Năm 2016, THACO hướng tới doanh thu 3 tỷ USD
Nippon Koei tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa
Lãi lớn, FE Credit tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Cổ đông “tố” làm giá, EVE nói gì?
Kinh doanh bất động sản 2016: Liều lĩnh nhưng phải tỉnh
Tin kinh tế đọc nhanh 07-03-2016
- Cập nhật : 07/03/2016
Deutsche Bank: USD sẽ tiếp tục tăng giá
Đó là nhận định của Deutsch Bank AG, hãng trader tiền tệ lớn thứ 2 thế giới, theo tạp chí Euromoney - Deutsch Bank còn dự đoán đồng bạc xanh sẽ lấy lại đà tăng trong năm nay sau khi giảm trong tháng 2 vừa qua.
Chỉ số khốn khổ (misery index) - đo lường tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp - trong tháng 11/2015 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 thập kỷ qua, làm nổi rõ viễn cảnh của đồng bạc xanh. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo duy trì ở mức thấp nhất 8 năm khi Fed cân nhắc lộ trình nâng lãi suất.
Chỉ số Đôla Giao ngay Bloomberg (Dollar Spot Index) - theo dõi sức mạnh của USD với 10 đồng tiền chủ chốt - trong tháng 2/2016 giảm 1,8% do lo ngại kinh tế toàn cầu giảm tốc sẽ kéo giảm nền kinh tế Mỹ. Đà giảm giá của USD hồi tháng trước - tồi tệ nhất kể từ tháng 4/2015 - diễn ra sau 2 năm liên tục tăng do đồn đoán Fed sẽ tăng chi phí đi vay trong khi ngân hàng trung ương các nước khác tiến hành các biện pháp kích thích chưa từng thấy.
Alan Ruskin, phụ trách nghiên cứu ngoại hối của Deutsch Bank tại New York, dự đoán, đồng bạc xanh sẽ tăng lên mức 95 cent đổi 1 euro vào cuối năm nay.
Lúc 8h33 ngày 4/3 tại Tokyo, tỷ giá USD và yên đứng ở 113,71 JPY/USD. Đồng bạc xanh tăng 0,1% so với euro lên 1,0952 USD/EUR sau khi lên cao nhất một tháng hồi đầu tuần này.
Giới đầu tư đang chờ báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ, được công bố vào thứ Sáu 4/3. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được dự đoán duy trì ở 4,9% trong khi đó các nhà phân tích trong khảo sát Bloomberg dự đoán số việc làm mới được tạo ra trong tháng 2/2016 đạt 195.000 việc làm. Giá tiêu dùng trong tháng 1/2016 tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ.
Chỉ số khốn khổ hôm thứ Năm 3/3 đứng ở 6,3 điểm sau khi giảm xuống 5 điểm hồi tháng 11/2015, thấp nhất kể từ năm 1956.
(*) Chỉ số khốn khổ (Misery Index), do kinh tế gia Arthur Orkum sáng lập, dùng để đánh giá mức độ nghèo khó của một quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Chỉ số này càng cao, mức độ nghèo khổ của quốc gia đó càng lớn.
Năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM cho biết, năm 2015 là một năm thành công đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn và nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm mạnh do nhu cầu yếu trên thị trường thế giới. Với đà tăng trưởng như hiện tại, trong năm 2016, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất trên toàn thế giới tiếp tục tăng. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Trung tâm nghiên cứu công nghiệp (CSIL) của Ý, tiêu thụ đồ nội thất trên toàn thế giới đạt giá trị khoảng 467,7 tỷ USD trong năm 2015, tăng 2,8% so với năm 2014. Và nhu cầu đồ nội thất trong năm 2016 trên toàn thế giới được dự báo tăng 2,8%.
Nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất trên toàn thế giới rất lớn, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Sự tăng trưởng mạnh thị trường bất động sản tại những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản cũng là động lực lớn để ngành gỗ mở rộng thị phần xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Với những yếu tố cung cầu thuận lợi cho ngành gỗ như trên, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 7,6 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2015.
Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ thờ ơ với các FTA thế hệ mới
Theo Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, có hai nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa) rất ít quan tâm tìm hiểu đến các chính sách, pháp luật nói chung để phản biện, góp ý chính sách pháp luật cho chính phủ và các cơ quan soạn thảo. Đặc biệt, các chính sách liên quan đến các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Thứ nhất, 51% doanh nghiệp không biết quy trình phản biện, góp ý cần phải làm như thế nào. Thứ hai, 55% doanh nghiệp thiếu tin tưởng vào kết quả đóng góp ý kiến và phản biện của mình đối với chính sách pháp luật của nhà nước.
Chỉ có 38% doanh nghiệp có quan tâm và tìm hiểu nội dụng của các Hiệp định FTA thế hệ mới mà chính phủ đang đàm phán và ký kết gần đây và có nghiên cứu, hiểu biết về FTA này. Theo đó, chỉ có 28,,4% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ phân phối, bán lẻ sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi các Hiệp định FTA thế hệ mới được thực thi
Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) mặc dù có lời khen cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hệ thống phân phối, bán lẻ Việt Nam nhưng ông hết sức lo ngại khi các doanh nghiệp lại ít tham gia vào phản biên chính sách hội nhập. Trong khi các nước thuộc khối TPP thì chủ yếu doanh nghiệp quyết định đến chính sách hội nhập thương mại.
Mặc dù tỏ vẻ thờ ơ với các Hiệp định FTA thế hệ mới như TPP…nhưng các doanh nghiệp bán lẻ trong nước lại thể hiện những quan ngại nhất khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường lĩnh vực phân phối, bán lẻ theo các cam kết trong các Hiệp định FTA thế hệ mới.
Có khá nhiều điều phải suy nghĩ nhưng đáng quan ngại nhất thể hiện ở việc sau hơn 30 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế Việt Nam không có định hướng dài hạn phát triển nguồn nguyên vật liệu tại chỗ cho nhiều ngành kinh tế. Bây giờ hạn chế hoặc dừng nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ gây ra biến động.
Giá thành sản xuất sẽ tăng do lương, BHXH của người lao động sẽ phải điều chỉnh tăng do chi phí nguyên vật liệu tăng vì hạn chế nhập khẩu từ Trung quốc. Trình độ kỹ năng nguồn nhân lực tại chỗ là lỗ hổng chết người, không thể giải quyết một sớm 1 chiều.
Sau các FTA với các cam kết loại bỏ phần lớn thuế quan hàng hóa từ các đối tác, doanh nghiệp trong nước thực sự không còn khái niệm sân nhà. Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam chính là áp lực cạnh tranh hàng hóa giá rẻ, kinh nghiệm quản lý, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên TPP trên thị trường nội địa. Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài rất khốc liệt, họ có thế mạnh về thương hiệu, công nghệ, quy mô vốn và từng bước thôn tính, sát nhập (M&A) với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
Trong khi đó, sự liên kết các doanh nghiệp bán lẻ còn kém. Cần sâu chuỗi các khâu của hệ thống, trong đó lấy logistic làm trọng tâm để thích ứng với hiện trạng sau FTA sẽ xuất hiện rất nhiều các đối tác, hàng hoá kênh phân phối từ nước ngoài vào bên cạnh hàng hóa trong nước cũng đang thay da đổi thịt từng ngày.
Mặc dù 79% doanh nghiệp không trông chờ vào sự trì hoãn trong các các FTA thế hệ mới của Chính phủ bằng các giải pháp kiểu ENT hay danh mục nhóm hàng hóa hạn chế, nhưng họ cho rằng, nhà nước có thể thực hiện chính sách nhất định để hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước nói chung và ngành dịch vụ phân phối, bán lẻ nói riêng để phát triển và cạnh tranh bình đẳng, không vi phạm cam kết hội nhập.
Mối lo dòng vốn quốc tế thoái lui khỏi các thị trường mới nổi
Căn cứ để ông Yun Hang Jin đưa ra nhận định này dựa trên những dự báo về động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên quan đến việc điều chỉnh lãi lãi suất cơ bản. Trong lần điều chỉnh gần đây nhất (tháng 12/2015), Fed đã tăng lãi suất và việc này đã tác động không nhỏ đến dòng vốn trên thị trường tài chínhquốc tế.
Theo tính toán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong năm 2015, có tới 540 tỷ USD bị các nhà đầu tư quốc tế rút ra khỏi các thị trường mới nổi, còn nếu tính cả 2 năm 2014 và 2015 thì con số này là 1.000 tỷ USD.
.Việc Fed điều chỉnh lãi suất được dự báo còn tiếp diễn trong năm 2016. Theo ông Yun Hang Jin, có khả năng, Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 2 lần nữa vào tháng 6 và tháng 12 năm nay, với tổng cộng mức tăng thêm khoảng 50 điểm phần trăm. Tâm lý lo ngại của giới đầu tư quốc tế trước khả năng tăng lãi suất của Fed có thể tiếp tục làm USD mạnh lên, dẫn đến tâm lý rời bỏ các khối tài sản có rủi ro cao.
Đánh giá riêng về thị trường Việt Nam, chuyên gia Công ty Chứng khoán KIS cho biết, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, thị trường đã chịu áp lực khá mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, từ tháng 8/2015 đến tháng 2/2016, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 7 triệu chứng khoán trên sàn TP.HCM, với giá trị hơn 4.100 tỷ đồng. Trong 2 tháng đầu năm 2016, bán ròng của khối ngoại vẫn là xu hướng chủ đạo trên sàn TP.HCM, khi tháng 1/2016, giá trị bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 1.200 tỷ đồng và tháng 2/2016 bán ròng hơn 200 tỷ đồng.
Khả năng khối ngoại sẽ tiếp tục bán ròng do tâm lý lo ngại rủi ro và xu hướng này có thể dừng lại trong quý II/2016. Theo dự đoán của ông Yun Hang Jin, sau khi bán ròng, quy mô dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán trong nước sẽ tăng nhẹ.
Trong khi đó, một số chuyên gia tài chính trong nước có quan điểm lạc quan hơn khi cho rằng, dòng vốn quốc sẽ không ảnh hưởng quá xấu đối với chứng khoán trong nước. Từ cuối năm 2015, chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thị trường chứng khoán có thể sẽ diễn ra theo kịch bản lình xình đi ngang trong quý I/2016, sau đó sẽ đi vào giai đoạn tăng trưởng. “Tuy nhiên, tốc độ đi lên theo chiều hướng chậm dần đều”, ông Nghĩa nói.
Ngoài những yếu tố liên quan đến dòng vốn quốc tế, hiện tại, thị trường cũng chịu ảnh hưởng đan xen của nhiều yếu tố khác ở trong nước. Trong đó, có những yếu tố tác động tích cực như việc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, quy định về nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài, việc mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh, cho phép giao dịch mua bán chứng khoán trong ngày... Trong khi đó, một số yếu tố bất lợi có thể kể ra như động thái Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đẩy mạnh thu hồi nợ có thể gián tiếp gây ảnh hưởng xấu lên nguồn cung cầu thị trường; việc nới room tuy có tác động tích cực nhất định, nhưng đối tượng còn hạn chế và nhiều ngành nghề chưa xác định rõ ràng về room, nên nhiều nhà đầu tư còn trong trạng thái nghe ngóng.
Phát hành trái phiếu quốc tế, thời điểm chưa chín muồi
Đã 4 tháng trôi qua kể từ khi Quốc hội cho phép phát hành TPQT, nhưng BộTài chính vẫn chưa có động thái gì, thưa ông?
Khối lượng TPQT trị giá 3 tỷ USD chỉ được phát hành trong 2 tháng cuối năm 2015 và năm 2016, nhưng không phải cứ được Quốc hội cho phép là phát hành, mà phải dựa trên cơ sở so sánh, phân tích nhiều yếu tố bảo đảm lợi ích quốc gia. Có lẽ, Bộ Tài chính đang theo dõi diễn biến thị trường và thấy thời điểm phát hành chưa thích hợp, nên chưa phát hành.
Nếu phát hành TPQT, Việt Nam phải trả cả lãi lẫn phí vào khoảng 5%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi USD trong nước là 0%. Về mặt kinh tế, theo ông, có nên phát hành TPQT?
Năm 2014, lãi suất tiền gửi USD rất thấp, chỉ trên dưới 1%/năm, nhưng Bộ Tài chính vẫn quyết định phát hành 1 tỷ USD TPQT với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 4,8%/năm (chưa kể phí trả cho tổ chức bảo lãnh phát hành). Đợt phát hành TPQT này rất thành công bởi lãi suất phải trả thấp hơn dự kiến là 5,125%/năm, thấp hơn rất nhiều so với đợt phát hành TPQT năm 2005 và 2010 (6,875%/năm và 6,755/năm). Nhờ đó, chúng ta đã giảm được lãi suất, kéo dài thời gian vay vốn của 2 đợt huy động trước đây thông qua cơ cấu lại nợ.
Từ những thành công này, tôi cho rằng, khi điều kiện chín muồi, Bộ Tài chính cần phải phát hành TPQT.
Nhưng vấn đề là lãi suất ngoại tệ ở trong nước chỉ có 0%, thấp hơn rất nhiều lần so với phát hành TPQT?
Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định không trả lãi cho cá nhân gửi USD vào ngân hàng, chắc chắn người dân có tiền sẽ để vào két sắt. Vì vậy, cần có giải pháp huy động nguồn vốn khổng lồ này trong dân chúng để đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo tôi, cách tốt nhất là phát hành trái phiếu ngoại tệ ở thị trường trong nước, đồng thời vẫn phát hành TPQT nếu nền kinh tế cần vốn hoặc cần phải cơ cấu lại nợ.
Phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước bằng cách nào vì không thể bán lẻ trái phiếu cho từng người dân và không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thành quả chống đô-la hóa, thưa ông?
Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước sẽ tận dụng được nguồn vốn ngoại tệ khổng lồ đang nằm trong két sắt của người dân. Nguồn vốn này chắc chắn rẻ hơn so với phát hành trái phiếu bằng nội tệ và TPQT, vì lãi suất ngoại tệ hiện tại là 0% trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện là 6-7%/năm và không phải trả chi phí cho khâu trung gian như phát hành TPQT. Để chống đô-la hóa, Nhà nước cam kết, khi đáo hạn, sẽ trả vốn bằng ngoại tệ còn lãi hoặc cả gốc cũng được trả bằng ngoại tệ nhưng quy đổi ra VND theo tỷ giá tại thời điểm đó.
Không thể bán lẻ từng tờ trái phiếu ngoại tệ cho người dân được, vì thế phải phát hành qua định chế trung gian, đặc biệt là các quỹ tín thác.
Nhưng để phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước thành công, chắc chắn cũng cần điều kiện?
Thứ nhất, phải thành lập các quỹ tín thác để người dân có ngoại tệ đầu tư vào quỹ này. Quỹ tín thác với đội ngũ chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, am hiểu thị trường sẽ thay mặt nhà đầu tư mua trái phiếu ngoại tệ cũng như đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh khác và trả cổ tức cho nhà đầu tư.
Thứ hai, phải xây dựng được tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu ngoại tệ. Dù lãi suất hấp dẫn, nhưng tính thanh khoản không có thì phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước cũng sẽ thất bại. Nếu trái chủ “ôm” trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 3 năm, thông thường là 5 năm trở lên, nhưng khi cần tiền lại không giải phóng được lượng trái phiếu đã mua, thì cũng rất ít nhà đầu tư tham gia.
Để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu ngoại tệ trong điều kiện thị trường tài chính chưa kịp xây dựng cho sản phẩm này, thì nên cho phép trái chủ được cầm cố, thế chấp trái phiếu vay vốn ngân hàng; được chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu theo giao dịch dân sự. Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật, hoàn toàn có thể thực hiện được ngay.