Ngành công nghiệp tái chế có thể tạo ra hơn 1.000 tỉ USD
Hệ thống ngân hàng đang dư thừa lượng tiền lớn
Trung Quốc hấp dẫn giới đầu tư kho hàng
Sản xuất công nghiệp Nhật Bản tháng 8 tăng
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-08-2016
- Cập nhật : 25/08/2016
Giải ngân gần 10 tỷ USD vốn FDI 8 tháng đầu năm
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới và tăng thêm là hơn 14 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/8, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Đến thời điểm nói trên, cả nước có 1.619 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là gần 9,8 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ. Trong khi đó, cũng có 770 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là gần 4,6 tỷ USD, bằng 84% cùng kỳ.
Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 14,366 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 8 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 678 dự án đầu tư đăng ký mới và 551 lượt dự án điều chỉnh vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm trong lĩnh vực này là 10,53 tỷ USD, chiếm 73,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 34 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 836,2 triệu USD, chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 622,3 triệu USD, chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư.
Rót 4,8 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, Hàn Quốc hiện dẫn đầu về lượng vốn trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư.
Singapore là nhà đầu tư đứng thứ hai với gần 1,7 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba với 1,46 tỷ USD.(Nhipcaudautu)
Goldman Sachs cho biết sự phục hồi của giá dầu vẫn mong manh
Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc tăng kỷ lục trong tháng 7
Xuất khẩu dầu diesel, xăng và dầu hỏa của Trung Quốc tăng vọt tỏng tháng trước sau khi các nhà máy lọc dầu sở hữu nhà nước xuất khẩu nhiên liệu dư thừa do họ phải vật lộn để cạnh tranh ở thị trường trong nước với các công ty độc lập mà các công ty này đã bán ở mức giá thấp hơn.
Số liệu hải quan cho thấy xuất khẩu dầu diesel tăng 181,8% lên mức kỷ lục 1,53 triệu tấn, gần gấp ba lần mức xuất khẩu trung bình hàng tháng của Trung Quốc trong năm 2015.
Xuất khẩu xăng tăng 145% so với năm trước lên 970.000 tấn, giảm nhẹ so với mức kỷ lục 1,1 triệu tấn trong tháng 6. Xuất khẩu dầu hỏa tăng 46% lên 1,09 triệu tấn.
Sự tăng vọt xuất khẩu nhiên liệu nhấn mạnh sự bất lực của các nhà máy lọc dầu sở hữu nhà nước để đối phó với sư cung sản phẩm dầu trong nước do các nhà máy lọc dầu tư nhân bắt đầu giảm giá cho các công ty lớn để có được khách hàng.
Zhu Chunkai, một nhà phân tích cao cấp cho biết “các nhà máy lọc dầu độc lập đã nắm lấy một phần lớn thị phần dầu diesel trong nước của Sinopec và PetroChina, buộc họ phải xuất khẩu”.
Theo ông Zhu, các nhà máy lọc dầu độc lập đã chào bán dầu diesel ở mức 4.150 NDT (623 USD) tới 4.200 NDT (631 USD)/tấn, so với 4.400 tới 4.500 USD/tấn của các nhà máy lọc dầu nhà nước.
Kể từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho phép các nhà máy lọc dầu độc lập bắt đầu nhập khẩu dầu thô để chế biến nhiên liệu vào năm ngoái, các nhà máy này đã nâng sản lượng của họ. Số liệu từ ICIS Trung Quốc đối với tuần kết thúc vào 11/8 cho thấy mức độ hoạt động tại các nhà máy độc lập cao hơn 3% so với năm trước lên 44,6% công suất.
Một nhà quản lý từ một nhà máy lọc dầu độc lập trả lời Reuters doanh số bán hàng trong nước của họ vẫn mạnh những tháng gần đây và họ không cắt giảm nhu cầu mua dầu thô.
Giới phân tích đã cảnh báo rằng dư cung nhiên liệu trong nước có thể tồi tệ hơn và tiếp tục kéo dài hơn dự kiến do kinh tế Trung Quốc đang chậm chạp ảnh hưởng tới nhu cầu.
Hầu hết các nhà máy dầu chủ chốt của Trung Quốc đã lên kế hoạch trước về mức độ xử lý dầu của họ và không thể điều chỉnh chúng theo nhu cầu của thị trường, điều này làm trầm trọng thêm dư cung.
Số liệu hải quan cho thấy Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nhập khẩu 1,6 triệu tấn khí tự nhiên lỏng trong tháng trước, giảm 16,4% so với một năm trước và tăng lượng dầu hỏa nhập khẩu 15,2% thành 340.000 tấn. (Reuters / Vinanet)
Greenspan dự báo lãi suất Mỹ có thể tăng cao một cách nhanh chóng
“Tôi cảm thấy chúng ta không thể duy trì mức lãi suất như vậy được nữa”, ông nói với cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) Arthur Levitt trong bài phỏng vấn với Bloomberg Radio, dự kiến lên sóng trong tuần này và tuần tới.
Ông Greenspan cho biết: “Họ bắt buộc phải nâng lãi suất và có thể họ sẽ làm chúng ta bất ngờ với tốc độ nâng lãi suất một cách nhanh chóng”.
Trong ngày thứ Năm, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ dao động quanh mức 1.55%, thấp hơn mức 2.27% vào thời điểm đầu năm 2016.
Ông Greenspan nhắc lại mối lo lắng trước đó rằng kinh tế Mỹ đang chuẩn bị bước vào thời kỳ lạm phát đình trệ. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bắt đầu chững lại và lạm phát leo dốc. Các dấu hiệu về thời kỳ này đang trở nên rõ ràng hơn với chi phí trên một đơn vị lao động nhảy vọt và cung tiền tăng một cách chóng mặt.
Bên cạnh đó, Cựu Chủ tịch Fed tỏ ra bi quan về khả năng tồn tại của khu vực đồng tiền chung châu Âu với 19 quốc gia hiện tại.
Eurozone
“Eurozone sẽ sớm sụp đổ vì trên thực tế khu vực đang cho thấy các dấu hiệu chia rẽ”, ông Greenspan cho hay.
Ông cho rằng việc duy trì khu vực đồng tiền chung châu Âu là “không khả thi” vì khu vực này cố gắng hòa hợp các nền văn hóa và thái độ khác nhau đối với lạm phát ở miền Nam và miền Bắc châu Âu. Trong khi các quốc gia né tránh lạm phát, như Đức và Áo, có thể hình thành một khu vực tiền tệ của riêng mình, Greenspan cho rằng những lợi ích kinh tế từ việc này vẫn chưa rõ ràng.
Joseph Stiglitz, người từng đạt giải Nobel, cho biết nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu không tiến hành các cuộc cải tổ thì có lẽ nên tách khu vực này thành 2 hay 3 khu vực tiền tệ khác nhau.(Vietstock)