Kiều hối - “miếng bánh hấp dẫn” mà ngân hàng Việt đang muốn giành lại từ các tổ chức quốc tế
Anh kêu gọi Trung Quốc giảm sản lượng thép
BIDV và BSC là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai
Bảo Minh muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Vinamilk
Khách sạn Kim Liên: Ôm đất vàng, lỗ triệu đô
Tin kinh tế đọc nhanh 12-04-2016
- Cập nhật : 12/04/2016
Sẽ chấm điểm 20.000 quỹ đầu tư toàn cầu
Công ty Morningstar, Inc. (mã chứng khoán trên sàn NASDAQ là MORN) vừa giới thiệu thang chấm điểm bền vững cho các quỹ đầu tư.
Thang điểm trước mắt sẽ chấm điểm khoảng 20.000 quỹ toàn cầu thông qua Morningstar Direct - hệ thống nghiên cứu của Công ty dành cho các nhà quản lý quỹ và Morning Star Office - hệ thống quản lý dành cho các nhà tư vấn tài chính.
Việc chấm điểm sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá các quỹ tương hỗ và quỹ ETF dựa trên khả năng các DN được quỹ đầu tư đã quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị như thế nào. Thang điểm bền vững Morningstar cũng là cơ sở giúp NĐT dự đoán về trình độ quản lý các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị tại các công ty họ định đầu tư, đồng thời so sánh giữa các quỹ với nhau.
Thang điểm được xây dựng dựa trên nghiên cứu và chuẩn đánh giá của Sustainalytics - nhà cung cấp các nghiên cứu về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Với thang điểm này, các công ty sẽ phải minh bạch về trình độ quản lý các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị của họ, vì họ được kiểm định khách quan bởi công ty độc lập là Morningstar.
Tại Việt Nam, phát triển bền vững là khái niệm khá mới mẻ với cộng đồng DN. Để thúc đẩy các DN niêm yết quan tâm đến việc này, từ năm 2013, trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên do Sở GDCK TP. HCM, Báo ĐTCK cùng các đối tác Dragon Capital, HNX, IFC, ACCA tổ chức, Ban Tổ chức đã chính thức bổ sung Giải thưởng báo cáo phát triển bền vững tốt nhất. Một số DN được vinh danh trong 2 mùa giải 2014 - 2015 là VNM, BVH, IMP, FPT, PVD, DHG…
Năm 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 155/2015/TT-BTC, trong đó lần đầu tiên thể chế hóa quy định các DN đại chúng phải thực hiện báo cáo phát triển bền vững.
“Đây là một bước tiến dài khi thực tế, câu chuyện về phát triển bền vững và đầu tư có trách nhiệm không phải đã có lịch sử trên thế giới để Việt Nam học hỏi”, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói.
Năm 2015, Tập đoàn Bảo Việt là DN đầu tiên thực hiện kiểm toán Báo cáo phát triển bền vững. Theo ông Vũ Chí Dũng, đây là việc đáng khích lệ, vì từ trước đến nay, các DN tiên phong cũng mới chỉ ở mức tự chia sẻ về ý niệm, về con đường phát triển bền vững, chưa có tổ chức nào độc lập, đứng ra thẩm định xem doanh nghiệp nói đúng hay sai, đủ hay thiếu về vấn đề này.
Mặt hàng “set top box” có thuế NK từ 0% đến 35%
Trước kiến nghị của DN và Hải quan các địa phương đề nghị hướng dẫn phân loại mặt hàng có tên thương mại “set top box”- đầu thu kỹ thuật số, Tổng cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn Hải quan các tỉnh, thành phố phân loại mặt hàng này. Theo đó, mặt hàng có có thuế suất thuế NK từ 0% đến 35% tùy thuộc vào chức năng có hay không kết nối với Internet.
Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, để phân loại mặt hàng này cần căn cứ quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BTC, Thông tư 156/2011/TT-BTC và Thông tư 103/2015/TT-BTC về việc ban hành Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.
Phân loại cụ thể, mặt hàng “set top box- Thiết bị chuyển đổi tín hiệu, loại không được thiết kế để tích hợp với màn hình TV, có tính năng kết nối internet và tương tác với người dùng” thuộc nhóm 8528 “màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh”, phân nhóm- thiết bị thu dùng trong truyền hình có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh, phân nhóm – Không thiết kế gắn với thiết bị hiển thị video hoặc hình ảnh, phân nhóm --- Thiết bị chuyển đổi tín hiệu (set top boxes which have a communication function), mã số 8528.71.11---- hoạt động bằng dòng điện xoay chiều, hoặc mã số 8528.71.19 ---- Loại khác.
Theo Biểu thuế NK ban hành kèm theo Thông tư 157/2011/TT-BTC, hai mã số này đều có thuế suất thuế NK 0%.
Bên cạnh đó, mặt hàng “set top box- Thiết bị chuyển đổi tín hiệu, loại không được thiết kế để tích hợp với màn hình TV, không có tính năng kết nối internet và không tương tác với người dùng” thuộc nhóm 8528 “màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh”, phân nhóm- thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh, phân nhóm -- Không thiết kế gắn với thiết bị hiển thị video hoặc hình ảnh, phân nhóm --- Loại khác, mã số 8528.71.91---- hoạt động bằng dòng điện xoay chiều, hoặc mã số 8528.71.99 ---- Loại khác.
Theo Biểu thuế NK ban hành kèm theo Thông tư 157/2011/TT-BTC, mã số 8528.71.91có thuế suất thuế NK 35% và mã số 8528.71.99 có thuế suất thuế NK 25%.
Báo cáo quyết toán hàng gia công, SXXK: Đơn giản hơn sao vẫn không thực hiện?
Mới đây, một trong các quy định mới về thủ tục hải quan đi vào thực hiện, đó là việc nộp báo cáo quyết toán đối với tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hàng gia công, SXXK. Khi xây dựng quy định này, điều mà cơ quan quản lý mong đợi là đổi mới, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, nhưng ngược lại với kỳ vọng đó là sự thiếu nghiêm túc trong chấp hành của DN.
Tại một chi cục hải quan, thống kê vào ngày cuối của kỳ nộp báo cáo quyết toán đầu tiên chỉ có gần 50% số DN thuộc diện phải nộp đã chấp hành đúng thời hạn quy định. Để lý giải cho sự chậm trễ này, các DN đưa ra vô vàn lý do, hầu hết là “đổ lỗi” cho quy định mới.
Quy định nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan là thủ tục hoàn toàn mới theo Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Khi xây dựng quy định này, ban soạn thảo đã bỏ nhiều thủ tục rườm rà trước đây như: Thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công; thông báo, điều chỉnh định mức gia công, SXXK, thông báo nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm XK; thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công. DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vật liệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn. Thủ tục thanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, DN chỉ thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chính của DN.
Khi thực hiện một thủ tục mới, chắc chắn các DN sẽ gặp bỡ ngỡ, khó khăn, tuy nhiên nếu vì thế mà chưa thực hiện đúng quy định đưa ra thì có phần chưa khách quan. Hơn nữa đây lại là những quy định mới đã được cải tiến, lược bỏ để tạo thuận lợi cho DN. Thực tế thì trong danh sách nộp báo cáo quyết toán đã có gần 50% DN nộp đúng hạn. Chắc chắn đó là những DN có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định mới.
Vậy 50% DN còn lại vì sao chưa nộp? Có một thực tế mà người trong ngành phải thốt lên đó là thói quen của rất nhiều DN “nước đến chân mới nhảy”. Và đương nhiên, với những DN có hoạt động XNK thường xuyên thì việc lập báo cáo của cả năm chỉ trong một vài ngày thì khó để hoàn thành kịp. Ý thức thực hiện các quy định mới cũng chưa được quan tâm đúng mức nên mới xảy ra tình trạng có DN gia công lại lập báo cáo theo hướng dẫn đối với DN SXXK. Bởi lẽ, tại rất nhiều cuộc hội thảo phổ biến các quy định pháp luật mới, các DN thường không cử đúng cán bộ có chức trách tham dự nên chắc chắn các nội dung đó không đến hoặc chỉ đến một phần với người có trách nhiệm.
Cần nhắc lại rằng, Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2015, đến thời điểm này đã qua một năm thực hiện, chắc chắn với khoảng thời gian đó, nếu DN có sự đầu tư, nghiên cứu các quy định mới gắn với thực tế của mình thì chắc chắn kết quả sẽ khác.
Trước đó, Tổng cục Hải quan và hải quan các tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn thông tư cho DN và đã có lưu ý điểm mới là việc thực hiện báo cáo quyết toán. Việc này đòi hỏi phải có sự kết hợp của 2 bộ phận XNK và kế toán của DN, tuy nhiên trong thực tế việc này cho đến nay vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía lãnh đạo doanh nghiệp.
Ở nhiều DN cho đến giờ, việc thực hiện báo cáo quyết toán vẫn là sự đùn đẩy trách nhiệm của bộ phận XNK và kế toán. Điều này cho thấy đạo các doanh nghiệp vẫn rất thờ ơ với công tác thực hiện báo cáo quyết toán.
Thiết nghĩ, với rất nhiều kế hoạch cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan trong thời gian qua và sắp tới, nhằm đạt mục tiêu giảm thủ tục, giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK mà bản thân người thụ hưởng là DN lại chưa quan tâm đúng mức tới cái “lợi” của mình thì chắc chắn hiệu quả sẽ không được như mong muốn
Thí điểm tạm nhập hàng hóa qua 4 tỉnh
3 cửa khẩu gồm Pò Peo (Cao Bằng), Bản Vược (Lào Cai), Ka Long (Quảng Ninh) và điểm thông qua Co Sa thuộc khu vực cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) chính thức thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất. Cơ chế này sẽ được thực hiện đến hết năm 2016.
Công chức hải quan Cửa khẩu Pò Peo (Cao Bằng) làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Hồng Vân.
Đây là nội dung chính trong Quyết định 1304/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Theo đó, hàng hóa thí điểm tạm nhập gồm hợp kim các loại, quặng cái loại, hợp chất kim loại có hàm lượng cao.
Hàng hóa thí điểm tạm nhập của doanh nghiệp phải được tập kết tại các địa điểm kiểm tra trong khu vực cửa khẩu để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát, kiêm soát, làm thủ tục của hải quan và các cơ quan chức năng tại cửa khẩu.
Doanh nghiệp được thực hiện tạm nhập hàng hóa là những doanh nghiệp được UBND tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh lựa chọn, phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Để quản lý tốt hoạt động này, Bộ Công Thương yêu cầu UBND tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh tổ chức, điều phối các lực lượng chức năng liên quan đến đảm bảo cửa khẩu, điểm thông quan được thí điểm tạm nhập trên địa bàn tỉnh có đủ lực lượng chức năng kiểm soát chuyên ngành và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định.
Đáng chú ý, các tỉnh này phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về mọi hoạt động liên quan đến việc thí điểm tạm nhập.
Mặt khác, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các 4 tỉnh nói trên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thủ tục hải quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng tạm nhập đến khi hoàn tất thủ tục thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo không để thẩm lậu hàng hóa vào nội địa.
Nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định sẽ bị UBND tỉnh đưa ra khỏi danh sách được lựa chọn thực hiện thí điểm.
Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP và Thông tư 05/2014/TT-BCT. Thủ tục tạm nhập tái xuất và việc giám sát hàng hóa từ khi tạm nhập đến khi hoàn tất việc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Hariq uan 54/2014/QH13, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Tiêu thụ thép tăng đột biến sau quyết định áp thuế tự vệ
Hiệp hội Thép nhận định tâm lý đầu cơ, tích trữ của các đơn vị thương mại sau quyết định áp thuế tự vệ khiến lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng đột biến
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 3, tổng lượng thép xây dựng mà các doanh nghiệp sản xuất đã tiêu thụ đạt 1,011 triệu tấn, tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, chỉ có khoảng 50.000 tấn thép xây dựng được xuất khẩu, còn lại 962.000 tấn được tiêu thụ ở thị trường trong nước.
VSA cho rằng nguyên nhân dẫn đến đột biến này là tâm lý đầu cơ, tích trữ của các nhà thương mại sau khi quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam được Bộ Công Thương ban hành. Hiệp hội cũng cho biết tính cả quý I, tổng lượng thép xây dựng được tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt 2 triệu tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhận định về giá thép, VSA cũng cho biết, giá nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới đột ngột tăng mạnh sau Tết Nguyên đán khiến thị trường trong nước cũng có sự điều chỉnh tương ứng.
Về thép thành phẩm, sau Tết, giá phổ biến khu vực phía Bắc là 9,3-10,2 triệu đồng một tấn, tăng 400.000-600.000 đồng mỗi tấn so với trước Tết. Khu vực phía Nam ở mức 9,2-9,3 triệu đồng, tăng từ 300.000-400.000 đồng. Đây là mức giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm chiết khấu, VAT.