20 năm xuất khẩu, nhưng không biết xây dựng thương hiệu tôm, cá từ đâu; Lợi nhuận dương nhưng Xiaomi lỗ ròng 1,1 tỷ USD trong quý I do các chi phí phát sinh 1 lần; Tổng giám đốc IMF lo “mây đen che phủ kinh tế toàn cầu”; Bội chi ngân sách ảnh hưởng nợ công, UBTV Quốc hội nói gì?
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-06-2018
- Cập nhật : 12/06/2018
Tín dụng 5 tháng tăng 6,16%
Lãi suất cho vay giảm 0,5% đối với khách hàng tốt. Tín dụng tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt 6,7 triệu tỉ đồng so với cuối năm ngoái.
Ông Phạm Thanh Hà, vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, trao đổi với báo chí - Ảnh: L.THANH
Tại buổi họp thông tin kết quả hoạt động ngân hàng sáu tháng đầu năm 2018 chiều 11-6, Ngân hàng Nhà nước công bố nhiều kết quả rất tích cực.
Theo ông Phạm Thanh Hà - vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - mặt bằng lãi suất những tháng đầu năm 2018 ổn định, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm.
So với cuối năm ngoái, lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng 0,5%/ năm đối với các khách hàng tốt. Lãi suất cho vay hiện nay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung dài hạn khoảng 9-11%/năm.
Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có mức tín nhiệm cao lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ khoảng 4-5%/năm.
Đặc biệt, tín dụng tăng ngay từ những tháng đầu năm. Đến ngày 31-5, đạt trên 6,7 triệu tỉ đồng, tăng 6,16% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Về thị trường ngoại hối, dù những tháng đầu năm thị trường còn biến động nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối.
Đến ngày 11-6, tỷ giá trung tâm ở mức 22.567 VND/USD, tăng 0,63% so với cuối năm 2017. Tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 0,47% so với cuối năm 2017.
Cùng với những thông tin tích cực trên, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối tháng 3, tổng nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng chiếm 2,18% tổng dư nợ.
Kể từ ngày 15-8-2017, khi nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu có hiệu lực đến cuối tháng 3 vừa qua, toàn hệ thống đã xử lý được 100,5 nghìn tỉ đồng nợ xấu.
Phát biểu tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Hồng - phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - nhận định từ nay đến cuối năm 2018, nền kinh tế còn nhiều biến động, đan xem cả thuận lợi và khó khăn.
Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực quản lý hoạt động ngân hàng, phối hợp đồng bộ các công cụ điều hành với giải pháp vừa đảm bảo các mục tiêu của chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo an toàn tiền tệ cho nền kinh tế và người dân.
Bà Hồng cũng nhấn mạnh đến việc điều hành để đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao.(Tuoitre)
------------------------------
Ôtô lắp ráp áp đảo xe nhập khẩu
5 tháng đầu năm, tiêu thụ ôtô nhập khẩu giảm tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa công bố báo cáo doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 5 vừa qua đạt 23.065 xe, tăng 9% so với tháng trước. Trong số này có 15.397 xe du lịch, 6.890 xe thương mại và 778 xe chuyên dụng. Theo đó, doanh số xe du lịch tăng 13%, xe thương mại giảm 8% và xe chuyên dụng giảm 36% so với tháng trước.
Cũng theo VAMA, trong tháng 5 sản lượng ôtô lắp ráp trong nước đạt 19.467 xe, tăng 9% so với tháng trước và số lượng nhập khẩu nguyên chiếc là 3.598 xe, tăng 12%.
Cả nước tiêu thụ 103.746 ô tô các loại trong 5 tháng đầu năm. Ảnh: Tấn Thạnh
Tính đến hết tháng 5, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 103.746 xe các loại, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ ôtô du lịch vẫn tăng 6% đạt 63.835 xe trong khi xe thương mại và xe chuyên dụng giảm mạnh 19% và 37% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt lần lượt 30.883 chiếc và 4.028 chiếc.
Cũng trong 5 tháng đầu năm, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10% so với cùng kỳ 2017, đạt 87.426 chiếc, xe nhập khẩu lại giảm tới 46%, chỉ còn 16.320 chiếc. Sự sụt giảm của xe nhập khẩu do các hãng gặp khó khăn khi hoàn tất các thủ tục quy định tại Nghị định 116 về ôtô nhập khẩu.
Theo các hãng xe Toyota, Ford, Chevrolet, Suzuki, Honda, cuối tháng 6 này và trong tháng 7 tới sẽ có nhiều dòng xe được nhập khẩu về Việt Nam. Lượng nhập khẩu sẽ tăng dần trong những tháng cuối năm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cũng theo VAMA, 5 tháng đầu năm, Trường Hải - Thaco tiếp tục dẫn đầu về tiêu thụ ô tô tại Việt Nam với 41,8% thị phần, tổng cộng 42.438 xe các loại; kế đến là Toyota với 21,2% thị phần, tương đương 21.482 xe; Honda xếp thứ 3 nhưng chỉ nắm 8,8% thị phần, khi tiêu thụ 8.919 xe. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là thị phần của Honda đã tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. (NLĐ)
-----------------------
Người trồng khoai môn điêu đứng vì đối tác Trung Quốc 'xù' hợp đồng
Nông dân trồng khoai môn điêu đứng vì doanh nghiệp đến lấy mẫu rồi hẹn ngày đến thu mua nhưng sau đó "lặn biệt tăm". Doanh nghiệp giải thích do phía đối tác Trung Quốc hủy hợp đồng nên họ bị thua lỗ nặng.
Nông dân đã thu hoạch khoai môn nhưng doanh nghiệp bao tiêu “bỏ của chạy lấy người” sau khi bị đối tác Trung Quốc “xù” hợp đồng - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 8-6, ông Huỳnh Văn Hiền, giám đốc Công ty TNHH dịch vụ P.N - đơn vị đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm khoai môn với nông dân xã Tân Hòa (huyện Phú Tân, An Giang), đã không tổ chức thu mua sản phẩm của nông dân theo hợp đồng do doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn, vì phía đối tác Trung Quốc đã hủy hợp đồng với công ty.
"Doanh nghiệp chúng tôi không chỉ mua khoai môn ở An Giang mà còn nhiều địa phương khác. Khi phía đối tác Trung Quốc hủy hợp đồng, doanh nghiệp bị thua lỗ nặng. Chúng tôi đang tính toán, sắp xếp thời gian gặp bà con chia sẻ khó khăn này chứ không thể mua theo hợp đồng được" - ông Hiền nói.
Trước đó, theo hợp đồng bao tiêu được ký kết với nông dân xã Tân Hòa vào tháng 12-2017, doanh nghiệp này cam kết sẽ tiêu thụ sản phẩm khoai môn cho bà con với số lượng thu hoạch thực tế, theo giá thị trường.
Tuy nhiên, khi khoai được 5 tháng, doanh nghiệp này đến lấy mẫu rồi hẹn ngày đến thu mua nhưng sau đó "lặn biệt tăm".
Tại buổi làm việc ba bên (doanh nghiệp, nông dân và HTX nông nghiệp Hưng Tân), đại diện doanh nghiệp này cam kết sẽ thu mua khoai môn sau khi nông dân chấp nhận giảm giá bán so với giá bao tiêu.
Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp vẫn không đến mua trong khi nông dân đã thu hoạch khoai môn.
"Chúng tôi không dám bán ra ngoài vì tuân thủ hợp đồng đã ký. Nhưng nếu để quá hạn không nhổ, khoai sẽ hư hỏng, thiệt hại" - một nông dân bức xúc. (Tuoitre)
----------------------------
Thông quan hàng hóa từ 23 ngày xuống còn 1 ngày
Ở giai đoạn 2012 – 2015, thời gian thông quan một lô hàng thuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý là 23 ngày thì nay chỉ còn 1 ngày
Đó là thông tin được ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại hội thảo Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG) tổ chức ngày 11-6 tại TP HCM.
Giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những yêu cầu Nghị quyết 19 đặt ra và các bộ ngành đã thực hiện được (trừ hàng hóa phải kiểm dịch động vật). Mục tiêu đặt ra là thời gian thông quan hàng hóa xuống còn 90 giờ (hàng nhập khẩu) và 70 giờ (hàng xuất khẩu).
Khí dầu mỏ dạng hóa lỏng (LPG - thường gọi là gas) là mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ
Riêng thời gian thông quan đối với hàng hóa thuộc danh mục do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý hiện chỉ còn 24 giờ (1 ngày). Ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết thời gian thông quan trung bình 1 lô hàng ở giai đoạn 2012-2015 là 23 ngày, giai đoạn 2015-2016 là 13 ngày và giai đoạn 2017 đến nay là 1 ngày.
"Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 07 có hiệu lực từ 1-10-2017 chính thức áp dụng cơ chế hậu kiểm cho 96% lô hàng (93% nếu tính theo mã HS) và kéo giảm thời gian thông quan xuống còn 1 ngày. Nếu so với các nước trong khu vực ASEAN4 (4 nước phát triển nhất ASEAN gồm Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia) là 90 giờ thì thời gian thông quan của Việt Nam, tính riêng nhóm hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý là ngắn nhất. Đây là nỗ lực cải cách của Bộ Khoa học và Công nghệ" – ông Linh nhấn mạnh.
Theo báo cáo tổng hợp do ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án USAID GIG trình bày thì theo phản ánh của các doanh nghiệp, thời gian thông quan các lô hàng phải kiểm dịch động vật là dài nhất: 96 giờ (tại Hà Nội) và 108 giờ (tại TP HCM), kiểm tra thực vật mất 60 giờ (tại TP HCM) và 50 giờ (tại Hà Nội).(NLĐ)