tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-08-2018

  • Cập nhật : 23/08/2018

Trung Quốc có thể ngưng cho các nước khác vay tiền?

Nền kinh tế đầy rẫy vấn đề xấu của Trung Quốc khiến nước này có thể sớm cạn tiền để duy trì các khoản cho vay 'hào phóng".

Sự "hào phóng" có thể sắp chấm dứt?

Các khoản cho vay khổng lồ của Trung Quốc đã biến nước này thành người bạn tốt nhất của các thị trường mới nổi. 

Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã cho Venezuela vay hơn 62 tỷ USD, nơi mà lạm phát đã thúc đẩy chính phủ giảm giá đồng Bolivar tới 95% vào cuối tuần. Vào tháng Bảy, một khoản ứng trước 5 tỷ USD đã được phê duyệt để tăng sản lượng dầu mỏ ở đó, mặc dù chương trình cho vay dầu trước đó đã bị phản ứng lại.

Trung Quoc co the ngung cho cac nuoc khac vay tien?Các ứng viên cầu cứu Trung Quốc cho vay, trong hình là % mất giá của đồng tiền các nước Bolivia, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.

Trung Quốc cũng đã ký các giao dịch hoán đổi tiền tệ với 32 đối tác kể từ năm 2009. Trong khi chủ yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT), những thỏa thuận này cũng nhằm tăng dự trữ ngoại hối tại các đối tác gặp khó khăn. Ngân hàng Trung ương của Argentina đang đàm phán để mở rộng các khoản hoán đổi từ 11 tỷ USD đến 15 tỷ USD, trong khi cố gắng ngăn chặn đà giảm giá của đồng peso bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng.

Những nước có các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng là những người nhận được sự hào phóng của Trung Quốc. Khi mối quan hệ với Mỹ và NATO trở nên lạnh nhạt, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển hướng sang nhận tài trợ từ Trung Quốc. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho Thổ Nhĩ Kỳ vay hơn 2 tỷ USD vào năm ngoái, tăng hơn 40% so với năm 2016, theo dữ liệu của Bloomberg. Pakistan, vốn đang muốn nhờ IMF cứu trợ lần thứ 13, là một ứng viên khác cho một gói cứu trợ của Trung Quốc.

Nhưng nền kinh tế trong nước đầy vấn đề của Trung Quốc có thể có nghĩa là họ khó có thể tiếp tục hào phóng nữa.

Đại lục cũng cần tiền

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Được biết đến khi tài trợ cho các dự án ở nước ngoài, nhiệm vụ chính của ngân hàng thực sự là trong nước. Trong báo cáo thường niên năm 2017, hỗ trợ vành đai và đường có mức thanh toán thấp hơn so với chống đói nghèo ở nhà và tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và các ngành chiến lược như chất bán dẫn và xe điện.

Trung Quoc co the ngung cho cac nuoc khac vay tien?Chỉ số niềm tin tiêu dùng Trung Quốc đang suy giảm.

Năm ngoái, CDB đã đầu tư 880 tỷ Nhân dân tệ (128 tỷ USD) để tái phát triển thị trấn tồi tàn và chỉ 17,6 tỷ USD cho các dự án Vành đai và Con đường. Dư nợ cho vay đối với các đối tác ngoài Trung Quốc đại lục chỉ chiếm 2,4% số tiền vay của ngân hàng.

Vào cuối tháng 6, thị trường chứng khoán và bất động sản của Trung Quốc đã bị rúng động sau khi báo cáo rằng các ngân hàng chính sách đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay nhằm phát triển các dự án tại các thị trấn nghèo nhằm ghìm cương thị trường bất động sản.

Điều đó sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế thực. Trong năm 2017, ngân sách nhà nước tài trợ chiếm khoảng 85%của tổng số vốn cần để cải tạo thị trấn nghèo, ước tính nghiên cứu Nomura. Các hộ gia đình nhận tiền mặt từ chính phủ chiếm 23% doanh số bán bất động sản ở các thị trấn cấp 3 tới cấp 5 vào năm ngoái. Điều này lần lượt chiếm một nửa tổng doanh thu bất động sản của Trung Quốc.

Nếu Ngân hàng Phát triển Trung Quốc không thể hoàn thành mục tiêu chính là đưa hàng triệu người Trung Quốc khỏi đói nghèo, thì sẽ khó mà biện minh cho việc mở rộng giúp đỡ các quốc gia khác.

Chiến tranh thương mại và thanh khoản thắt chặt hơn đang bắt đầu tạo ra tác động. Niềm tin tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm trong những tháng gần đây, trong khi báo cáo thu nhập quý II cho các công ty công nghệ, phong vũ biểu của sức tiêu dùng, là không sáng sủa.

Các doanh nghiệp tư nhân đang đối mặt với nhiều khó khăn khi Bắc Kinh hạn chế hoạt động ngân hàng ngầm. Chỉ số quản lý mua hàng của Caixin, đo lường hoạt động của các công ty nhỏ hơn,  đã giảm xuống dưới mức PMI chính thức trong năm tháng liên tục. Trong khi đó, thị trường chứng khoán đại lục hiện đã rơi vào thị trường con gấu bền vựng, một phần vì các vụ phá sản có thể xuất hiện ở những nơi bất ngờ nhất.

Người dân Trung Quốc sẽ nói gì nếu Bắc Kinh lại vung tiền để duy trì "tình bạn" với các nước khác, trong khi tại đại lục, các doanh nghiệp nhỏ đang phá sản và không ai cảm thấy giàu có vì thị trường chứng khoán và giá nhà cao ngất?(NCĐT)
----------------------------

Venezuela rơi vào “tê liệt” sau khi đổi tiền

Venezuela rơi vào tình trạng "tê liệt" trong ngày thứ Ba, khi người dân và các doanh nghiệp nước này chưa biết nên làm gì tiếp theo sau cuộc đổi tiền trước đó một ngày.

Theo tin từ BBC, hàng nghìn cơ sở kinh doanh đóng cửa để có thời gian thích nghi với "đồng Bolivar chủ quyền" mới được phát hành, trong khi nhiều công nhân viên chọn cách ở nhà thay vì đến nơi làm việc.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela cho phát hành loạt tiền mới với tên gọi "Bolivar chủ quyền", giảm 5 số 0 trên mệnh giá đồng tiền so với đồng Bolivar cũ - đồng tiền được gọi là "Bolivar mạnh".

Chính phủ Venezuela nói rằng đổi tiền là cách để chống siêu lạm phát, nhưng giới phê bình dự báo động thái này sẽ khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Những đồng tiền với mệnh giá mới chính thức được đưa vào lưu thông ngày thứ Ba.

Phóng viên BBC tại thủ đô Caracas nói rằng các đường phố ở thành phố này vắng ngắt vào ngày thứ Ba, một ngày làm việc bình thường. Trước đó, ngày thứ Hai được ông Maduro cho nghỉ làm toàn quốc để phục vụ việc đổi tiền.

Phe đối lập đã kêu gọi đình công vào ngày thứ Ba để phản đối việc đổi tiền, nhưng nhiều người Venezuela không đi làm không phải vì đình công vì họ cảm thấy mọi thứ bấp bênh, không biết rồi mọi chuyện sẽ đi đến đâu.

Với mệnh giá mới của đồng Bolivar, một cốc cà phê ở Caracas hiện có giá 25 Bolivar, thay vì 2,5 triệu Bolivar như trước kia. Tuy nhiên, nhiều người ở Caracas nói rằng họ chỉ rút được tối đa 10 Bolivar mệnh giá mới từ các máy ATM vào ngày thứ Ba.

Trong một diễn biến khác, Venezuela đã hứng một trận động đất mạnh 7 độ richter ở khu vực bờ biển phía Bắc. Tuy nhiên, không có thông tin nào về thương vong trong trận động đất này.

Thị trường "chợ đen" USD của Venezuela cũng "đóng băng" trong ngày thứ Ba do các hiệu thu đổi ngoại tệ và khách hàng hoang mang về việc đổi tiền và sự bấp bênh quá lớn của nền kinh tế.

Đợt cải tổ tiền tệ này của Venezuela cũng bao gồm neo buộc tỷ giá đồng Bolivar và đồng tiền ảo Petro do Chính phủ Venezuela phát hành. Ông Maduro nói đồng Petro dựa trên trữ lượng dầu lửa của Venezuela.

Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đã cấm công dân nước này giao dịch đồng Petro. Một trang web về tiền ảo có tên ICOindex.com thậm chí gọi đồng Petro là "một chương trình lừa đảo".

"Neo buộc đồng Bolivar vào đồng Petro đồng nghĩa với neo buộc Bolivar vào không gì cả", nhà kinh tế học Luis Vicente Leon nhận định.(Vneconomy)
--------------------------

Ông Trump: “Kinh tế Trung Quốc không thể sớm vượt Mỹ”

Đến nay, GDP Trung Quốc đã lên gần 12.000 tỷ USD, dần thu hẹp khoảng cách với Mỹ (19.000 tỷ USD).

Trong một sự kiện tại West Virginia tối qua, Tổng thống Mỹ - Donald Trump nhấn mạnh thị trường Trung Quốc đang “lao dốc”, dù khẳng định “rất tôn trọng” quốc gia này. “Trước đây, chúng ta từng đi theo hướng có thể khiến kinh tế Trung Quốc vượt lên trong thời gian rất ngắn”, ông cho biết, “Chuyện đó sẽ không xảy ra nữa”.

“Tôi muốn là bạn của họ”, ông nói thêm, “Nhưng chúng ta vẫn phải làm những việc cần làm”.

Đến nay, GDP Trung Quốc đã lên gần 12.000 tỷ USD, dần thu hẹp khoảng cách với Mỹ (19.000 tỷ USD). Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 6,6% năm nay - chậm nhất kể từ năm 1990. Trong khi đó, tốc độ của Mỹ có thể là 2,9%.

Khoảng cách giữa GDP Mỹ và Trung Quốc ngày càng thu hẹp.
Khoảng cách giữa GDP Mỹ và Trung Quốc ngày càng thu hẹp.

Ông cũng nhắc lại các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước sẽ còn mất nhiều thời gian nữa. Phát biểu này càng khiến giới quan sát giảm kỳ vọng vào một sự đột phá trong cuộc đàm phán cấp trung giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington tuần này.

Giới chức Trung Quốc đang ngày càng ngờ vực rằng động thái đánh thuế nhập khẩu của ông Trump nằm trong kế hoạch lớn hơn, nhằm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế lớn nhì thế giới. Mỹ đã áp thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuần này, thuế đánh lên 16 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa cũng sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/8.

Đến nay, Bắc Kinh cho biết họ sẵn sàng giảm thâm hụt lên tới gần 375 tỷ USD với Mỹ năm ngoái, nhưng khước từ các yêu cầu khác của ông Trump. Đó là chấm dứt hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chiến lược, ngừng bắt doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ và tăng tính cạnh tranh cho các công ty quốc doanh.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục