Mark Zuckerberg vạch kế hoạch 10 năm cho Facebook
Facebook, Google và Amazon phải công khai thuế tại EU
Trung Quốc hạ giá 0,22% tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ qua 3 phiên
Học từ WTO, hệ thống ngân hàng nên cẩn trọng trong TPP
Lộ diện những “cỗ máy kiếm tiền” thầm lặng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2015
Tin kinh tế đọc nhanh 13-04-2016
- Cập nhật : 13/04/2016
Alibaba chi 1 tỷ USD mua Lazada
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba hiểu rõ điều này và họ đang chuyển hướng tới thiên đường thương mại điện tử tiếp theo của thế giới – Đông Nam Á.
Ngày 12/4, công ty của tỷ phú Jack Ma cho biết họ đã đồng ý chi 1 tỷ USD để mua cổ phần tại đối tác quảng cáo Rocket Internet’s Lazada – trang thương mại điện tử trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Lazada hiện đang phân phối các sản phẩm đa dạng tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Trong tuyên bố của mình, Alibaba cho biết họ sẽ chi 500 triệu USD để mua cổ phiếu mới niêm yết của Lazada và 500 triệu USD để mua cổ phiếu từ các cổ đông hiện hữu.
Ông Max Bittner – giám đốc điều hành của Lazada Group – nhận định rằng khu vực Đông Nam Á là thị trường hấp dẫn bị ảnh hưởng vởi thói quen sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng. Thị trường tại đây rất non trẻ, phân tán và đa dạng với những rào cản lớn nhưng tiềm năng tăng trưởng rất lớn.
Theo ông Bittner, lần hợp tác này với Alibaba sẽ giúp Lazada đẩy nhanh mục tiêu phục vụ 560 triệu người tiêu dùng trong khu vực với những sản phẩm đa dạng và độc đáo nhất. Hơn thế nữa, công nghệ và bí quyết thành công của Alibaba sẽ cho phép mảng dịch vụ của Lazada cải thiện nhanh chóng, mang tới những trải nghiệm mua sắm và bán hàng tuyệt vời.
Trong thỏa thuận này có điều khoản cho phép Alibaba mua thêm cổ phần tại Lazada theo giá thị trường sau 12-18 tháng kể từ khi kết thúc giao dịch lần đầu tiên.
TS Nguyễn Đình Cung: Bán thật mạnh, tư nhân hóa những DN Nhà nước không hiệu quả
Tại hội thảo “Vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề về cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Trung ương cho biết: Vai trò của Nhà nước trong đầu tư công thì rõ nhưng nguồn lực và năng lực Nhà nước có hạn nên phải lựa chọn kỹ càng trong đầu tư, không thể làm bừa. Chọn để có hiệu quả đạt mục tiêu với chi phí thấp nhất không phải muốn làm gì cũng được trong vai trò của mình.
Ông nhấn mạnh, không cứ phải doanh nghiệp Nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân cũng có thể làm được tất cả. Vấn đề có tạo cơ hội cho họ làm không hay ngăn chặn. “Phải thay đổi lại tư duy, lựa chọn doanh nghiệp tư nhân để họ tham dự vào phát triển kinh tế một cách phù hợp”, TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.
Theo ông, xu hướng trên thế giới đang chuyển giao dần cho khu vực kinh tế tư nhân với hình thức PPP trong lĩnh vực đầu tư công. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao góp phần khuyến khích sử dụng khu vực kinh tế tư nhân và thay đổi vai trò của Nhà nước. Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, có tiềm lực lớn nhưng khi làm họ lựa chọn cách tốt nhất hay nhất để có hiệu quả nhất chứ không làm tràn lan. Các nước có đánh giá giá trị và hiệu quả dự án trong với đánh giá bên trong, bên ngoài độc lập.
Nâng cao hiệu quả đầu tư Nhà nước bằng việc lựa chọn kỹ bởi năng lực và nguồn lực có hạn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay dịch vụ công không tăng, cơ sở hạ tầng giảm, đầu tư sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đầu tư công trong ngân sách Nhà nước giảm, vốn vay tăng lên. Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên. Nợ công tăng lên.
Trong khi đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong nhiều ngành kinh tế, ở một số lĩnh vực độc quyền làm méo mó thị trường, dẫn tới thị trường thiếu cạnh tranh, thiếu sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng nguồn lực và năng suất lao động thấp.
“Hiệu quả đầu tư công thấp so với khu vực khác, thể chế quản trị đầu tư công kém”, TS Cung nhấn mạnh. Ông cho rằng, dần dần hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư , đây là xu hướng là thế nhưng trên thực tế chưa phải vậy. Ở một số ngành doanh nghiệp Nhà nước chiếm lĩnh vực chi phối, tuyệt đại bộ phận ngành nghề vẫn có doanh nghiệp Nhà nước. Các lĩnh vực như Nhà hàng, vận tải, thương mại…khu vực tư nhân làm tốt hơn doanh nghiệp Nhà nước.
So với thực tiễn lý luận, đầu tư Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước vẫn làm trong nhiều thứ mà không nên làm dẫn tới đầu tư phân tán, dàn trải. Đồng thời việc chưa có sự lựa chọn ưu tiên đối với đầu tư Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước,
TS Nguyễn Đình Cung kiến nghị:
1- Thay đổi trong đầu tư công là lựa chọn ưu tiên, tập trung vào dự án hiệu quả đúng vai trò của Nhà nước. Nếu không ưu tiên sẽ đầu tư dàn trải, đầu tư theo phong trào, không hiệu quả.
2- Bán thật mạnh những doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu quả, tư nhân hóa hẳn những lĩnh vực kinh doanh Nhà nước không đáng nắm giữ như khách sạn, thương mại, nhà hàng,bán buôn bán lẻ, vận tải. Ở các lĩnh vực này tư nhân làm tốt hơn nên để tư nhân làm.
3- Doanh nghiệp Nhà nước còn lại tách chức năng quản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu, lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu doanh nghiệp.
“Nếu làm được các điều này trong giai đoạn 2016-2020 sẽ là bước tiến về chất và hiệu quả trong đầu tư Nhà nước và Doanh nghiệp Nhà nước”, TS Nguyễn Đình Cung khẳng định.
Nhà xuất khẩu thiệt kép
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấm các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ để thanh toán trong nước khiến họ lo lắng và đang phải tính toán thay đổi kế hoạch tài chính.
Từ ngày 1-4-2016, điểm c, khoản 1, điều 3, Thông tư 24/2015/TT-NHNN hết hiệu lực thi hành. Theo đó, trừ những trường hợp đặc biệt được NHNN cho phép, các ngân hàng thương mại (NHTM) không được cho vay ngoại tệ đối với các nhu cầu thanh toán trong nước, kể cả các khoản thanh toán được thực hiện bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Đây là điểm cuối trong một lộ trình chuyển đổi đã được khởi động từ đầu năm 2011: NHNN từng bước hạn chế các đối tượng được phép vay ngoại tệ để thanh toán trong nước.
Với vị thế của mình, các doanh nghiệp nhập khẩu không có lý do để phàn nàn vì họ có quyền lựa chọn vay ngoại tệ hay vay tiền đồng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì lại khác. “Chúng tôi buồn và chấp nhận”, ông M., đại diện một công ty xuất khẩu gạo, nông sản ở miền Tây, chia sẻ với phóng viên.
Một chuyên gia tài chính phía Nam nhận định rằng đây là bước đi đúng. Tuy nhiên ông cho rằng nếu điều này xảy ra trong một thị trường tài chính đã tương đối hoàn thiện, nơi mà các nghiệp vụ phái sinh phát triển mạnh và lành mạnh thì các doanh nghiệp sẽ đỡ vất vả hơn. “Vấn đề là sự đồng bộ của các công cụ trên thị trường, với một nền kinh tế mà đồng tiền tự do chuyển đổi, thị trường phái sinh phát triển, không có chuyện “vênh” giữa chênh lệch lãi suất và biến động tỷ giá thì doanh nghiệp vay bằng cái gì chẳng được”, một chuyên gia khác nói.
Theo giới tài chính, trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam - các chính sách tiền tệ vẫn còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu làm cho chênh lệch lãi suất không phản ánh đúng kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá, thì NHNN cũng cần chú ý tới trạng thái ngoại hối của các doanh nghiệp. Nếu không, các nhà xuất khẩu phải lặng lẽ chịu thiệt kép: lãi suất cao và rủi ro tỷ giá.Còn lãnh đạo doanh nghiệp dệt may xuất khẩu không muốn nêu tên cho rằng, ông không đồng tình với lý giải của ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN. Ông Dũng cho rằng (thực ra) các doanh nghiệp (xuất khẩu được vay ngoại tệ) không có nhu cầu sử dụng ngoại tệ mà chỉ vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước, mục tiêu là họ muốn hưởng lãi suất thấp từ việc vay ngoại tệ chứ không cần ngoại tệ và trước đây, NHNN cho phép hoạt động này là ưu ái cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
“Không thể chấp nhận cách giải thích này của NHNN, cắt giảm chi phí là nhu cầu chính đáng của bất cứ doanh nghiệp nào”, lãnh đạo doanh nghiệp này bức xúc. Rồi ông đặt câu hỏi: “Chúng tôi làm gia công, để cho các chủ hàng nước ngoài chấp nhận đưa lãi suất ngoại tệ vào chi phí đã rất khó khăn vì lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam cao hơn thế giới. Chúng tôi phải nói gì với chủ hàng nước ngoài khi chi phí lãi vay tăng gấp đôi (khi phải chuyển sang vay tiền đồng - PV)?”.
Không chỉ là chi phí, ông cho rằng “khi phải vay vốn bằng tiền đồng, chúng tôi còn phải chịu rủi ro về tỷ giá, tỷ lệ nội địa hóa càng cao thì rủi ro tỷ giá càng lớn... Rủi ro không có nghĩa là chỉ chịu thiệt, rủi ro có nghĩa là không kiểm soát được lợi nhuận, đặc biệt với cơ chế điều hành tỷ giá mới, có lên, có xuống thế này, không khéo chúng tôi chịu thiệt kép”.
Chuyển quan hệ vay mượn ngoại tệ sang quan hệ mua bán là một chủ trương đúng nhưng theo giới tài chính, trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam - các chính sách tiền tệ vẫn còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu làm cho chênh lệch lãi suất không phản ánh đúng kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá, thì NHNN cũng cần chú ý tới trạng thái ngoại hối của các doanh nghiệp. Nếu không, các nhà xuất khẩu phải lặng lẽ chịu thiệt kép: lãi suất cao và rủi ro tỷ giá.
Tới đây, để phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho các NHTM. Tuy nhiên cần lưu ý, do hợp đồng xuất khẩu không thể xác định được chính xác thời hạn thanh toán, nên nếu thực hiện bán kỳ hạn, các nhà xuất khẩu luôn có nguy cơ bị phạt hợp đồng. Họ không được kinh doanh ngoại hối nên chỉ có cách chịu phạt chứ không thể thực hiện việc mua trên thị trường để thực hiện cam kết bán. Khi thị trường kỳ hạn còn chưa phát triển, mức “phí” bảo hiểm rủi ro hiển nhiên sẽ không hề thấp. Và quan trọng hơn, rủi ro này không phải do họ cố ý tạo ra và cũng không thuộc chuyên môn của họ.
K+ lo lỗ nặng nếu không có bản quyền Ngoại hạng Anh
Tổng giám đốc Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+) - Lê Chí Công vừa có báo cáo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc mua bản quyền Ngoại hạng Anh mùa giải 2016-2019.
Lãnh đạo VSTV lý giải, trong lĩnh vực truyền hình, nội dung là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh cũng như cơ hội phát triển bền vững của một đơn vị."Để đầu tư có hiệu quả thì mỗi đơn vi lựa chọn lĩnh vực mũi nhọn như thể thao, phim ảnh, giải trí... K+ với thương hiệu là kênh thể thao nên không thể thiếu những giải thể thao hàng đầu và Giải Ngoại hạng Anh (EPL) là trọng tâm đầu tư. Dù hiện tại chưa có lãi, nhưng tổng thuê bao và doanh thu của VSTV tăng liên tục 6 năm qua nhờ định hướng có nội dung cao cấp và khác biệt với thế mạnh là thể thao", đại diện K+ chia sẻ.
Lãnh đao VSTV cũng cho biết, đơn vị này đã đưa ra nhiều phương án kinh doanh (có EPL, không có EPL hoặc chỉ có EPL không độc quyền) và những phân tích cho thấy nếu không đầu tư EPL khi các nội dung khác chưa đủ mạnh, trong khi phải cạnh tranh với các đơn vị truyền hình cáp đã có bề dày hoạt động hơn 20 năm và các đơn vị viễn thông có tiềm lực tài chính và tập khách hàng rất lớn thì chắc chắn VSTV sẽ lỗ nặng hơn.
"Đây cũng chính là lý do tại sao VSTV là đơn vị sốt sắng nhất trong việc mua EPL. Mỗi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình và chúng tôi ý thức sâu sắc được điều này.Chúng tôi cũng xin được làm rõ là K+ mua EPL độc quyền nhưng thực chất là mua EPL có trận độc quyền mà thôi. Ba mùa trước chúng tôi chỉ giữ độc quyền hơn 20% tổng số trận đấu, 280 trong tổng số 380 trận vẫn được phát trên các hệ thống khác", ông Công khẳng định.
Lãnh đạo VSTV cũng cho biết đã có phương án để phục vụ được nhiều người xem nhất bằng việc hợp tác với các đơn vị khác nhằm cho phép các thuê bao của các đơn vị này xem được các kênh có phát toàn bộ giải EPL mà không phải chuyển sang thuê bao K+. Bên cạnh đó, theo ông Công, việc đơn vị này giảm giá thuê bao còn 125.000 đồng từ tháng 3 vừa qua cũng cho phép khả năng tiếp cận giải EPL rộng rãi hơn.
Về quá trình đàm phán do Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPay TV) chủ trì, lãnh đạo K+ khẳng định, từ tháng 11 năm ngoái, khi ký vào cam kết cùng các đơn vị kinh doanh khác, cũng có ý kiến rằng việc mua chung bản quyền phải tôn trọng đặc thù kinh doanh và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, mục đích lớn nhất là giảm tối thiểu giá mua bản quyền và hài hòa lợi ích của các thành viên. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành viên, tính dân chủ và tự nguyện của việc tham gia Ban đàm phán thì các quyết định của Ban đàm phán cần phải được đưa ra trên nguyên tắc nhất trí.
Theo đại diện K+, từ khi ký vào cam kết, đơn vị này đã nhiều lần gửi công văn thúc giục cũng như trao đổi qua điện thoại với đại diện Hiệp hội mà không nhận được những thông tin về tiến triển của việc đàm phán. Sau 5 tháng với nhiều cuộc họp giữa các đơn vị, Ban đàm phán cũngkhông đưa ra bất cứ phương hướng cụ thể vềQuy chế hoạt động, phương án đàm phán, mua và phân phối bản quyền sẽ là như thế nào.
"Tư tưởng chủ đạo của Ban đàm phán là chờ bên bán đến với thông điệp sẵn sàng không có EPL tại Việt Nam 3 mùa tới", đại diện K+ cho hay.
Trong khi đó, theo ông Công, càng đến gần ngày kết thúc mùa giải, sức ép của khán giả càng gay gắt và xu hướng rời mạng ngày càng tăng vì cho là K+ không còn EPL mùa tới.
"Chính vì vậy chúng tôi bị đặt trong một tình huống rất khó khăn, không thể chờ và phó mặc số phận doanh nghiệp vào kế hoạch không rõ ràng của Ban đàm phán mà không có bất kỳ đảm bảo nào từ Hiệp hội", ông Công khẳng định.
Lãnh đạo VSTV cũng đề nghị VNPay TV để các đơn vị tự đàm phán với điều kiện phải tuân thủ tối đa chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc không mua bằng mọi giá và không vượt quá 20% giá của 3 mùa trước.
"Giải pháp này cho phép các đơn vị có thể chủ động thực hiện được phương án kinh doanh của mình, tiếp tục gây sức ép cho bên bán bản quyền không được bán EPL với giá quá cao", lãnh đạo VSTV đề xuất.
Trao đổi với VnExpress, đại diện một đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền cũng nhận định, nếu không có bản quyền EPL thì K+ sẽ rất khó cạnh tranh với những đơn vị khác vì đây vốn là thế mạnh họ. Ông cũng cho rằng, kể cả khi giá bản quyền có cao hơn so với mùa trước khoảng 20% thì với số thuê bao như hiện nay, K+ vẫn có lãi, ít nhất là trong năm cuối cùng của mùa giải.
Bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh giai đoạn 2016-2019 tại Việt Nam hiện thuộc về MP&Silva - công ty có trụ sở tại Anh. Đơn vị này chưa chào giá đối với các đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, trước đà tăng giá của mấy năm nay, cuối năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản yêu cầu các đơn vị truyền hình Việt Nam không được mua bản quyền ngoại hạng Anh bằng mọi giá. Các đơn vị phải hợp tác để cùng mua và chia sẻ bản quyền, không cạnh tranh mua với giá cao gây lãng phí.
Tuy nhiên, trước đó,MP&Silva đã hồi đáp VNPay TV vàthông báo từ chối bán cho Ban đàm phán và họ sẽ gặp gỡ riêng rẽ các nhà đài. Đơn vị này giải thích là do quy định cấm hình thành các tập đoàn đấu thầu, cũng như những nguyên tắc về an ninh phát sóng và tài chính mà Ban tổ chức EPL đã đặt ra.
Standard Chartered bắt đầu bán 4,4 tỷ USD tài sản tại châu Á
Nguồn tin của Bloomberg cho biết ngân hàng này đang bàn bạc với những khách mua tiềm năng về các khoản vay trị giá 1,4 tỷ USD của các công ty Ấn Độ, bao gồm cả công ty GMR Infrastructure Ltd. Bên cạnh đó, các tài sản khác có trị giá khoảng 3 tỷ USD, bao gồm các khoản vay, trái phiếu độc quyền và đầu tư chứng khoán tại Trung Quốc, Indonesia và Malaysia, cũng đang được rao bán.
Với mục đích tái cơ cấu hoặc loại bỏ số tài sản trị giá 100 tỷ USD sau khi ghi nhận tháng thua lỗ đầu tiên kể từ năm 1989, vị giám đốc điều hành Bill Winters đã cam kết xem xét lại tất cả các mảng kinh doanh và các mối quan hệ khách hàng của Standard Chatered trên hai phương diện là rủi ro và lợi nhuận.
Ông Ronald Wan – giám đốc điều hành tại Partners Capital International, Hồng Kông – cho rằng đây là một động thái tích cực được Standard Chartered đưa ra nhằm trấn an các nhà đầu tư rằng họ vẫn đang làm việc để cải thiện tình hình, đặc biệt là tại Ấn Độ.
Các quý trường hợp đặc biệt như SSG Capital Management đã thể hiện sự quan tâm đến các khoản vay bằng đồng Rupee và USD tại Ân Độ. Trước đó, KKR & Co. cũng đã có những cuộc nói chuyện với Standard Chartered về các tài sản tại đây nhưng họ đang xem xét việc quay trở lại bàn đàm phán.
Trong khi KKR và SSG từ chối bình luận về vấn đề này, đại diện của GMR nói rằng họ không biết về những động thái này.
Ngoài những tài sản ở khu vực châu Á, Standard Chartered cũng đang tìm cách bán một phần các danh mục đầu tư tại châu Phi và Trung Đông.
Ngân hàng đặt trụ sở tại London này cho biết sau khi thực hiện việc xem xét chiến lược theo kế hoạch đã công bố tháng 11/2015, họ đã xác định được một số rủi ro thanh khoản vượt quá mức độ cho phép. Quá trình này sẽ tiếp tục được thực hiện và các nhà đầu tư của ngân hàng sẽ nhận được thông tin cập nhật trong thời gian tới.
Theo kế hoạch vào tháng 11/2015, 30 tỷ USD tài sản có rủi ro sẽ được tái cơ cấu ở một số quốc gia chỉ định nhằm cải thiện lợi nhuận. Họ cũng sẽ loại bỏ số tài sản vượt quá ngưỡng rủi ro trị giá 20 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Standard Chartered cho biết họ sẽ tìm cách bán hoặc cải thiện lợi nhuận từ số tài sản trị giá 50 tỷ USD tại các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại mang lại ít lợi nhuận. Tại Việt Nam, nhiều khả năng ngân hàng này sẽ bán đi tài sản hiện có tại Ngân hàng Á Châu (ACB).