EU - Trung Quốc lại căng thẳng vì thương mại
Lợi nhuận quý II của VNDirect tăng hơn 80%
Khủng hoảng kinh tế- thử thách tiếp theo đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Nước Anh trước nguy cơ "Brexit" khỏi cộng đồng khoa học châu Âu
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-04-2016
- Cập nhật : 12/04/2016
Hong Kong, tụ điểm tẩu tán tiền bẩn của Trung Quốc trong vụ Hồ sơ Panama
Người Trung Quốc có thể hợp thức hóa thu nhập ở nước ngoài bằng cách làm giả hóa đơn thương mại. Các ngân hàng không dễ phát hiện những giấy tờ này là giả mạo. Ảnh: Bloomberg
Theo các tiết lộ trong vụ Panama Papers, có đến 16.300 công ty vỏ bọc nước ngoài (offshore) của công ty luật Mossack Fonseca được đăng ký tại 8 chi nhánh đặt ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong. Con số khổng lồ này chiếm 29% tổng số công ty offshore mà hãng luật dựng lên cho khách hàng.
Hong Kong là điểm nóng của các hoạt động giao thương sầm uất và quy định tài chính thông thoáng. Điều này biến đặc khu trở thành mắt xích quan trọng trong công cuộc rửa tiền của thành phần thượng lưu đến từ Hoa lục.
Ông Andrew Collier, chuyên gia tại Orient Capital Research ở Hong Kong, cho rằng người Trung Quốc đang chuyển tiền ra nước ngoài vì nền kinh tế đang giảm tốc, thị trường tài sản đổ vỡ cục bộ và chiến dịch chống tham nhũng.
Người Trung Quốc có thể hợp thức hóa thu nhập ở nước ngoài bằng cách làm giả hóa đơn thương mại. Các ngân hàng không dễ phát hiện những giấy tờ này là giả mạo.
Ngoài ra, bằng việc hạ giá khống hàng xuất khẩu qua Hong Kong hoặc đẩy giá hàng nhập, các công ty có dư ra một khoản để tuồn sang các tài khoản offshore đăng ký ở Hong Kong.
Công ty Trung Quốc cũng có thể đăng ký mua ngoại tệ từ các ngân hàng nội địa, nhưng khai khống cao hơn số tiền cần trên thực tế. Khoản dôi dư có thể được chuyển ra tài khoản ở nước ngoài.
Mỗi năm, một người Trung Quốc được chuyển tối đa 50.000 USD ra nước ngoài. Nhưng thông qua Hong Kong, việc bơm tiền vào các tài khoản ở nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
"Tại Á châu, quyền lực chính trị và sự giàu có từ những cách không sạch sẽ luôn đi kèm với nhau”, ông Andy Xie, một kinh tế gia độc lập tại Trung Quốc và Hong Kong nói.
David Webb, một nhà đấu tranh đòi minh bạch hóa thị trường tài chính, cho rằng Hong Kong không muốn thắt chặt quy định vì chính quyền đặc khu sợ mất khách hàng Trung Quốc.
“Họ đã áp dụng chính sách ‘không hỏi, không nói’ vì biết tệ nạn tham nhũng tại Trung Quốc rất nặng nề, và việc truy hỏi gắt gao sẽ ảnh hưởng đến khối lượng kinh doanh của thị trường chứng khoán, và làm mất đi tính hấp dẫn của việc được yết giá tại Hong Kong”, ông tiết lộ.
Ngân hàng Thế giới cho vay mạnh chưa từng thấy
Nigeria, nước xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi, đang ngày càng chìm sâu vào khó khăn kinh tế và đề nghị WB cấp vốn vay để bù đắp cho khoản thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 11 tỷ USD trong năm nay - Ảnh: Financial Times/Bloomberg.
Nhu cầu vay vốn tăng vọt của các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản đã đẩy lượng vốn vay mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến cấp trong tài khóa này lên mức cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Tuy nhiên, ngoài các chủ đề thảo luận đã được lên kế hoạch, từ sự giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cho tới các thiên đường thuế, giới chức WB dự kiến sẽ phải xử lý một số lượng lớn lời đề nghị cấp vốn vay từ các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Indonesia, Nigeria và Peru. Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản toàn cầu giảm sâu, nền kinh tế các nước này đang phải đối mặt nhiều sức ép lớn về tài chính.
Trao đổi với Financial Times, Chủ tịch WB Jim Yong Kim, cho biết, trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6 năm nay, WB sẽ cho vay tổng cộng 25-30 tỷ USD thông qua bộ phận cho vay chính là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD).
Đây sẽ là mức cho vay lớn nhất của IBRD đối với các nước thành viên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Vào năm 2010, do tác động của khủng hoảng tài chính, IBRD đã cho vay 44,2 tỷ USD.
“Đây là mức cho vay cao nhất từ trước đến nay của chúng tôi trong một thời kỳ không có khủng hoảng”, ông Kim nhấn mạnh.
Nhu cầu vay vốn WB đang gia tăng mạnh khi giá dầu và các hàng hóa cơ bản khác giảm sâu dẫn tới thâm hụt ngân sách nghiêm trọng ở những quốc gia như Nigeria. Nước xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi này đang ngày càng chìm sâu vào khó khăn kinh tế và đề nghị WB cấp vốn vay để bù đắp cho khoản thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 11 tỷ USD trong năm nay.
Những khoản vay như vậy đã dẫn tới sự chỉ trích cho rằng WB đang “lấn sân” vai trò phản ứng khủng hoảng của IMF. Vốn vay từ WB cũng được cho là giúp các quốc gia tránh được việc phải đưa ra quyết định chính trị khó khăn là tìm kiếm sự hỗ trợ từ IMF.
Đã có một số bằng chứng cho thấy vốn vay từ WB đã giúp các chính phủ ít nhất trì hoãn được việc phải tiếp cận IMF - định chế mà sự giúp đỡ luôn đi kèm với những đòi hỏi cải cách khó khăn đối với các quốc gia.
Tuần trước, Angola đề nghị IMF cấp cho một khoản vay khẩn cấp, đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 7 năm nước này xin sự trợ giúp của IMF. Tuy nhiên, động thái này diễn ra chỉ 9 tháng sau khi Angola nhận được một khoản vay 650 triệu USD từ WB, và sau khi nước này đã có vài năm nhờ tới sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc để tránh phải vay vốn từ IMF.
Ông Kim phủ nhận ý kiến cho rằng WB muốn “lấn sân” IMF. Ông nói, các khoản vay của WB cũng đi kèm với nhiều yêu cầu cải cách và có sự tham vấn với IMF.
“Tôi nghĩ rất khó để tìm ra được một quốc gia xem chúng tôi là cho vay dễ dàng so với IMF”, ông Kim nói.
Thủ tướng Syria hứa “ưu ái” cho các công ty Nga thời hậu chiến
TH True milk mạnh tay rót tiền vào Moscow, sắp đuổi kịp Petro Vietnam ở Nga
Doanh nghiệp nuôi lợn trả cổ tức 100%
Công ty cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn (Mã CK: PSL) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị họp ngày 7/4. Lãnh đạo công ty đã thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 với tổng doanh thu 241 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 63 tỷ. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế gấp 3,5 lần so với kế hoạch 18 tỷ đồng đề ra đầu năm 2015.
Cũng theo báo cáo, lượng heo giống tiêu thụ năm 2015 đạt 1.080 tấn, heo thịt 2.865 tấn. Tiền lương bình quân của người lao động đạt 9,1 triệu đồng mỗi tháng.
Hội đồng quản trị PSL dự kiến chia cổ tức 100%, trong đó 50% bằng tiền mặt (tương đương 22,5 tỷ đồng) và 50% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, trước đó, công ty đã tạm ứng 15% bằng tiền mặt, nếu được Đại hội cổ đông (dự kiến tổ chức ngày 22/4) thông qua, PSL sẽ chi trả phần còn lại 35%, tương đương khoảng 15,75 tỷ.
Với kết quả đạt được, lãnh đạo PSL cũng thông qua việc trích 1,5% lợi nhuận trước thuế (xấp xỉ 800 triệu) vào quỹ khen thưởng ban điều hành.
Kế hoạch năm 2016, công ty đặt chỉ tiêu doanh thu bán hàng 216 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 30 tỷ. Sản lượng tiêu thụ 1.240 tấn heo giống và 2.500 tấn heo thịt các loại. Lương bình quân của người lao động là 8,5 triệu đồng.