Trung Quốc điều tra các công ty dược phẩm nước ngoài
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi mất ghế
Người Thái "nhắm" đến Việt Nam
Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
6 trường hợp được nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin cũ
Tin kinh tế đọc nhanh 25-08-2016
- Cập nhật : 25/08/2016
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 2,5 tỷ USD
XU rau quả tăng trưởng là do nhiều thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn sản phẩm đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng cửa cho trái cây Việt Nam. Cụ thể, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều đã được phép XK sang thị trường Mỹ (5 tháng đầu năm XK khoảng 2.000 tấn, tăng 200% so với cùng kỳ 2015). Ngày 4/8/2016, Bộ Nông nghiệp mỹ đăng công báo Liên bang đề xuất ý iến công chúng, đóng góp và bổ sung, sửa đổi các quy định để cho phép xoài tươi Việt Nam được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, động thái này ví như tấm giấy thông hành, là bước đệm quan trọng để xoài tươi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.
Trái vải của Việt Nam cũng đã thâm nhập vào thị trường Úc, dự kiến cuối năm 2016, Úc sẽ hoàn tất thủ tục cho phép NK thêm thanh long. Bên cạnh đó, nhiều loại trái cây của Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand…
Các doanh nghiệp ở ĐBSCL cho biết, nhu cầu rau quả nhiệt đới trên thế giới lúc nào cũng lớn và là cơ hội để rau quả Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường mới. Trong 10 năm qua, các DN đã mở thêm 24 thị trường, có được kết quả trên là nhờ nông dân tích cực mở rộng nhiều diện tích rau quả đạt chuẩn VietGAP.
Cục trưởng Cục BVTV khẳng định, kiểm soát tồn dư thuốc BVTV sẽ giúp giữ thị trường trong nước và XK. Thời gian qua, đã có rất nhiều sản phẩm rau quả sau khi kiểm soát tốt dư lượng thuốc BVTV đã tìm được thị trường XK có giá trị gia tăng cao, ổn định. Như voài Cát Chu, nhờ được kiểm soát chặt chẽ từ khâu trồng đến thu hoạch, đã được thị trường Nhật Bản đón nhận khá tốt và có ngay các đơn hàng tiếp theo.(Vneconomy)
Lượng tôm châu Á bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng vọt do nhiễm kháng sinh cấm
Trong tháng 7, đã có 18 trong số 197 lô hàng bị FDA từ chối nhập khẩu (chiếm 9,1%) do nhiễm kháng sinh cấm. Trong 7 tháng đầu năm 2016, FDA đã từ chối nhập khẩu 79 lô hàng tôm vì dư lượng kháng sinh.
Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) cho biết, lô hàng bị từ chối có thể vẫn còn tiếp tục trong những tháng cuối năm, tổng số lô hàng bị từ chối đã vượt quá con số 9 lô hàng/năm trong 15 năm qua.
Tôm bị từ chối nhập khẩu chủ yếu là của Ấn Độ, đặc biệt là của hai công ty xuất khẩu lớn đã được chứng nhận BAP bởi Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, tôm Ấn Độ đã chiếm 75% trong số lô hàng bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ, do nhiễm kháng sinh cấm. Đây là con số quá lớn chưa từng xảy ra từ trước đến nay và gần gấp đôi so với con số cao nhất trong các năm trước.
Ông John Williams - giám đốc điều hành của SSA cho rằng, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở một số vùng nhất định, không ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn cung tôm trên toàn cầu. Việc tiếp tục sử dụng kháng sinh của một số nhà cung cấp, cho thấy đây là sự cố tình coi thường qui định này.
Theo Viện nghiên cứu Thủy sản Quốc gia Hoa Kỳ (NFI), việc FDA ngừng nhập khẩu tôm do nhiễm kháng sinh cấm, cho thấy FDA vẫn không ngừng thực hiện các biện pháp kiểm tra thủy sản nhập khẩu.
Ông Gavin Gibbons - phó chủ tịch truyền thông tại NFI cho rằng, những lô hàng bị từ chối nhập khẩu ngày càng tăng trong thời gian gần đây, chứng tỏ hệ thống tiêu chuẩn HACCP của FDA rất có hiệu quả. FDA đang tập trung vào các công ty chưa đáp ứng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ ... Mục đích nhằm đến các công ty xuất khẩu cụ thể, để chứng minh rằng FDA muốn giảm bớt các công ty xuất khẩu không có uy tín.
Bốn công ty xuất khẩu của Ấn Độ đã nhiều lần bị FDA từ chối nhập khẩu các lô hàng tôm là: Jagadeesh Marine Exports, Five Star Marine Exports Pvt. Ltd., RDR Exports và Kay Kay Exports.
Ông Williams cho biết, Ấn Độ có hàng chục, thậm chí hàng trăm công ty xuất khẩu tôm, nhưng chỉ có 4 công ty xuất khẩu bị FDA đưa vào danh sách từ chối nhập khẩu và chỉ có 2 trong 4 công ty trên bị từ chối hầu hết các sản phẩm. Hai công ty đó là Jagadeesh và Five Star Marine Exports.
Ông Williams lo ngại rằng, do cả 2 công ty xuất khẩu Jagadeesh và Five Star Marine Exports của Ấn Độ đều có chứng nhận GAA BAP, nên nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có thể vô tình mua phải tôm nhiễm kháng sinh cấm. Các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng đã cam kết chỉ mua tôm đã chứng nhận BAP, nhưng trong số đó có cả các lô hàng đã nhập vào Hoa Kỳ, bằng cách nào đó mà không bị kiểm tra bởi FDA tại biên giới. Khi các nhà nhập khẩu và phân phối mua tôm từ các nguồn giá rẻ, không hề quan tâm đến những qui định chung, mà chỉ muốn tăng nguồn cung.
Giá cá tra giảm mạnh do Trung Quốc giảm mua
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết, việc doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc đặt mua cá tra quá lứa (1kg/con trở lên) đã khiến nguồn cung cá cỡ này tăng lên, tác động xấu, làm giá cá tra giảm từ đầu quý 2/2016 đến nay.
Trong báo cáo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về tình hình giao thương thuỷ sản với thị trường Trung Quốc mới đây, Vasep cho biết, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam.
Theo thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này, nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được Trung Quốc phê chuẩn.
Trong khi, theo quy định của cơ quan quản lý Việt Nam (Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản –Nafiqad thuộc Bộ NN&PTNT) chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc (như cá hồi…). Nafiqad đã có nhiều công văn sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có trả lời chính thức.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, thương lái Trung quốc đặt hàng thu mua cá tra với size cỡ lớn (trên 1 kg/con) dẫn đến tình trạng nguồn cung cá tra quá cỡ tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên.
Điều này tác động tiêu cực đến việc giá nguyên liệu giảm trong thời gian từ quý 2/2016 đến nay và đạt mức thấp trong nhiều năm qua.
Để đẩy mạnh xuất khẩu ổn định, tránh tác động tiêu tực từ thị trường Trung Quốc, Vasep kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính nói trên.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT cần xây dựng cơ sở dữ liệu và thống kê chính xác về sản lượng cá tra thực tế để có cơ sở đánh giá cung cầu.
Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương làm việc với phía Trung Quốc, làm rõ các quy định của nước này đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu (code xuất khẩu sang Trung Quốc), cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Vasep, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2014 đạt 630 triệu USD, năm 2015 chỉ đạt 615 triệu USD giảm 2,4% so với năm 2014.
Trong sáu tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt gần 385 triệu USD (tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2015). Trong đó, xuất khẩu tôm các loại đạt 217 triệu USD (tăng 42% so với năm 2015), cá tra đạt 117 triệu USD (tăng mạnh 67%), cá các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) đạt 24 triệu USD (giảm 4,2%).(tienphong)
Giá bạch tuộc đông lạnh nhập khẩu vào Nhật Bản tăng
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng NK bạch tuộc đông lạnh của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm nay vẫn thấp hơn. Trong khi, giá NK mặt hàng này của Nhật bản có vẻ cũng chỉ xấp xỉ bằng với cùng kỳ năm 2015. Morocco là nước XK hàng đầu bạch tuộc đông lạnh sang Nhật Bản, tiếp đến là Mauritania và Trung Quốc. Việt Nam là nước đứng thứ 4 XK bạch tuộc đông lạnh sang Nhật Bản.
Tương tự như bạch tuộc đông lạnh, Nhật Bản cũng giảm khối lượng NK mặt hàng mực ống và mực nang đông lạnh trong nửa đầu năm nay so với nửa đầu năm ngoái. Trong khi đó, giá NK mặt hàng này lại không ổn định.
Tuy nhiên, đồng yên Nhật mạnh lên đồng nghĩa với việc giá của các mặt hàng nhuyễn thể chân đầu XK sang thị trường này ổn định hơn, không còn giảm nữa.
Sáu nhà cung cấp hàng đầu mực nang và mực ống đông lạnh sang Nhật Bản gồm Trung Quốc, Chile, Peru, Ecuado, Hàn Quốc, Argentina.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt giá trị 45,17 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2015. Nhật Bản hiện là thị trường NK số 2 của Việt Nam, chiếm 25,2% tỷ trọng.
Nhật Bản hiện là thị trường NK hàng đầu thế giới về mặt hàng bạch tuộc giá trị gia tăng, chiếm gần 46% tỷ trọng và đứng thứ 4 thế giới về NK mực chế biến.
XK nhuyễn thể chân đầu của Nhật Bản trong nửa đầu năm nay lại có xu hướng tăng về giá trị nhưng lại giảm mạnh về khối lượng. Tuy nhiên, giá XK mặt hàng này lại tăng trong nửa đầu năm nay. Trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trung bình XK nhuyễn thể chân đầu của Nhật Bản dao động 10-12 USD/kg, tăng so với mức giá 6,78 - 7,45 USD/kg của cùng kỳ năm 2015. Mỹ là nước NK hàng đầu nhuyễn thể chân đầu từ Nhật Bản.(vasep)