưng cần hết sức thận trọng trong việc lấn biển trên vịnh Đà Nẵng. "Vịnh nhỏ, xung quanh nhiều núi đá bao bọc, cơ chế thủy văn cũng khác hoàn toàn so với các nơi khác trên thế giới", ông lý giải.

Vẫn theo ông Tiếng, Vịnh Đà Nẵng nếu bị thu hẹp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Hàn. Việc hút cát tại chỗ để bồi lấp chắn sẽ gây sạt lở bờ biển, ảnh hưởng đến môi trường.

Tiến sĩ Trần Du Lịch (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng), nhận định đô thị Đà Nẵng đang có xu hướng đi vào bế tắc như ở TP HCM và Hà Nội, khi không thoát ra khỏi tư duy nhà ống và xe máy, các không gian đô thị công cộng rất hiếm, quỹ đất cho phát triển giao thông dần cạn kiệt. Hệ thống giao thông đa số là cùng mức.

Để hướng tới một đô thị văn minh, hiện đại và khắc phục được những tồn tại trong quá trình phát triển tự phát của các đô thị Việt Nam hiện nay, ông Trần Du Lịch nói Đà Nẵng phải điều chỉnh, bố trí lại không gian cho dịch vụ công cộng.

Thêm vào đó, thành phố cũng cần chấm dứt kiểu hình thành dự án rồi quy hoạch chạy theo sau. "Sau khi đã thống nhất quy hoạch rồi thì kỷ cương xây dựng theo quy hoạch phải được thực hiện nghiêm. Đà Nẵng đang có dấu hiệu phá vỡ điều này", ông Lịch nói.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục