Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Cuộc chiến mới giữa Uber và Lyft
Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
Trung Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào Mỹ
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-04-2016
- Cập nhật : 13/04/2016
Kiều hối - “miếng bánh hấp dẫn” mà ngân hàng Việt đang muốn giành lại từ các tổ chức quốc tế
Trong mùa đại hội cổ đông năm nay, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã xin ý kiến cổ đông thành lập công ty kiều hối với kỳ vọng chuyển tiền kiều hối là dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận kiều hối cao nhất thế giới và lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng trưởng trong nhiều năm gần đây.
Nguyên nhân do lượng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông và định cư tại nhiều quốc gia, vũng lãnh thổ trên thế giới; trong đó lượng người đi lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, nhà nước có nhiều chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư, cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tê, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng.
Theo đánh giá của lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), trước tiềm năng thị trường lớn, lợi nhuận chính từ thị trường đang thuộc về các tổ chức quốc tế. Các hình thức giao dịch với khách hàng chủ yếu diễn ra tại quầy, hình thức trực tuyến 100% chưa được chú trọng khai thác.
Hiện nay một số ngân hàng đã có công ty kiều hối, ví dụ như VietinBank đã sớm thành lập Công ty THHH MTV Chuyển tiền toàn cầu và ngân hàng Đông Á thành lập Công ty Kiều hối Đông Á,..
Năm nay, Đại hội đồng cổ đông của BacABank cũng đã thông qua kế hoạch thành lập Công ty TNHH MTV Kiều hối Bắc Á với số vốn điều lệ 77 tỷ đồng. Theo ngân hàng, việc thành lập công ty này là cần thiết nhằm khai thác tiềm năng to lớn của thị trường. Công ty sẽ cung cấp dịch vụ chuyển kiều hối về Việt Nam theo hình thức online và offline, trong đó online sẽ chiếm vai trò chủ đạo.
"Tư tưởng lớn" gặp nhau, nhìn ra yếu tố tiềm năng từ thị trường này, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm nay cũng xin ý kiến cổ đông về việc thành lập Công ty chuyển tiền quốc tế ngân hàng Phương Đông với vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ đồng. Công ty này sẽ thu hút nguồn tiền kiều hối chính thức để gửi về Việt Nam, giúp bổ sung nguồn ngoại tệ.
Theo dự kiến của ngân hàng này, hoạt động của Công ty chuyển tiền Quốc tế Ngân hàng Phương Đông sẽ hiệu quả thông qua khoản doanh số có được dự tính năm 2016 là 2.160 tỷ đồng, năm 2017 là 4.131 tỷ đồng và năm 2018 là 6.885 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo phân tích của giới quan sát, không phải ngân hàng cũng sẽ được phép thành lập công ty kiều hối vào thời điểm nay. Vừa qua, tháng 1/2016, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quy định theo hướng thắt chặt hơn việc thành lập và hoạt động công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng.
Ngân hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần nhất có lãi, tỉ lệ nợ quá hạn dưới 3%; không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động... mới được thành lập công ty kiều hối. Đây là những điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong văn bản hợp nhất, quy định về thành lập và hoạt động công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng mới được ban hành.
Ngoài ra, ngân hàng xin thành lập công ty kiều hối trực thuộc phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, có bộ máy quản trị điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đảm bảo số vốn điều lệ thực có sau khi trừ đi số vốn đã cấp cho công ty trực thuộc.
Như vậy, sau làn sóng đua nhau thâu tóm, mua lại, hoặc thành lập công ty tài chính, liệu sắp tới các ngân hàng có tạo thành một "trào lưu" mới - đổ xô thành lập công ty kiều hối.
Anh kêu gọi Trung Quốc giảm sản lượng thép
Ngày 9/4, Anh đã kêu gọi Trung Quốc – nhà cung cấp 50% thép toàn thế giới – sớm giải quyết vấn đề dư thừa trong ngành thép đang khiến 15.000 công nhân có nguy cơ mất việc.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến công ty thép Tata của Ấn Độ phải rao bán mảng kinh doanh tại Anh, bao gồm cả nhà máy sản xuất chủ lực tại Port Talbot, xứ Wales. Công ty này cho biết họ không thể gánh được thêm những tổn thất tới từ nhu cầu thị trường trong nước yếu, chi phí sản xuất cao và các thị trường tại châu Âu tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác như Trung Quốc.
Sau cuộc gặp với người đồng cấp của Trung Quốc, ngoại trưởng Anh – ông Philip Hammond – đã kêu gọi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đẩy nhanh các nỗ lực kiềm chế sản lượng thép. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc gặp của Ngoại trưởng Vương Nghị với ông Philip Hammond lại không hề đề cập tới vấn đề thép trong cuộc gặp.
Ông Hammond cho biết nước Anh đang tập trung hướng tới một tương lai bền vững cho ngành sản xuất thép và ông rất hoan nghênh những công ty tiềm năng của Trung Quốc đầu tư vào ngành sản xuất này tại Anh Quốc.
Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã khiến nhu cầu sử dụng thép giảm mạnh. Điều này đã khiến ngành công nghiệp này rơi vào tình trạng thừa cung.
Để phản ứng với vấn đề dư cung, Trung Quốc và Nga đã giảm giá mạnh và chuyển hướng thị trường sang khu vực châu Âu.
Sau khi nhận thấy tình trạng hàng ngàn nhân công ngành thép đang có nguy cơ bị mất việc trong khu vực, Liên minh châu Âu (EU) đã mở 3 cuộc điều tra về chống bán phá giá các sản phẩm thép của Trung Quốc trong tháng 2 và áp thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng này.
Ngày 9/4, Trung Quốc cho biết kế hoạch đóng cửa các nhà máy thép có thể giúp họ cắt giảm khả năng sản xuất đi 1,13 tỷ tấn cho tới năm 2020. Tuy nhiên, con số sản lượng dự kiến vẫn vượt xa nhu cầu trong nước.
BIDV và BSC là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai
Bảo Minh muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Vinamilk
Khách sạn Kim Liên: Ôm đất vàng, lỗ triệu đô
Theo đó, doanh thu đạt 124,7 tỷ đồng - tăng nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn tăng nhiều hơn khiến cho lợi nhuận gộp của Công ty giảm từ 36 tỷ đồng xuống 33,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý là khoản chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 tăng đột biến gấp gần 3 lần so với năm 2014, từ 22 tỷ đồng lên hơn 60 tỷ đồng. Kim Liên không công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên không rõ nguyên nhân của sự đột biến này. Tuy nhiên, với việc doanh thu từ các hoạt động khác không đáng kể, Kim Liên báo lỗ 25,6 tỷ đồng trong năm 2015, tương ứng mỗi cổ phiếu chịu lỗ 3.681 đồng.
Tính đến cuối năm 2015, lỗ lũy kế của công ty này là 25,4 tỷ đồng.
Kể từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần vào năm 2009, lợi nhuận của du lịch Kim Liên ngày càng giảm và năm 2015 là năm đầu tiên báo lỗ. Khoản lỗ này đã khiến vốn chủ sở hữu giảm từ 69 tỷ đồng xuống còn 49 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 1/3.
Đồng thời, với việc lỗ lũy kế, cổ đông của Kim Liên chắc chắn sẽ không được nhận cổ tức năm 2015 như dự kiến ban đầu là tối thiểu 15%. Trong các năm trước, công ty đã dành gần như toàn bộ lợi nhuận hàng năm để chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Cụ thể, tỷ lệ cổ tức năm 2012 là 22%, 2013 là 17% và 2014 là 16%.
Tổ hợp khách sạn Kim Liên nằm trên khu đất “vàng” rộng 3,5 ha trên phố Đào Duy Anh, với 9 tòa nhà gồm 433 phòng và 5 nhà hàng. Hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng đóng góp tỷ trọng tương tự nhau và chiếm tới hơn 90% doanh thu của công ty.
Kim Liên được thuê khu đất tại vị trí đắc địa này từ năm 1993, với thời hạn 50 năm, trả tiền thuê đất hàng năm. Điều đáng lo ngại là, sau nhiều năm “làm đồng nào chia đồng nấy” bởi quan điểm của cổ đông lớn SCIC, do toàn bộ lợi nhuận đều được đem đi trả cổ tức bằng tiền mặt nên khu tổ hợp này không được tái đầu tư, nâng cấp. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, cộng với tiền thuê đất khá cao khiến công ty này có thể sẽ phải đối mặt với một kết quả kinh doanh không lấy gì là khả quan vào những năm sắp tới nếu không có những thay đổi đáng kể.
Ngoài ra, Kim Liên còn chịu một gánh nặng khác về mặt nhân sự. Với 433 phòng khai thác, nhưng có tới hơn 400 lao động hạn chế về năng lực nghiệp vụ và độ tuổi trung bình cao (40 tuổi), gánh nặng trả lương và chế độ cho người lao động của Kim Liên là rất lớn so với hiệu quả kinh doanh của công ty này.
Tiền thuê đất đất là một trong những nguyên nhân được lãnh đạo Kim Liên đưa ra để giải thích cho việc lợi nhuận ngày càng sụt giảm bên cạnh chất lương hạn chế của đội ngũ nhân viên.
Vào cuối năm 2015, thương vụ đấu giá trọn lô hơn 52% cổ phần tại Du lịch Kim Liên của SCIC đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư tên tuổi tham gia như Cơ điện lạnh REE, Văn Phú – Invest, GP Invest… Mức giá trúng thầu cuối cùng lên tới 274.200 đồng/cổ phần, gấp hơn 7,4 lần mức giá chào thầu thuộc về ThaiGroup của ông Nguyễn Đức Thụy.
Mới đây ông bầu “bạo tay” này cũng đã ký hợp tác với tập đoàn khách sạn Hyatt để đưa thương hiệu này về Hà Nội, thể hiện tham vọng tiến sâu vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, ngoài các lĩnh vực truyền thống của tập đoàn này như xi măng, thủy điện, khai thác mỏ, phân bón, bảo hiểm, giáo dục...
Với vai trò là cổ đông lớn nhất của Kim Liên, chưa hiểu ThaiGroup sẽ làm gì để chặn đà “đổ dốc” của công ty này. Nhưng ít nhất, các cổ đông nhỏ cũng có quyền hi vọng vào một triển vọng sáng sủa hơn, so với kịch bản kinh doanh của những năm gần đây.