Comcast ra giá 65 tỷ USD mua 21st Century Fox; Trung Quốc bàn kế hoạch thách thức OPEC; Về nhỏ giọt, ôtô nhập Thái vẫn “chấp” cả phần còn lại; Sản lượng thép Trung Quốc cao kỷ lục bất chấp nỗ lực 'siết' công suất của chính phủ
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-06-2018
- Cập nhật : 14/06/2018
Indonesia chuẩn bị tham gia CPTPP
Jusuf Kalla, Phó Tổng thống của Indonesia, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng chính phủ của ông hiện đang nghiên cứu tham gia vào CPTPP.
Indonesia đang nghiên cứu CPTPP nhằm mục đích gia nhập hiệp ước thương mại, ông Jusuf Kalla, Phó Tổng thống nước này, vừa cho biết.
Những nhận xét đó đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối với quốc gia Đông Nam Á, trước đây đã nói rằng hiệp ước thương mại đã mất đi sức hấp dẫn của nó bởi không có sự tham gia của Mỹ .
Phát biểu trên tờ Nikkei bên lề Hội nghị Tương lai châu Á ông Jusuf Kalla cho biết, Indonesia đang "nghiên cứu các điều kiện, khả năng" của việc gia nhập hiệp định thương mại. "Tất nhiên, nếu CPTPP được miễn thuế và Indonesia vẫn trả thuế, thì không dễ dàng cho hàng hóa Indonesia cạnh tranh trên thị trường", ông nói. "Đó là lý do tại sao ý định của chúng tôi là tham gia" sau khi hiệp ước có hiệu lực, ông nói.
Phó tổng thống đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei năm ngoái rằng "không có Mỹ [trong TPP], chúng tôi cảm thấy rằng lợi ích trên mặt trận thương mại của Indonesia không lớn, và chúng tôi đã mất hứng thú", nhưng bây giờ ông là quan điểm cho dù nền kinh tế lớn nhất thế giới có trở lại hay không, Indonesia có thể tham gia.
Ông Kalla cho biết ông hy vọng rằng các nghiên cứu hiện đang được thực hiện bởi chính phủ của ông trong thỏa thuận CPTPP hiện tại sẽ kết thúc trong 6 tháng đến 1 năm, sau đó Indonesia sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Các nghiên cứu sẽ tập trung vào khả năng cạnh tranh của đất nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu nó tham gia hiệp ước.
Mười hai quốc gia giáp Thái Bình Dương bước đầu tham gia TPP vào tháng 2 năm 2016, nhưng Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm ngoái sau khi Donald Trump, sau thông qua cam kết vận động, nhậm chức tổng thống. 11 quốc gia còn lại đã đồng ý với một phiên bản sửa đổi của thỏa thuận, bây giờ được gọi là Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hoặc CPTPP, tại Việt Nam tháng 11 năm ngoái, ký kết tại Santiago, Chile vào tháng 3 vừa qua. CPTPP mới có hiệu lực sau khi sáu thành viên của nó phê chuẩn thỏa thuận.
Indonesia vào đầu tháng 4 đã đưa ra một chiến lược phát triển, được mệnh danh là "Making Indonesia 4.0", để nâng cấp năm lĩnh vực sản xuất với hy vọng biến quốc gia này trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các ngành công nghiệp bao gồm thực phẩm và đồ uống, dệt may, ô tô, hóa chất và điện tử - các lĩnh vực phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước láng giềng của Indonesia. Tham gia CPTPP sẽ ít nhất là cấp sân chơi cho Indonesia đối với các đối thủ của mình.
Indonesia cũng tham gia vào một thỏa thuận mega thương mại lớn, các đối tác kinh tế toàn diện khu vực, hoặc RCEP. Vào tháng 2, quốc gia này đã tổ chức vòng đàm phán thứ 21 tại thành phố Yogyakarta, với bộ trưởng thương mại của Indonesia, Enggartiasto Lukita, cho biết tại thời điểm đó quan hệ đối tác là ưu tiên của đất nước.
Nhưng với các cuộc đàm phán RCEP kéo dài - các kế hoạch ban đầu là csẽ ưu tiên tham gia CPTPP. (NCĐT)
------------------------
Giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm, có loại mất tới 200 đồng/kg
Tuần trước, giá lúa, gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng loạt giảm từ mức đỉnh của nhiều năm trở lại đây.
Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 7/6 (đơn vị: đồng/kg)
Loại | Giá | Thay đổi so với tuần trước đó |
Lúa khô loại thường | 6.500 - 6.600 | - (200) |
Lúa khô loại dài | 6.900 - 7.000 | - (200) |
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) | 8.600 - 8.700 | - (50) |
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) | 8.350 - 8.450 | - (150) |
Gạo thành phẩm 5% tấm | 9.900 - 10.000 | - (100) |
Gạo thành phẩm 15% tấm | 9.650 - 9.750 | - (50) |
Gạo thành phẩm 25% tấm | 9.400 - 9.500 | - (50) |
(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Theo số liệu từ Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT, tính đến ngày 1/6, khu vực ĐBSCL đã gieo trồng được 1.651.537 ha cho vụ lúa Hè Thu 2018, hoàn thành được 66,07% kế hoạch. Diện tích lúa Hè Thu 2018 được thu hoạch sớm đạt 48.191 ha, với năng suất đạt 59,36 tạ/ha và sản lượng đạt 286.082 tấn.
Cũng theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo tháng 5 đạt 621 nghìn tấn và 309.528 triệu USD (FOB). Theo đó, xuất khẩu mặt hàng này trong cả 5 tháng đầu năm nay đạt 2,526 triệu tấn, đật 1,238 tỷ USD.
Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn
Tại Thái Lan, Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan điều chỉnh tăng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2018 lên 10 triệu tấn, so với dự báo trước đây 9,5 triệu tấn, bởi xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm nay tốt hơn dự báo. Từ tháng 1 đến tháng 4, Thái Lan xuất khẩu 3,31 triệu tấn gạo, tăng 38% so với năm trước và vượt qua những nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan.
Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo basmati Ấn Độ sang Iran vẫn hy vọng điều tốt đẹp sẽ đến sau khi Mỹ tái áp đặt cấm vận lên Iran, vốn là thị trường lớn đối với gạo basmati của Ấn Độ.
Trước đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ phần lớn chấp nhận thanh toán bằng rupee cho các đơn hàng xuất khẩu sang Iran vào năm 2012 khi các ngân hàng bị hạn chế do lệnh cấm vận của Mỹ. Cơ chế này giúp Ấn Độ thu hẹp thặng dư mậu dịch với Iran từ khoảng 11,3 tỷ USD trong cùng năm tài chính về còn khoảng 3,5 tỷ USD trong năm tài chính 2016 khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ.
Tại Myanmar, nước này đang đàm phán với chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về việc xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm tài khóa 2018-2019. Vòng đàm phán đang diễn ra nhằm ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU) giữa Bộ Thương mại Myanmar và chính quyền tỉnh Vân Nam. Theo dự thảo, Myanmar có thể nhập khẩu thiết bị nông nghiệp, sắt và thép từ Trung Quốc.
Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn
Tại Malaysia, Bộ trưởng Nông nghiệp Salahuddin Ayub thông báo độc quyền nhập khẩu gạo của Bernas đã kết thúc theo quyết định của quốc hội hôm 6/6. Đồng thời, hoạt động của Tổ chức Nông dân Quốc gia Malaysia (Nafas) đã tạm ngừng, có hiệu lực từ ngày 01/06. Lệnh tạm ngừng này có thể kéo dài 3 tháng.
Tại Ai Cập, Thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail ngày 5/6 cho biết, nước này sẽ bắt đầu nhập khẩu gạo nhằm tăng tồn kho và kiểm soát thị trường. Ai Cập giảm gieo trồng gạo năm nay để giữ gìn tài nguyên nước sông Nile. Các thương nhân cho biết chính sách mới sẽ thúc đẩy Ai Cập nhập khẩu đến 1 triệu tấn gạo năm tới sau nhiều thập niên xuất khẩu gạo hạt trung bình tại các thị trường Ả rập.
Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á
Tuần trước, giá gạo tại châu Á biến động trái chiều với giao dịch chậm chạp do một số thị trường nghỉ lễ Vesak.
Tại Thái Lan, giá gạo trắng chất lượng cao, tấm thơm và gạo đồ giảm. Ngược lại, trong khi gạo trắng chất lượng thấp, gạo thơm và nếp vẫn ổn định giá ở mức cao.
Tại Pakistan, giá gạo ổn định nhưng giá gạo trắng 25% tấm giảm nhẹ vì nhu cầu ít. Tại Ấn Độ, giá gạo tăng do nhu cầu cải thiện và đồng rupee tăng giá. Tại Myanmar, giá gạo ổn định vì hàng vẫn đang được thu mua để giao hàng cho châu Phi và một số đơn hàng cũ.
Thị trường đang chờ các tín hiệu mua vào sắp tới; dự kiến có Indonesia và Malaysia nhập ổn định. Philippines có thể sẽ nhập khẩu thêm ở khối tư nhân trong khi Bangladesh và Sri Lanka không vội vã.
Tâm điểm của thị trường là hạn ngạch mới MAV năm 2018 của Philippines, với thời điểm giao hàng chia làm hai giai đoạn, từ tháng 7 đến 31/8 và giai đoạn 2 từ 20/12 đến 28/2/2019. MAV 2018 có số lượng 805.200 tấn, chia thành 293.100 tấn/lô cho Thái Lan và Việt Nam, 50.000 tấn cho mỗi nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, 15.000 tấn cho Úc, 4.000 tấn cho Ecuador và 50.000 tấn nhập khẩu Omnibus mà có thể chọn bất kỳ nguồn cung nào.
Trong khi đó, Iran thông báo đấu thầu 50.000 tấn gạo trắng Thái 100B trong 2 lô, mỗi lô 25.000 tấn vào ngày 3/7, là đấu thầu đầu tiên dành cho gạo Thái.
Ngoài ra, Bangladesh cũng đang quan tâm mua 100.000 - 200.000 tấn gạo Myanmar nhưng chưa rõ về ngân sách để mua. Thị trường Pakistan tiếp tục tập trung vào hợp đồng cũ đang được thực hiện khi nhu cầu mới chủ yếu từ Đông Phi và Afghanistan.
Thị trường Ấn Độ tiếp tục hưởng lợi với danh sách xếp hàng tăng sang châu Phi. Myanmar tập trung vào xếp hàng đang diễn ra khi thị trường vững do nhu cầu thương mại với châu Phi, châu Âu, và thương mại biên giới tăng với Trung Quốc.(Vietnambiz)
---------------------------------
Bán vốn nhà nước không nên chỉ dựa vào giá
Để phải đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đại diện vốn nhà nước cần khéo léo chọn nhà đầu tư chiến lược chứ không chỉ chọn mức giá cao.
Ông Vương Tuấn Dương, phó giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, cho rằng cần phải có một quy trình cổ phần hóa gồm công bố thông tin, về bản cáo bạch… - Ảnh: NGUYỄN NAM
Phát biểu tại hội thảo cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước - góc nhìn chuyên gia tổ chức hôm 12-6, các chuyên gia kiến nghị một loạt giải pháp nhằm cải thiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Cần có bản cáo bạch bằng tiếng Anh và minh bạch thông tin
Ông Vương Tuấn Dương, phó giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, cho rằng cần phải có một quy trình cổ phần hóa gồm công bố thông tin, về bản cáo bạch.
Dẫn chứng bằng một câu chuyện bất cập trong bán vốn nhà nước, ông Dương kể một nhà đầu tư nói rằng cách đây vài năm rất muốn rót vốn vào một công ty khi doanh nghiệp đó cổ phần hóa.
"Nhưng thật đáng tiếc, công ty đó không có bản cáo bạch bằng tiếng Anh. Đặc biệt, nhà đầu tư không thể gặp được ban lãnh đạo của công ty đó. Thời gian từ khi công ty công bố thông tin đến khi đấu giá không rõ ràng và rất ngắn gọn, ít thời gian cho nhà đầu tư phân tích thông tin" - ông Dương nói.
Liên quan đến việc minh bạch hóa thông tin, bảo đảm cho công chúng và thị trường có được thông tin đầy đủ, kịp thời, ông Dương nhấn mạnh một trong những vấn đề cần được cải thiện hiện nay là công tác thông tin đến công chúng.
"Theo định kỳ sáu tháng hoặc ít nhất là hằng năm, Chính phủ nên cung cấp cho báo chí, cộng đồng nhà đầu tư những thông tin cơ bản về kế hoạch cổ phần hóa/thoái vốn cho giai đoạn vừa qua; những thành quả đạt được và các biện pháp khắc phục khi không đạt kế hoạch" - ông Dương đề xuất.
Mặt khác, ông Dương khuyến nghị nên bám sát kế hoạch cổ phần hóa dù thị trường có thay đổi. Chẳng hạn, mục tiêu cổ phần hóa 150 doanh nghiệp trong năm nay, "nhưng vì thị trường sụt giảm mà dừng lại chỉ cổ phần hóa 15-20 doanh nghiệp là không nên".
Đặc biệt với các thương vụ lớn, theo ông Dương, Chính phủ nên có kế hoạch kỹ càng và thực hiện từng bước, tránh gây ra tình trạng thị trường không hấp thu kịp.
Chọn cổ đông chiến lược mà không bán cố lấy giá cao
Từ thực tiễn bán vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, ông Lê Song Lai, phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, đánh giá hiện nay vẫn đang lúng túng trong việc tối đa hóa số tiền thu về cho Nhà nước với việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp phát triển doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Trọng Dũng, phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho rằng nếu mục tiêu chỉ để thu được tiền tức là giá càng cao càng tốt thì dễ, nhưng cần phải hướng đến mục tiêu dài hạn hơn, trong đó có vấn đề "Nhà nước có thể phải giữ lại một tỉ lệ nhất định không phải là 31%, mà là 36% để có tiếng nói phủ quyết cuối cùng".
Ông Dũng nói thêm trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, Nhà nước không nên chỉ đặt mục tiêu vì tiền, mà cần chú ý đến các tiêu chí khác như vấn đề an sinh xã hội, giữ gìn thương hiệu quốc gia, an ninh, quốc phòng. Nói cách khác thì bên cạnh đó, tiêu chí xác định cổ đông chiến lược cần phải gắn kết lâu dài với doanh nghiệp "chứ không chỉ có tiền không".
Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Đại học quốc tế RMIT Việt Nam, khẳng định nhà đầu tư chiến lược có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, theo ông Trung, doanh nghiệp cần phải có cách tiếp cận linh hoạt trong việc chọn nhà đầu tư.
Theo thông lệ quốc tế, sẽ tùy vào từng trường hợp, đặc biệt với doanh nghiệp lớn có giá trị trên 1 tỉ USD, ông Trung khuyên cần khéo léo chọn nhà đầu tư chiến lược, dựa vào hồ sơ, lịch sử, cam kết chứ không nên chỉ chọn giá.
"Nếu chạy theo giá cao thì đâu biết 3 năm họ làm mất thương hiệu của mình thì sao?" - ông Trung đặt vấn đề.
Để chọn trúng nhà đầu tư chiến lược, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng Chính phủ cần đánh giá lịch sử hoạt động của nhà đầu tư qua kết quả phát triển kinh doanh dựa trên thương hiệu bản địa trong quá khứ.
Chẳng hạn, theo ông Long, tỉ lệ doanh thu của công ty đến từ thương hiệu bản địa đã mua lại.
Bên cạnh đó, để đảm bảo có thể thúc đẩy, mở rộng thị trường cho sản phẩm, nhà đầu tư chiến lược cũng cần có kinh nghiệm dày dạn ở thị trường Việt Nam, đảm bảo có thể kế thừa và phát triển tốt các sản phẩm của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, thoái vốn.(Tuoitre)