Fitch: Việt Nam cần thận trọng để trở thành nền kinh tế đáng đầu tư; Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009; Đầu tư nông nghiệp bền vững: Cần cải thiện môi trường và chính sách
Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-06-2018
- Cập nhật : 15/06/2018
Vinalines đang là “con nợ” của những tổ chức tín dụng nào?
Sau hơn 6 năm tái cơ cấu, Vinalines vẫn gánh hơn 11.219 tỷ đồng nợ gốc, trong đó 4.374 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 6.845 tỷ đồng nợ vay trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng.
Dù trong năm 2017, Vinalines đã trả được hơn 4.196 tỷ đồng nợ gốc nhưng đến thời điểm 31/12/2017, báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty vẫn ghi nhận hơn 11.219 tỷ đồng nợ gốc và 3.027 tỷ đồng nợ lãi phải trả.
Có thể thấy, nợ vay đang là gánh nặng thực sự đối với Vinalines trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng bao gồm cả ngắn, trung và dài hạn chiếm 39,9% tổng nguồn vốn trên báo cáo tài chính năm 2017 của doanh nghiệp.
Nợ nhiều dẫn đến áp lực trả lãi lớn. Tính riêng năm 2017, chi phí lãi vay lên đến 807 tỷ đồng tương đương 6% doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của Tổng công ty, tại thời điểm 31/12/2017, chủ nợ lớn nhất của Vinalines là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) với 1.377 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 2.545 tỷ đồng nợ trung, dài hạn. Theo sau đó là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) với 737 tỷ đồng và Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thủy VFC với 312 tỷ đồng nợ ngắn hạn.
Ngoài ra, Vinalines vẫn còn khoản vay trung, dài hạn trên 725 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA giai đoạn II với lãi suất khoảng 2%/năm.
Cũng trong năm 2017, Vinalines đã xử lý một số khoản nợ lớn như 1.023 tỷ đồng vay ngắn hạn và 445 tỷ đồng vay dài hạn tại Ngân hàng Cathay United – Chi nhánh Chu Lai, 1.267 tỷ đồng vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội và 289 tỷ đồng nợ dài hạn tại Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Năm 2017, doanh thu công ty đạt 13.560 tỷ đồng, giảm 7,2% so với năm 2016, đồng thời lợi nhuận sau thuế đạt 748 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước.(Bizlive)
------------------------
Hơn 32.000 tỉ nợ thuế không có khả năng thu hồi
Tiền nợ thuế của cả nước cao nhất từ trước đến nay với hơn 83.500 tỉ đồng. Trong đó, nợ thuế không có khả năng thu lên đến trên 32.000 tỉ đồng.
Người dân đến nộp thuế tại một chi cục thuế ở TP. HCM - Ảnh: TTO
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, đến thời điểm 31-5, tổng số tiền thuế nợ của cả nước là 83.540 tỉ đồng.
Trong đó, những khoản nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày là 50.808 tỉ đồng, chiếm 60,8% tổng số tiền thuế nợ.
Các khoản nợ thuế, phí là 23.814 tỉ đồng, còn lại là nợ liên quan về đất, phạt vi phạm hành chính và chậm nộp thuế.
Đáng chú ý, Tổng cục Thuế cho hay nhóm nợ không có khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh) là hơn 32.700 tỉ đồng. Số nợ này chiếm 39,2% tổng số tiền thuế nợ.
Theo Tổng cục Thuế, số nợ đọng thuế các tháng đầu năm 2018 tăng cao chủ yếu do nguyên nhân khách quan như số nợ cũ của những năm trước tồn đọng, không thu hồi được, số tiền chậm nộp tăng lên và tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ngừng hoạt động...
Để đảm bảo số nợ thuế dưới 5% tổng số thu như Quốc hội giao, Tổng cục Thuế cho biết đã yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng để đảm bảo thu ngay số tiền nợ thuế mới phát sinh (dưới 90 ngày) và giảm số tiền nợ đọng thuế.(Tuoitre)
------------------------
Bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Chủ tịch Viettel
Thủ tướng Chính phủ vừa kí quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ 1/3/2015.
Ông Hùng sẽ là chủ tịch đầu tiên của Viettel, sau Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Tập đoàn Viettel) được Chính phủ ban hành hồi đầu năm.
THeo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel gồm: Chủ tịch, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng, bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ. Đồng thời, quy định chức Chủ tịch Viettel kiêm Tổng giám đốc Viettel.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: VnEconomy.
Cũng theo Nghị định 05, Công ty mẹ - Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương; thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của Viettel tại thời điểm ngày 5/1/2018 là 121.520 tỷ đồng; vốn điều lệ của Viettel giai đoạn từ 2015 đến hết năm 2020 là 300.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng bổ nhiệmbà Hoàng Thị Hạnh, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc giữ chức vụ Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.(NDH)
----------------------------
Ô tô Trung Quốc 'nhái' siêu xe sắp vào Việt Nam
Nhiều người đang lo ngại trước tình trạng xe ô tô Trung Quốc giá rẻ tràn vào VN.
Người Trung Quốc cũng không chuộng xe nội địa của họ
NG.NGA
Chỉ sau Thái về lượng xe nhập vào Việt Nam
5 tháng đầu năm, Thái Lan dẫn đầu cả nước với lượng xe nhập vào Việt Nam lên đến 7.200 chiếc, kế đó là xe từ Trung Quốc với 342 chiếc. Một khoảng cách khá xa song lượng xe nhập từ Trung Quốc đang vượt mặt cả các loại xe nhập từ các nước châu Âu, Mỹ. Những thương hiệu xe con nhập từ Trung Quốc chủ yếu là: BAIC, Zotye, Dong Phong (DMF), Geely, Luxgen...
Đây cũng là những mẫu xe đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay, song chưa từng chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng Việt. Lý do là số đông với người Việt, chiếc xe hơi ngoài phương tiện là một phần tải sản không nhỏ. Thế nên, tâm lý phải tậu xe có thương hiệu và chắc chắn chiếm phần lớn.
Tuy nhiên, lý thuyết trên có thể thay đổi khi "xứ sở của hàng nhái" đang ngày càng có nhiều nhà sản xuất liên tục tung ra các mẫu xe nhái y chang những mẫu xe sang nổi tiếng thế giới. Mới đây, một thương hiệu ô tô nhỏ tại Trung Quốc là Huansu công bố thông tin sẽ sớm ra mắt dòng xe X-Series "lấy cảm hứng" từ mẫu siêu xe Lamborghini Urus (Ý) có giá khoảng 15.000 USD, chỉ bằng 1/30 giá chiếc Lamborghini nguyên bản giá trên 488.000 USD.
Trước đó, các hãng xe nhỏ Trung Quốc cũng đã nhái thành công chiếc Zotye SR8 có dáng dấp không khác gì chiếc Porsche Macan, lộ liễu nhất là mẫu BX7 (BAIC - Trung Quốc) nhái mẫu F-Pace của Jaguar, chiếc Chery Tiggo 7 được cho là nhái Volkswagen Tiguan… Một chiếc xe "sang" của Trung Quốc chỉ có giá tầm 200-300 triệu đồng.
Dự kiến, Triển lãm Ô tô Quốc tế Việt Nam 2018 tổ chức vào tháng 10 tới đây, sẽ có sự tham gia một số mẫu nhái siêu xe của Trung Quốc được giới thiệu đến với người tiêu dùng Việt
Người Trung Quốc chuộng xe Nhật được lắp ráp trong nước - NG.NGA
Người Trung Quốc cũng không mặn mà với xe nội địa
Không chỉ nhái siêu xe với giá rẻ bèo, nhiều mẫu xe phổ thông của Nhật, Đức, Mỹ cũng được Trung Quốc tăng cường nhái, bán tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang nhiều nước có mức thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam. Giá rẻ và ngoại hình luôn bắt mắt, song các mẫu xe nội địa của Trung Quốc theo nhiều người Trung Quốc tại Thượng Hải cho biết, đa số giới mới ra trường, cần xe đi làm giá rẻ mua hoặc người ở quê, tỉnh lẻ, nông thôn mua là chính.
TIN LIÊN QUAN
Xe từ Thái 'áp đảo' thị trường ô tô nhậpMấy năm trở lại đây, Thượng Hải bắt đầu có những chính sách siết xe hơi.
Năm 2015, Thượng Hải đưa ra quy định xe số chẵn đi ngày chẵn, xe số lẻ đi ngày lẻ. Tuy nhiên, chính sách đó bị phá sản chỉ sau 1 năm khi giới đi làm tại Thượng Hải thừa khả năng để sắm 2 chiếc ô tô có số chẵn và số lẻ để dùng thay phiên nhau trong tuần. Từ năm 2017 đến nay, chính quyền thành phố này tiếp tục đưa ra quy định bắt buộc người tiêu dùng phải có biển số xe trước mới được mua xe. Theo đó, giá một biển số xe luôn cao gấp mấy lần so với giá xe, với 18 vạn tệ (tương đương 30.000 USD)/biển số xe hơi. Tuy nhiên, có tiền cũng chưa chắc mua được biển số do trung bình mỗi tháng, cơ quan quản lý giao thông tại đây chỉ tổ chức quay xổ số phát hành 5.000 biển số xe/tháng. Và nhiều trường hợp chờ có được biển số xe mất cả năm chưa chắc có.
"Đây cũng là cách làm gây mất kiên nhẫn cho người mua xe có hiệu quả nhất, vả lại, chất lượng một chiếc xe hơi luôn tỷ lệ thuận với giá trị của nó. Để chọn một phương tiện vận tải đi chuyển hằng ngày, người Trung Quốc không “liều” chọn xe nội địa được", một nữ công chức tại Thượng Hải cho biết.
Khó để mua được biển số xe, nên khi mua xe, người Trung Quốc tại các thành phố lớn hiếm khi chọn xe thương hiệu nội địa để dùng, đa số họ chuộng xe nhập hoặc rẻ hơn là mua xe của Nhật được sản xuất lắp ráp tại Trung Quốc với giá rẻ hơn giá xe Nhật tại Việt Nam từ 30-50% (Thanhnien)