VEPR: Lãi suất 0%, hàng tỷ USD đang được tuồn ra nước ngoài
Thương mại toàn cầu có nhiều thay đổi
Chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm
Giá nhà ở tiếp tục tăng 5 -7%
Ra mắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc
Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-04-2016
- Cập nhật : 12/04/2016
Trung Quốc rút lượng nhân dân tệ tương đương 42 tỷ USD khỏi thị trường
Ngày 12/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ấn định tỷ giá tham chiếu của đồngnhân dân tệ ở mức 6,4616CNY/USD, giảm 0,05% so với phiên trước.
Trong tuần tính đến 8/4, PBOC đã rút khỏi lưu thông tổng cộng 275 tỷ nhân dân tệ (42,5 tỷ USD) sau khi các thỏa thuận repo trị giá 395 tỷ nhân dân tệ đáo hạn.
Điều này cho thấy sức ép trên thị trường vốn Trung Quốc đã được giải tỏa phần nào, các chuyên gia nhận xét.
Daily Mail cũng muốn thâu tóm Yahoo
Theo báo cáo từ The Wall Street Journal, cái tên mới nhất tham gia vào cuộc đấu thầu này chính là công ty mẹ của Daily Mail là General Trust plc (DMGT). Nếu đúng như vậy, có thể sẽ có hai mục tiêu mà công ty này muốn thực hiện. Đầu tiên, giao bộ phận kinh doanh web của Yahoo cho một đối tác tư nhân, còn Daily Mail sẽ cung cấp tin tức và nội dung truyền thông. Thứ hai, giao bộ phận kinh doanh web của Yahoo cho đối tác tư nhân, tiến hành hợp nhất nội dung truyền thông và các thông tin khác vào hoạt động trực tuyến của tờ Daily Mail.
Báo cáo chỉ ra rằng có đến 40 doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm đến những gì mà Yahoo cung cấp, nhưng bao nhiêu công ty thực sự muốn mua Yahoo vẫn còn là một bí mật. Trước Daily Mail, Time Inc có lẽ là một trong số ít công ty xuất bản tin tức và nội dung truyền thông tham gia dự thầu, và cũng vạch theo cách thức nhưDaily Mail.
Yahoo bắt đầu quan tâm đến việc bán bộ phận kinh doanh internet kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong báo cáo thu nhập quý 4/2015, hãng tiết lộ về kế hoạch chiến lược trong việc sắp xếp lại công ty, hy vọng làm cho Yahoo hấp dẫn hơn với các công ty muốn mua. Kết quả là Yahoo đã quyết định cắt giảm 15% nhân viên, tương đương với 9.000 người.
Doanh nghiệp VN đang là đối tượng của 31 ‘cảnh báo nhập khẩu’ tại Mỹ
Hé lộ nguyên nhân thực phẩm Việt Nam đưa sang Mỹ bị trả về
Thủy sản, nông sản… tăng trưởng âm
Theo ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 13 vào thị trường Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là các mặt hàng truyền thống như dệt may, máy móc thiết bị điện tử và linh kiện, giầy dép, đồ gỗ nội thất…
Tuy được đánh giá là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ nhưng nhóm hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm hiện vẫn đang phải chứng kiến mức tăng trưởng âm trong năm 2015 do phải đối phó với nhiều rào cản thương mại của Hoa Kỳ cũng như những khó khăn trong việc tăng năng lực sản xuất trong nước. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do các DN Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những quy định về an toàn thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như quy trình, thủ tục vào thị trường này.
Hội thảo “Cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm đối với hàng nhập khẩu” tổ chức chiều 11.4 tại Hà Nội.
Chưa đáp ứng được tiêu chuẩn
Theo ông David Lennarz, nguyên chuyên gia kỹ thuật Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), theo quy định hiện hành của FDA, các cơ sở thực hiện việc “sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm” phải đăng kí với FDA. Theo số lượng đăng kí cơ sở thực phẩm hiện nay, Việt Nam đang có 1,536 cở sở, Thái Lan là 1,530, trong khi Trung Quốc là Trung Quốc 26,743 cở sở.
Theo ông David, các cơ sở thực phẩm nước ngoài bắt buộc phải chỉ định một đại diện tại Mỹ để làm điểm liên lạc với FDA. Nếu khi xảy ra sự cố, đơn vị này sẽ truyền tải thông tin trực tiếp đến các đơn vị sản xuất trong nước. Cơ sở thực phẩm nước ngoài bắt buộc phải khai “thông báo trước” với FDA cho mỗi chuyến hàng đến Mỹ và phải khai thông báo trước trước khi chuyến hàng cập cảng.
Ông David nhấn mạnh, việc ghi nhãn sản phẩm là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm Việt Nam khi đưa sang Mỹ bị trả về. Ngoài việc ghi nhãn không chính xác, các thành phần không được phê duyệt, các câu khuyến cáo về sức khỏe không được cho phép… còn một số lỗi thường thấy khác như: sao chép một nhãn sai khác, chỉ tuân thủ một phần của quy định, định dạng bảng thành phần không đúng…
Ngoài ra, theo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA), việc đăng kí các cơ sở thực phẩm phải gia hạn lại số đăng kí vào hai năm chẵn (2016, 2018, 2020…); phải có địa chỉ email của đại diện tại Mỹ trong phần gia hạn đăng kí. Đồng thời, các cơ sở thực phẩm phải nêu rõ nếu chuyến hàng nhập khẩu của mình đã từng bị từ chối nhập cảnh ở cảng nào của nước khác hay không.
Ngưng ảo tưởng! Thương mại tự do thực chất không hề... tự do
“Thương mại dự do thực chất không hề tự do. Và chúng ta phải làm rất nhiều việc để giành được sự tự do này”, ông Nestor Scherbey - Cố vấn cấp cao liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam (VTFA) nhấn mạnh tại hội nghị Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Vietnam Leadership Summit 2016).
Việt Nam không phải là một nước lớn, nhưng không hề thua kém bất cứ quốc gia nào trong công cuộc hội nhập.
Chúng ta đã ký kết hoặc đang đàm phán tới 7 hiệp định thương mại tự do kiểu mới. Trong đó, đáng kể nhất có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (FTA Việt Nam – EU), FTA Việt Nam – Hàn Quốc…
Nhưng thực tế, những cái gọi là “tự do” trong các hiệp định thực chất không hề tự do.
Nói đến các hiệp định thương mại, chúng ta nói nhiều đến ưu đãi thuế, nhưng để được hưởng những mức thuế ưu đãi đó chúng ta cũng phải hết sức chật vật.
Với TPP, để xuất khẩu một sản phẩm sang các nước thành viên, chúng ta đều phải trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu thành phần, nguyên phụ liệu dùng để sản xuất ra một sản phẩm này? Các thành phần này xuất xứ từ đâu? Mã số HS của từng nguyên phụ liệu tạo nên sản phẩm là gì?...
“Hầu hết các quy định phức tạp trong hệ thống phân loại thuế quan, hay mã số HS, định giá hải quan… đều được xáo trộn một cách mới lạ để đưa vào quy tắc xuất xứ của TPP ”, ông Nestor cảnh báo.
Cố vấn cấp cao của VTFA cũng phải thừa nhận rằng không tài nào nhớ nổi toàn bộ nội dung của TPP khi toàn văn TPP gồm 5.544 trang, lúc in ra sẽ có một chồng văn bản cao gần 1 mét, nặng 45kg…
Còn với AEC và các FTA khác, các nước thành viên đang dựng lên một loạt các rào cản như các biện pháp kỹ thuật (TBT), biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SBS), các hàng rào phi thuế, thực phẩm; các biện pháp thương mại...
“Cho dù thuế suất có về 0, nhưng chúng ta không đảm bảo các tiêu chuẩn của nước họ thì cũng không thể xuất khẩu được. Với câu chuyện nông sản,đến TPHCM cũng còn đang rất quyết liệt trong việc chống thực phẩm bẩn, liệu chúng ta có đảm bảo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào nước người ta?”, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đặt dấu hỏi.