tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-08-2016

  • Cập nhật : 24/08/2016

Trung Quốc mất dần hào quang, Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ đầu tư

Vào tháng 7-2016, khi công bố số liệu về xuất-nhập khẩu giảm, cụ thể là nhập khẩu giảm 12,5% và xuất khẩu giảm 4,4%, Trung Quốc đang cho thấy nền kinh tế mất dần ánh hào quang. Trong khi đó, các "tiểu rồng" Đông Nam Á, nơi có tiềm năng tốt hơn, đang thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư.

Bản báo cáo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển khẳng định các nhà đầu tư ngày càng quan tâm nhiều đến khu vực “châu Á đang phát triển." Bằng chứng là, trên tổng số 765 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2015 vào các nước đang phát triển, số vốn đầu tư vào các nước "châu Á đang phát triển" là 541 tỷ USD, và tập trung chủ yếu vào ba thị trường tiềm năng Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ.

Những chỉ số mới được công bố khẳng định Việt Nam là mục tiêu được đặc biệt nhắm đến trong thời gian gần đây.

Theo thống kê mới nhất của Chính phủ, chỉ riêng quý 1 năm 2016, Việt Nam đã thu hút được 11,3 tỷ USD vốn FDI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết phần lớn các nhà đầu tư hướng vào các dự án cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến và bất động sản.

Còn theo Văn phòng thống kê FDI Intelligence, thuộc tờ Financial Times (Mỹ), lần thứ hai liên tiếp, Việt Nam đứng đầu danh sách 14 quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (6,45 điểm), tiếp theo là Hungary, với 4,32 điểm và Romania, với 3,48 điểm. Các đối thủ của Việt Nam tại Đông Nam Á là Malaysia, với 2,86 điểm và Thái Lan, với 2,43 điểm.

Y tế là một lĩnh vực cho thấy sức hút của Việt Nam, kể từ khi chính phủ nới lỏng quy định về đầu tư nước ngoài. Theo thẩm định của văn phòng BMI Researche tại London, ngành công nghiệp dược phẩm sẽ còn tăng 75% trong thời gian từ nay đến năm 2020.

Vẫn theo báo cáo tháng 7-2016 của văn phòng BMI Researche tại London, thị trường lao động Việt Nam cũng tạo nhiều thuận lợi về sức cạnh tranh, với rất nhiều người có bằng cấp được đào tạo phù hợp với các công ty đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công ty bảo hiểm vốn-xuất khẩu Euler Hermes khẳng định trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định trong hai năm tới.

Ông Kevin Martin, Giám đốc Quản lý tài sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC, phác họa một triển vọng đầy hứa hẹn dựa trên sự giàu lên của 620 triệu người tiêu dùng trong khu vực này. Ông cũng nhấn mạnh là GDP tính trên đầu người tại châu Á-Thái Bình Dương chỉ vào khoảng 2.300 USD vào năm 2007, nhưng từ đó đã tăng 78% và dự kiến đạt 4.100 USD vào năm 2016.

Công ty tư vấn Accenture cũng tỏ ra rất lạc quan, với nhận định mức tiêu thụ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt 2.300 tỷ USD từ nay đến năm 2030.(Vietnamplus)


Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 20 tháng liên tiếp

Theo số liệu mới công bố, xuất khẩu của Hàn Quốc, lĩnh vực chiếm khoảng một nửa nền kinh tế, tiếp tục giảm trong tháng Tám.
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết từ ngày 1-20/8, xuất khẩu của nước này đạt 22,45 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính theo mặt hàng trong 20 ngày kể trên, xuất khẩu chip điện tử, thép, linh kiện ôtô và tàu biển tăng, nhưng xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và thiết bị viễn thông giảm lần lượt 32,3% và 12,2%. Xuất khẩu xe ôtô giảm 3,3% và màn hình phẳng giảm 14%.
Xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ, hai đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, giảm 3,4% và 4,4%, còn xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu giảm 9,1%.
Xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm trong 19 tháng tính đến tháng Bảy, giai đoạn giảm dài nhất kể từ khi số liệu liên quan bắt đầu được thu thập vào năm 1970. Nếu xu hướng giảm tiếp tục diễn ra trong tháng Tám thì sẽ kéo dài sang tháng giảm thứ 20.
Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 10,2% trong tháng Bảy, mạnh hơn nhiều so với tháng Sáu khi mức giảm là 2,7%.

Ngoài sự giảm sút của thương mại toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến Hàn Quốc, việc đồng won của nước này tăng giá so với đồng USD đang làm gia tăng biến động về tỷ giá, điều có thể tác động không mong muốn đối với các nhà xuất khẩu.(Vinanet)


Tăng trưởng sản xuất của Nhật Bản thấp nhất kể từ năm 2013

Ước tính sản xuất của Nhật Bản trong tháng 8 thấp nhất kể từ năm 2013 bất chấp ngân hàng trung ương nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ, phản ánh những tổn thất do đồng yên tăng và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách nỗ lực hơn nữa để phục hồi nền kinh tế.
Theo khảo sát hàng quý của Ngân hàng trung ương, lĩnh vực dịch vụ lần đầu tiên tăng nhẹ trong 5 tháng, tiêu dùng cá nhân tăng không đáng kể - chiếm khoảng 60% GDP. 
Khảo sát 533 doanh nghiệp lớn và vừa từ ngày 1-16/8 trong đó 275 doanh nghiệp trả lời, khi thủ tướng Shinzo Abe đưa ra kích thích kinh tế mới vào đầu tháng này, cho thấy biện pháp kích thích này ảnh hưởng rất ít đến niềm tin kinh doanh
Số liệu khảo sát cho thấy nền kinh tế trì trệ trong quý II khi xuất khẩu yếu và yên mạnh hạn chế chi dùng vốn. 
" Doanh số bán ô tô sụt giảm và chúng tôi đã chịu thiệt hại về ngoại hối cho xuất khẩu vì đồng yên mạnh" một công ty trả lời. 
" Đồng yên tăng giá giúp hạ thấp chi phí nhập khẩu cho nguyên liệu, nhưng chúng tôi không cảm thấy sức mạnh nhu cầu đối với sản phẩm của chúng tôi” công ty sản xuất vải/giấy cho biết. 
Chỉ số niềm tin của các nhà sản xuất giảm còn 1 từ 3 vào tháng 7, các ngành công nghiệp sản xuất bao gồm xe hơi, thức ăn, máy móc và điện tử bị tổn thương. Chỉ số này tăng lên 6 vào tháng 11. 
Ngành dịch vụ tăng đến 18 từ 15 trong tháng 7, phản ánh mức tăng trong bán lẻ, bất động sản và dịch vụ khác. Chỉ số này tăng cao hơn nữa đến 19 vào tháng 11. 
Nội các của ông Abe trong tháng này công bố gói kích thích trị giá13,5 nghìn tỷ yên (135 tỷ USD), hi vọng nó sẽ giúp nền kinh tế lật ngược gió ngược bên ngoài và duy trì hồi phục.

Ngân hàng Nhật Bản mở rộng kích thích tiền tệ vào tháng trước thông qua việc gia tăng mua tài sản rủi ro và tiếp tục chịu áp lực để đưa ra nhiều giải pháp hơn nữa, khi nó thực hiện xem xét toàn diện ảnh hưởng của chương trình kích thích. ( VITIC/Reuters)


Kinh tế Anh không bị tác động nhiều sau quyết định rời khỏi EU

Sức mua của người tiêu dùng không hề giảm sút trong khi lạm phát ở mức thấp hơn dự báo
Các số chỉ số thống kê chính thức Anh vừa công bố, bao gồm các chỉ số lạm phát, thất nghiệp, tiêu dùng, cho thấy Brexit không tác động làm suy thoái kinh tế Anh như lo ngại ban đầu, trái lại các chỉ số cho thấy kinh tế Anh vẫn có những chuyển biến tích cực bất chấp đồng bảng mất giá, thị trường nhà đất sụt giảm tạm thời.

Tỷ lệ người có việc làm trong quý 2 tăng cao hơn so với quý 1, đạt mức 74,5%. Trong khi đó, sức mua của người tiêu dùng không hề giảm sút, doanh số bán lẻ tăng 1,4% trong tháng 7 sau khi giảm 0,9% trong tháng 6. Đồng bảng mất giá đã giúp doanh thu của Anh từ lĩnh vực du lịch tăng mạnh. Lạm phát tăng mức cao nhất trong 20 tháng qua ở mức 0,6%. Tỷ lệ này vẫn rất thấp so với mức dự đoán của Ngân hàng Trung ương Anh là 2%.

Thị trường nhà đất của Anh giảm trong tháng 7, tuy nhiên theo dự đoán của Royal Institution of Chartered Surveyors (Rics) thì lĩnh vực này sẽ sớm phục hồi trong thời gian tới.

Theo cơ quan thống kê quốc gia Anh, thặng dư tài chính công tháng 7 là 1 tỷ bảng Anh, thấp 200.000 bảng so với cùng kỳ năm trước, và thấp hơn mức dự đoán 1,6 tỷ bảng mà hãng Reuters đưa ra trước đó. Nhìn tổng thể, thâm hụt tài khóa năm nay thấp hơn năm trước.
Đồng bảng Anh mất giá so với đồng euro và USD. Tỷ giá đồng bảng và euro ở mức thấp nhất là 1 bảng ăn 1,14 euro, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2013.

Trong tuần qua, FTSE, chỉ số cố phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London (LSE), tăng cao nhất trong 14 tháng qua, đạt mức 6.941,19 điểm.(cafef)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-2016

    Xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam đối mặt với khó khăn chồng chất
    Làm gì để dẹp phân bón giả?
    Donald Trump muốn chơi rắn trong thương mại với Trung Quốc
    Nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng loại hình đầu tư ở Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-08-2016

    Việt Nam là điểm đầu tư “hot” nhất trong các thị trường mới nổi hai năm liên tiếp
    Dự báo cung - cầu và giá đường niên vụ 2016-2017
    Ngành thủy sản trước các áp lực thay đổi để giữ vững và phát triển giá trị
    Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-2016

    Giá gạo châu Á giảm, gạo Thái thấp nhất 6 tháng
    Bruney muốn mua gạo của Lào
    Iran sẵn sàng hơn cho hành động của OPEC để thúc đẩy giá dầu
    Đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-08-2016

    Hàng mây, tre Việt Nam xuất khẩu bị Trung Quốc cạnh tranh
    Ngân hàng Nhà nước tăng điều tiết nguồn tiền
    Hé mở nguồn tiền dùng tái cơ cấu ngân hàng
    Xuất khẩu dệt may ngắc ngoải vì... ổn định tỷ giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-08-2016

    Giải ngân gần 10 tỷ USD vốn FDI 8 tháng đầu năm
    Goldman Sachs cho biết sự phục hồi của giá dầu vẫn mong manh
    Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc tăng kỷ lục trong tháng 7
    Greenspan dự báo lãi suất Mỹ có thể tăng cao một cách nhanh chóng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-08-2016

    Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 2,5 tỷ USD
    Lượng tôm châu Á bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng vọt do nhiễm kháng sinh cấm
    Giá cá tra giảm mạnh do Trung Quốc giảm mua
    Giá bạch tuộc đông lạnh nhập khẩu vào Nhật Bản tăng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-08-2016

    Xuất khẩu từ Đức sang Iran tăng sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt
    Nhập khẩu đường của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 14%
    Giá cá sấu tại Đồng Nai giảm mạnh
    Singapore đối mặt với sức ép về lương cao và môi trường không thuận

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-08-2016

    Triển vọng phát triển ngành rong biển Việt Nam
    Bộ nông nghiệp Nga đề xuất thuế xuất khẩu lúa mì xuống còn 0%
    Trung Quốc bỏ thuế chống bán phá giá với thép Nhật Bản, EU
    Phương pháp kiểm tra cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-08-2016

    Saudi Arabia bàn luận hợp tác năng lượng với Trung Quốc, Nhật Bản
    Giới nhà giàu đang đổ xô cất vàng ở đây
    Sản lượng thép thô của Trung Quốc tăng 5% vào đầu tháng 8
    Iraq nâng dòng chảy trên đường ống sang Thổ Nhĩ Kỳ thành 150.000 thùng/ngày

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-08-2016

    Tại sao không còn ai tin vào thị trường Trung Quốc?
    Nguồn cung thế giới tăng trong tháng Bảy nhưng công suất tiêu thụ ở mức thấp 5 tháng
    Xuất khẩu HRC của Thổ Nhĩ Kỳ trong H1 đến Ai Cập tăng vọt, đến Mỹ giảm
    Uganda dự kiến xuất khẩu cà phê niên vụ 2016/17 tăng 13,5%