TP.HCM “cầu cứu” Thủ tướng về vốn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên; VinaCapital lên tiếng về ông Don Lam lọt vào Hồ sơ Paradise; Tỉ phú Phạm Nhật Vượng vào top 500 người giàu nhất thế giới; Uber, Grab vào tầm ngắm thanh tra thuế
Tin kinh tế đọc nhanh 10-12-2017
- Cập nhật : 10/12/2017
Từ 1/7/2018 tăng lương cơ sở lên 1,39 triệu/tháng
Sẽ chính thức điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng (tăng 90.000 đồng/tháng) từ ngày 01/7/2018.
Ngày 29/11/2017 vừa qua, Văn phòng chính phủ ban hành Quyết định số 1916/QĐ-TTg về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Theo đó, sẽ chính thức điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng (tăng 90.000 đồng/tháng) từ ngày 01/7/2018;
Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do NSNN bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Trên cơ sở dự toán NSNN được giao, các bộ, cơ quan ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối để điều chỉnh tiền lương năm 2018, cụ thể:
- Các bộ, cơ quan ở trung ương chủ động bố trí nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để dành nguồn tự cân đối điều chỉnh mức lương cơ sở;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2018 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương và ngồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 còn dư chuyển sang.
- Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công, hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định.
Quyết định 1916/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Ngày 29/11/2017 vừa qua, Văn phòng chính phủ ban hành Quyết định số 1916/QĐ-TTg về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Theo đó, sẽ chính thức điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng (tăng 90.000 đồng/tháng) từ ngày 01/7/2018;
Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do NSNN bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Trên cơ sở dự toán NSNN được giao, các bộ, cơ quan ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối để điều chỉnh tiền lương năm 2018, cụ thể:
- Các bộ, cơ quan ở trung ương chủ động bố trí nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để dành nguồn tự cân đối điều chỉnh mức lương cơ sở;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2018 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương và ngồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 còn dư chuyển sang.
- Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công, hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định.
Quyết định 1916/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.(CafeF)
-----------------------
Đến 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu BĐS tại chỗ
Tại Hội thảo "Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh & Dự báo" được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng người Việt Nam sẽ dễ dàng đi mua nhà ở nước ngoài và ngược lại - người nước ngoài cũng sẽ mua nhà nhiều hơn tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group nhận định rằng “2 đến 3 năm tới, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ toàn cầu hóa thực sự, người Việt Nam sẽ dễ dàng đi mua nhà ở nước ngoài và ngược lại - người nước ngoài cũng sẽ mua nhà nhiều hơn tại nước ta.
Việc xuất khẩu BĐS sẽ diễn ra ngay tại chỗ, doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ từ chính các khách hàng cá nhân nước ngoài chứ không phải qua hình thức đầu tư FDI nữa”, ông Phạm Thanh Hưng cho hay.
Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cũng cho biết tỷ lệ người Mỹ, Đức, Anh tìm kiếm thông tin về BĐS Việt Nam rất cao. Ngay trong khu vực, các nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong... cũng đang tham gia vào đầu tư BĐS Việt Nam khiến giá sản phẩm phân khúc trung và cao cấp biến động theo xu hướng tăng lên.
“Giá BĐS Việt Nam bị coi là cao so với thu nhập của người dân trong nước nhưng lại chỉ bằng với số tiền tích lũy mỗi năm của người Hàn Quốc (khoảng 2-3 tỷ đồng). Hàn Quốc có hàng triệu người tích lũy được mức tiền đó mỗi năm, trong khi cũng có hàng trăm nghìn người Hàn đang sống và làm việc tại Việt Nam. Doanh nghiệp BĐS có thể đón làn sóng khách hàng này”, ông Hưng nói.
Đánh giá về thị trường trong năm 2018, ông Hưng cho biết trong năm tới nguồn cung bất động sản sẽ có sự đảm bảo, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Đặc biệt là số lượng dự án xếp hàng thi công và chờ cấp phép đang rất nhiều, do đó việc cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Đại diện Cengroup cũng cho biết, trong năm 2018, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, đây sẽ là tiền đề cho việc các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển bất động sản, do tính thanh khoản cao, lợi nhuận lớn nên đây cũng là tiền kề cho chu kỳ 10 năm phát triển của bất động sản.
Ông Hưng cũng nêu lên những quan điểm về vấn đề quan trọng nhất trong thị trường bất động sản chính là quỹ đất phát triển. Theo ông, sự phát triển nhanh, nhu cầu lớn của phân khúc căn hộ giá rẻ đang làm thay đổi quỹ đất và làm tiêu tốn quỹ đất khá nhanh.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết xu hướng phát triển sắp tới chính là phát triển các khu đô thị mới thay thế nhà lẻ, nhà phố, các loại hình này sẽ có những hạn chế nhiều hơn trước. Xu hướng nhà ở gắn liền với tất cả các nhu cầu của con người về sinh hoạt và làm việc, giáo dục trong cùng một khu vực sẽ phát triển, nhu cầu hình thành các tiểu đô thị gói gọn tất cả nhu cầu của người dân sẽ tăng cao.(infonet)
------------------------
Bán hàng qua Facebook, một người bị truy thu thuế 9,1 tỉ đồng
Cục Thuế TP.HCM vừa truy thu một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm qua mạng số tiền 9,1 tỉ đồng từ việc đối chiếu thu nhập kê khai và thu nhập thực tế.
Đây là một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm thương hiệu T (viết tắt), đăng ký kinh doanh tại quận Phú Nhuận.
Trước đó, sau khi nhận được đơn tố cáo, Cục Thuế TP.HCM đã chuyển dữ liệu cho Chi cục Thuế quận Phú Nhuận tiến hành thu thập thông tin từ ngân hàng, đối chiếu với số liệu mà cá nhân này kê khai với cơ quan thuế.
Kết quả cho thấy chênh lệch doanh thu theo kê khai và doanh thu thực tế (thể hiện qua số tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân) lên đến hơn 400 tỉ đồng.
Một lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết do cá nhân này tự nguyện khắc phục nên cơ quan thuế không chuyển hồ sơ sang cơ quan công an (do hành vi trốn thuế) mà xử phạt hành vi khai sai, truy thu thuế và tiền chậm nộp với tổng số tiền là 9,1 tỉ đồng.
Một trường hợp kinh doanh mỹ phẩm khác tại Q.9 cũng bị cơ quan thuế truy thu và phạt 1,7 tỉ đồng.
Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cho biết cũng đã xử lý truy thu hai doanh nghiệp có doanh thu bán hàng qua mạng với số thuế truy thu là 8,7 tỉ đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng (VAT) là 7,5 tỉ đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp là 1,2 tỉ đồng.
Từ tháng 6-2017, Cục Thuế TP.HCM đã gửi giấy mời cho 13.767 trường hợp lên làm việc và đã lập được biên bản xác định số liệu với 3.776 tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
"Tuy nhiên, việc kê khai thuế của các trường hợp kinh doanh trên Facebook thường không đầy đủ, có dấu hiệu trốn doanh thu bằng cách thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan thuế", một lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết.(Tuoitre)
------------------------------
Sẽ không xảy ra “bong bóng bất động sản” trong năm 2018
Chuyên gia cho rằng khó có thể xảy ra hiện tượng "bong bóng bất động sản" năm 2018, bởi đã có những công cụ để quản lý, giám sát mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản năm 2018 còn nhiều tiềm năng phát triển và không xảy ra tình trạng "bong bóng bất động sản". Đó là nhận định của các chuyên gia tại toạ đàm “Nhận diện cơ hội và rủi ro thị trường bất động sản năm 2018” do Tạp chí Đầu tư Bất động sản tổ chức.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, phân khúc có độ rủi ro cao hiện nay là thị trường nhà ở cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng. Theo ông Hiếu, hiện nay các chủ đầu tư đều cam kết mức lợi nhuận từ 8 đến 10% một năm cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, tuy nhiên hiện nay có thực sự người mua nhận được đúng như mức cam kết hay không còn phải xem xét lại.
Thêm nữa, vấn đề pháp lý của bất động sản nghỉ dưỡng cũng chưa được rõ ràng, chưa được luật quy định cụ thể do đó người mua vẫn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn đầu tư.
Ông Hiếu cũng cho rằng, vấn đề quan trọng để thị trường bất động sản phát triển bền vững và lành mạnh, cần phải đảm bảo sự minh bạch thông tin, cụ thể các thông tin về quy hoạch, giá cả đất đai, thủ tục hành chính cũng như các chính sách liên quan đến kinh doanh bất động sản.
Lấy ví dụ về việc bảo lãnh của ngân hàng thương mại cho nhà ở hình thành trong tương lai, ông Hiếu dẫn chứng hiện nay vẫn còn nhiều vụ việc người dân nhận nhà nhưng không có sổ, thậm chí có dự án không bàn giao được nhà. Không có thông tin hiện tại số tiền được dành ra để bảo lãnh cho nhà ở hình thành trong tương lai, cũng như có sự tranh chấp nào trong vấn đề bảo lãnh hay không.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, hiện thị trường bất động sản bị tác động lớn bởi các chính sách của Chính phủ như chính sách về nhà ở; chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng cho cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài tham gia mua bán nhà, đất; chính sách về tín dụng cho thị trường này.
“Thị trường bất động sản vẫn có tiềm năng và năm 2018 vẫn tiếp tục phát triển, không có chuyện xảy ra hiện tượng "bong bóng", bởi hiện nay Chính phủ đã có những công cụ để quản lý, giám sát mạnh mẽ”, ông Khởi đánh giá(VOV)