Lạm phát của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp trong 10 tháng
Lạm phát của Hàn Quốc trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng do nhu cầu trong nước giảm, và không đạt được mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc và gây áp lực cho chính sách cắt giảm lãi suất từ mức thấp kỷ lục hiện nay.
Theo cơ quan Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,7% trong tháng 7, chậm hơn so với mức tăng 0,8% trong tháng 6. Chỉ số này cũng thấp hơn ước tính trung bình là 0,8% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters và tốc độ tăng chậm nhất kể từ tháng 9/2015.
Chỉ số này tăng 0,1% so với tháng trước, so với dự báo của cuộc khảo sát cho một tăng 0,2%.
Lạm phát khiêm tốn, cùng với tác động của giá dầu cao hơn, hỗ trợ khat năng BOK có thể cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
"The BOK có thể sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9 hoặc sau đó," nhà kinh tế Kim Doo-un tại at Hana Financial Investment cho biết.
Một tuyên bố từ Bộ Tài chính trích dẫn ổn định giá công ích là lý do chính cho các dữ liệu lạm phát yếu, kết hợp với giá thực phẩm thấp hơn.
Những thay đổi trong giá dầu toàn cầu và thời tiết trong nước có thể ảnh hưởng đến giá tiêu dùng trong vài tháng tới, Bộ cho biết.
Nhu cầu dầu giảm từ Trung Quốc có thể là một yếu tố đằng sau giá dầu thế giới liên tục thấp và thêm vào áp lực giảm giá tại Hàn Quốc, một quan chức thống kê Hàn Quốc cho biết.
Chỉ số lạm phát chuẩn vẫn thấp hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, ngay cả sau quyết định giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1,25% trong tháng 6, cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng là không đủ để hỗ trợ tăng trưởng.
Đa số các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters đều dự báo ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất xuống 1% cho đến cuối năm.
CPI lõi loại trừ dầu và sản phẩm nông nghiệp, tăng 1,6 % so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên chi phí dịch vụ tăng 1,9% trong cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu sự gia tăng chậm nhất kể từ tháng 6/2015.
Chi phí thực phẩm tươi sống giảm 0,2%, trong khi giá điện, nước và khí đốt giảm 3,9 % so với cùng kỳ năm ngoái.( VITIC/Reuters)
Giá cà phê Việt Nam giảm theo xu hướng thế giới
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống -40 đến -45 USD/tấn so với giá tại London; Giá trong nước giảm theo xu hướng quốc tế; Xuất khẩu trong tháng 7 tăng 17% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá cà phê trong nước tuần này giảm theo xu hướng giá quốc tế, trong bối cảnh thị trường trầm lắng và nguồn cung hạn hẹp khi sắp kết thúc mùa vụ.
Giá cà phê trong nước giảm xuống 38 triệu đến 38,2 triệu đồng (1.704 – 1.713 USD)/tấn trong ngày 2/8/2016, từ mức 38,8 – 39 triệu tấn một tuần trước đó.
Cà phê hợp đồng giao tháng 9 trên sàn London ngày 1/8 giảm xuống 1.818 USD/tấn, từ mức 1.848 USD/tấn phiên giao dịch trước đó.
Cà phê robusta loại 2, 5% đen vỡ giá tuần này trừ lùi 40 đến 45 USD/tấn.
Vụ mùa sắp kết thúc và lượng tồn trữ hiện chỉ còn khoảng 5 đến 7%. Niên vụ cà phê ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9.
Cà phê vụ mới sẽ có vào khoảng cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê trong tháng 7, tăng 17% so với cùng tháng năm ngoái, nhưng thấp hơn so với dự đoán của thị trường.
Tính từ đầu niên vụ 2015/16 tơi tháng 7, xuất khẩu đạt 1,45 triệu tấn, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Vinanet)
Sản lượng thép không gỉ 6 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng 8%
Theo thống kê mới nhất được công bố bởi Hội đồng thép Không gỉ thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp thép chuyên dụng Trung Quốc (CSSC), sản lượng thép không gỉ trên cả nước trong 6 tháng đầu năm nay tăng 8% tức 872.000 tấn so với năm ngoái lên 11,73 triệu tấn.
Sản lượng nửa đầu năm nay tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với mức tăng 6,5% của quý trước, cho thấy thị trường trong nước tốt hơn trong quý 2 vì ngành thép nhìn chung đã cải thiện.
Trong số tất cả các loại thép không gỉ thì sản lượng thép không gỉ 200-series loại chứa cr và mangan trong đó bao gồm các sản phẩm không phải cao cấp là tăng nhanh nhất trong 6 tháng đầu năm. Sản lượng của 200-series tăng 9,2% so với năm trước đạt 3,38 triệu tấn và chiếm gần 30% trong tổng sản lượng.
Tuy nhiên, 300-series vẫn là loại vượt trội, chiếm gần 52% trong tổng sản lượng. Sản lượng 300-series tăng gần 8% so với năm ngoái đạt 6,1 triệu tấn.
Cùng kỳ, sản lượng 400-series đạt 2,21 triệu tấn, cao hơn năm trước 2,21 triệu tấn và chiếm 18,9% trong tổng sản lượng của cả nước.
Tiêu thụ thép không gỉ trong nước đã theo kịp với đà tăng của sản lượng, với mức tiêu thụ đạt 8,84 triệu tấn, tăng 717.000 tấn tức 8,8% so với năm ngoái. Con số này so với năm ngoái chỉ tăng khoảng 4,4%.
Trong khi đó, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,82 triệu tấn thép không gỉ, gần như không đổi so với năm ngoái và chậm hơn nhiều so với 12,4% mức tăng trưởng được chứng kiến hồi quý 1. Đồng thời, nhập khẩu thép không gỉ đã giảm 10,5% so với năm trước xuống còn 335.600 tấn.(ST)
Nhật Bản phê duyệt 130 tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng
Chính phủ Nhật Bản sẽ phê chuẩn gói tài chính trị giá 13,5 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 132 tỷ USD) nhằm phục hồi nền kinh tế đang trì trệ. Trong đó, phần lớn nguồn tài chính này sẽ được dùng để hỗ trợ những người thu nhập thấp và chi tiêu vào cơ sở hạ tầng.
Trong gói tài chính này dự kiến dành 7,5 nghìn tỷ yên cho chi tiêu chính phủ và chính quyền địa phương, 6 nghìn tỷ yên còn lại sẽ dành cho Chương trình đầu tư tài chính và cho vay. "Chúng tôi đề ra dự thảo gói kinh tế mạnh mẽ hiện nay nhằm thực hiện đầu tư cho tương lai. Với gói này, chúng tôi sẽ tiến hành không chỉ kích thích nhu cầu mà còn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững mà dẫn đầu là nhu cầu tiêu dùng cá nhân," ông Abe phát biểu trước cuộc họp các bộ trưởng vào ngày 2/8.
Các con số cho gói - bao gồm các quan hệ đối tác công-tư và các khoản khác mà không phải là chi tiêu trực tiếp của chính phủ và do đó có thể không đưa vào thúc đẩy tăng trưởng - dự kiến lên đến 28,1 nghìn tỷ yên.
Trong tháng trước, ông Abe đưa ra yêu cầu chính phủ xây dựng kế hoạch kích thích đưa nềnkinh tế nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ bởi tiêu thụ yếu, dù đã có ba năm kiên trì theo đuổi chinh sách "Abenomics" cũng như thực hiện hàng loạt các chính sách tiền tệ, chi tiêu linh hoạt và cải cách cơ cấu.
Gói tài chính mới được công bố chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuyên bố tiếp tục nới lỏng chính sách trong tháng 9 và để ngỏ khả năng tiếp tục in thêm tiền.
Chính xác cách chi tiêu tài chính không rõ ràng, mặc dù chính phủ đang xem xét phát hành trái phiếu phát hành. Sự căng thẳng về tài chính làm dấy lên nghi ngờ về khả năng về khoản nợ khổng lồ của Nhật Bản.
Các nhà phân tích tại SMBC Nikko Securities kỳ vọng gói kích thích kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP thực tế thêm 0,4 điểm phần trăm trong năm tài chính này đến tháng 3 năm 2017 và 0,04 điểm phần trăm trong năm tới.(VITIC/Reuters)
(
Tinkinhte
tổng hợp)