tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-2016

  • Cập nhật : 04/01/2016

IMECO thống nhất "bán mình" cho đối tác ngoại, giá không dưới 8 triệu USD

imeco thong nhat "ban minh" cho doi tac ngoai, gia khong duoi 8 trieu usd

IMECO thống nhất "bán mình" cho đối tác ngoại, giá không dưới 8 triệu USD

Với 72,5% cổ đông tham gia ĐHCĐ bất thường ngày 30/12/2015 đồng tình, CTCP Cơ khí và Xây lắp công nghiệp (IMECO - mã chứng khoán IME) đã thống nhất thông qua việc sang nhượng cổ phần IME với giá trị giao dịch toàn bộ cổ phần từ 8 triệu USD trở lên. Sau khi có ý kiến trả lời bằng văn bản của Sabeco đồng ý chuyển nhượng, ĐHCĐ chính thức ủy quyền cho HĐQT IMECO đàm phán giá chuyển nhượng với đối tác, hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cho các cổ đông theo quy định.

Nghị quyết ĐHCĐ không nêu danh tính đối tác nhận chuyển nhượng.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Deal Street Asea, một đối tác đến từ Anh là AAF đã bắt đầu “để mắt” đến IME và muốn thâu tóm toàn bộ công ty. Mức giá được AAF đưa ra là 8 triệu USD. Tại thời điểm đó (cuối tháng 5/2015), IMECO có 3,6 triệu cổ phiếu lưu hành, thị giá ở mức 8.300 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó AAF định giá cổ phiếu IME ở mức 47.800 đồng/cổ phiếu. Hiện tại cổ phiếu IME đang được giao dịch xung quanh mức giá 8.500 đồng.

Đầu tháng 11 vừa qua, ĐHCĐ IMECO đã thông qua việc phát hành thêm gần 720 nghìn cổ phiếu thưởng tăng vốn điều lệ với tỷ lệ phát hành 20%. Thời gian dự kiến phát hành vào quý 1 năm 2016. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy bỏ.

Bên cạnh kế hoạch “bán mình”, IMECO cũng đồng thời thông qua việc nâng tỷ lệ cổ tức năm 2015 từ mức 17% lên 37%. 100% cổ đông tham gia đã tán thành phương án này.

Một quyết nghị quan trọng cũng được thông qua là việc chuyển quỹ đầu tư phát triển sang LNST chưa phân phối toàn bộ số tiền 8,4 tỷ đồng (kết thúc ngày 31/12/2014). Với việc kết chuyển khoản mục này, IME được phép chia cổ tức trên khoản LNST chưa phân phối sau kết chuyển.


TPHCM: Năm 2015 đã giải ngân hơn 3 nghìn tỷ đồng từ gói 30 nghìn tỷ

Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, kết quả giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đến nay vẫn thấp, chậm và chưa đạt như kỳ vọng.

Tại Tp.HCM, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/11/2015, các ngân hàng đã cam kết cho vay 5.264,86 tỷ đồng cho 6.719 khách hàng (cao hơn so với cả 2 năm 2013, 2014 cộng lại), và đã giải ngân được 3.235,18 tỷ đồng cho 6.340 khách hàng (cao hơn so với cả 02 năm 2013, 2014 cộng lại). Trong đó, đã giải ngân cho 6.334 cá nhân với số tiền 2.338,43 tỷ đồng và 6 doanh nghiệp với số tiền là 896,75 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nhìn chung, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách và cơ chế thích hợp để hỗ trợ xử lý hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản và hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.

Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã có tác dụng rất tích cực, góp phần làm cho thị trường bất động sản chuyển từ giai đoạn khủng hoảng đóng băng sang giai đoạn phục hồi từ cuối năm 2013 cho đến nay, góp phần quan trọng thực hiện 3 mục tiêu: giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.

Tuy nhiên, Hiệp hội cho rằng kết quả giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đến nay vẫn thấp, chậm và chưa đạt như kỳ vọng. Do vậy, cần đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn để giải ngân hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng này.


“Rộng cửa” cho doanh nghiệp hỗ trợ ?

Trong dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần này được cho là sẽ dành nhiều cơ chế ưu đãi, thuận lợi hơn về vốn vay cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp không chỉ được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn không vượt quá mức lãi suất ngắn hạn cho vay tối đa, còn được xem xét cho vay tới 70% vốn đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn chính sách tín dụng phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP. Với quy định rõ ràng hơn, liệu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay?

Trong dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần này được cho là sẽ dành nhiều cơ chế ưu đãi, thuận lợi hơn về vốn vay cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp không chỉ được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn không vượt quá mức lãi suất ngắn hạn cho vay tối đa, còn được xem xét cho vay tới 70% vốn đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ chế mở thì vẫn có những ràng buộc nhất định. Đó là muốn được hưởng các ưu đãi trên, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như: Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, dự án đã được tổ chức bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác. Đồng thời, có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác. Hơn nữa, tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ muốn vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất nhưng chưa chứng minh được tính khả thi, hiệu quả kinh doanh của phương án vay vốn. Trong khi đó, các báo cáo tài chính, kiểm toán cũng thiếu minh bạch, không đầy đủ nên khó thuyết phục sự tín nhiệm đối với các ngân hàng đi vay. Ngay như các điều kiện vay vốn mà NHNN đưa ra trong dự thảo này, không phải doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nào cũng đáp ứng đủ điều kiện. Về phía các tổ chức tín dụng, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vay tiền hỗ trợ lãi suất vì thiếu lòng tin, sợ rủi ro và không có lợi ích gì nhiều.

Tựu trung là việc tiếp cận nguồn vốn của các DN nhỏ và vừa (SME) nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng vẫn gặp khó khăn. Mặc dù dư nợ vay của các SME không ngừng tăng trưởng qua các năm và luôn duy trì ở mức khoảng 25% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. Hơn nữa, hiện nay, các chính sách và đầu tư cho SME công nghiệp hỗ trợ đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau. Có nhiều đầu mối cùng triển khai các hoạt động trợ giúp phát triển nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng rất khó khăn và chưa thực sự nhịp nhàng, ăn khớp. Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành công nghiệp hỗ trợ rất hạn chế, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ngoài ra điểm mới tại Dự thảo này, đó là tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác. Qua đó,việc phối hợp với tổ chức bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định của NHNN tại Thông tư 29/2014/TT-NHNN ngày 9/10/2014, Thông tư 05/2015/TT-NHNN ngày 4/5/2015 và các quy định có liên quan. Nghị định 111/2015/NĐ-CP nêu rõ các sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành dệt – may, da – giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Theo ông Nguyễn Tiến Đông-Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN, nội dung Dự thảo, SME sẽ được tạo điều kiện vay tối đa 70% vốn đầu tư nếu đáp ứng được những điều kiện như: Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác nhận ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP;Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đã được tổ chức bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật.

Trên cả nước có gần 1.400 SME nội địa sản xuất linh kiện, phụ tùng liên quan đến công nghiệp hỗ trợ như linh kiện điện, điện tử, kim loại, nhựa, cao su, chưa kể riêng ngành dệt may cũng có tới trên 600 SME sản xuất các sản phẩm nguyên phụ liệu hỗ trợ cho ngành. Hy vọng, với hướng dẫn của NHNN, việc đi vay sẽ thuận lợi hơn giúp cho SME thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển.


Gia nhập AEC, Việt Nam cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức

cac dn viet nam co su nhay ben de nhanh chong hoa nhap voi cai moi, nhung nhan luc la diem yeu

Các DN Việt Nam có sự nhạy bén để nhanh chóng hòa nhập với cái mới, nhưng nhân lực là điểm yếu

Vào AEC, Việt Nam vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở về những khó khăn, thách thức của nền kinh tế đất nước.

Bên cạnh những cơ hội mở rộng, sự phấn khởi, hồ hởi của người dân khi Cộng đồng ASEAN và 1 trong 3 trụ cột là Cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) đã chính thức hình thành - mà Việt Nam là 1 trong 10 nước thành viên, thì vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở về những khó khăn, thách thức của nền kinh tế đất nước.

Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng phân tích, nhìn lại quá trình Việt Nam tham gia vào ASEAN đến nay cho thấy, ASEAN chính là cầu nối để Việt Nam hội nhập với thế giới. Trong quá trình đó, Việt Nam vừa đóng góp vào ASEAN về mặt kinh tế, vừa ngày càng phát triển, vươn lên mạnh mẽ.

Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng vào tất cả các chương trình phát triển kinh tế của ASEAN, trong đó phải nói đến sáng kiến của Việt Nam về phát triển kinh tế vùng, miền được đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vị trí của các nước nghèo nhất trong khu vực, đây là điều cần phải suy nghĩ: “Chúng ta đang băn khoăn vì vẫn là 1 trong 4 nước nghèo nhất ASEAN. Chúng ta rút ra khỏi nhóm 4 nước nghèo - vẫn thường gọi là V-L-C-M (Việt Nam – Lào – Campuchia- Myanma) được thì sẽ nâng được tầm của Việt Nam lên. Đến bây giờ chúng ta vẫn chưa qua được điều đó. Điều này đặt ra dấu hỏi rất lớn là tất cả mọi người Việt Nam phải làm gì để thoát khỏi cảnh là 1 trong những nước nghèo nhất trong ASEAN”.

Các chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong mô hình tăng trưởng cũ và có thể nói là đã tới hạn, dựa quá nhiều vào vốn, lao động giá rẻ, tài nguyên trong nước, do đó chất lượng hàng hóa thấp, mẫu mã chưa đa dạng, giá thành lại cao. Các doanh nghiệp lớn có sức mạnh hơn nhưng vẫn chưa phải là thật tốt, còn dựa vào nhiều yếu tố không mang tính cạnh tranh như cơ chế xin – cho, lợi dụng sự ưu đãi nhất định từ những mối quan hệ nào đó. Khó khăn hơn cả là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ khả năng về vốn, công nghệ, nhân lực, quản lý…

Bối cảnh hội nhập mới đòi hỏi một sự thay đổi kịp thời về cơ chế, chính sách, tiếp tục gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để nền kinh tế Việt Nam dần tiệm cận với các nước hàng đầu trong khu vực.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng: “Đi đôi với việc tháo gỡ những khó khăn ấy bằng thể chế, chính sách, cơ chế, sự hỗ trợ nào đó, thì cái quan trọng hơn là yêu cầu phải đạt tới chỉ số về môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh của chúng ta đòi hỏi càng ngày phải càng theo kịp các nước hàng đầu trong ASEAN. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, chúng ta phải hết sức ủng hộ doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì không nên trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước và từ bên ngoài mà phải tự thân mình vươn lên”.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Đức, Hà Nội cho rằng, nếu như các doanh nghiệp Việt Nam có sự nhạy bén để nhanh chóng hòa nhập với cái mới, thì yếu tố nhân lực, con người lại chính là điểm yếu. Các tập đoàn, công ty lớn của Việt Nam cơ bản đều phải thuê nước ngoài điều hành, điều khiển, đặc biệt là các doanh nghiệp về bất động sản, khách sạn, các văn phòng cho thuê hạng sang…

Khi gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ có thêm ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài vào Việt Nam, do đó bên cạnh nâng cao năng lực quản trị, các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới việc hòa vào các chuỗi giá trị trong khu vực và trên thế giới: “Các doanh nghiệp Việt Nam nên hòa vào các tập đoàn cũng như các công ty lớn có các chuỗi giá trị từ A đến Z, đóng góp 1 phần trong đó, dần dần nâng lên để làm sao cả chuỗi giá trị đó chúng ta có thể hoàn chỉnh được.

Hiện nay, chúng ta hội nhập không chỉ với các nước Đông Nam Ánữa mà cả thế giới, cho nên các tập đoàn lớn rất quy mô, chuyên nghiệp, khi họ vào Việt Nam cũng cần các đối tác trong nước, đối tác mang tính chuỗi giá trị. Rõ ràng chúng ta phải có chiến lược để làm sao bắt kịp cũng như hợp tác với các chuỗi giá trị toàn cầu thì sẽ bứt phá được”.

Nói đến yếu tố con người là không chỉ nói đến đội ngũ quản lý, mà còn là người lao động nói chung. Lao động Việt Nam đa phần còn yếu về trình độ tay nghề, kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ, trong khi đây lại là những yêu cầu quan trọng khi Việt Nam gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN. Năng suất lao động thấp cũng chính là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi hội nhập ngày càng sâu rộng.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội) băn khoăn, thực tế là lao động của Việt Nam khi đi xuất khẩu lại được đánh giá cao, vậy thì việc năng suất lao động của Việt Nam còn thấp cũng có nguyên nhân từ sự đãi ngộ, cách quản lý của chính các doanh nghiệp trong nước. Đây là vấn đề cần nhìn nhận đúng để thay đổi kịp thời.

Gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng muốn nắm bắt được cơ hội đó thì cần vượt qua được những thách thức, hạn chế, tồn tại. Để không bị thua ngay trên “sân nhà”, thì bên cạnh sự chủ động, tự hoàn thiện mình của đội ngũ quản lý doanh nghiệp và người lao động, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên của các doanh nghiệp, cũng như đào tạo đúng hướng để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động mới./.


NHNN chính thức công bố về tỷ giá trung tâm

nhnn chinh thuc cong bo ve ty gia trung tam

NHNN chính thức công bố về tỷ giá trung tâm


Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ.

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác.

Theo đó, tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ.

Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

Cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.

Việc công bố tỷ giá trung tâm là bước đi tiếp theo trong các biện pháp đồng bộ được NHNN thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu xuyên suốt là nâng cao vị thế của Đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

NHNN sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-01-2016

    PVN khai thác vượt 2,1 triệu tấn dầu so với kế hoạch được giao
    Năm 2015, Samsung Bắc Ninh nộp thuế hơn 1.600 tỷ đồng
    Doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 68.000 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm
    Giải ngân gần 90.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông năm 2015
    Chính phủ Trung Quốc lại ra tay cứu chứng khoán

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-01-2016

    Dự trữ ngoại hối các thị trường mới nổi an toàn dù tiền tệ lao dốc
    Gần 70% nhà đầu tư Mỹ thua lỗ trong năm 2015
    Triển khai mới hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM
    Tái cơ cấu chỉ để lại 15 ngân hàng
    Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-01-2016

    Sản xuất Việt Nam đã vượt qua điểm tệ nhất
    Xuất siêu sang Mỹ lên tới 25,5 tỉ USD
    Lượng hồ sơ giao dịch nhà đất tăng đột biến
    Khi luật chơi không còn là bảo hộ
    Giá dầu có thể tạo đáy mới trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-01-2016

    Tỷ giá bắt đầu theo cơ chế mới
    20% người giàu trên sàn chứng khoán đến từ doanh nghiệp địa ốc
    Trung Quốc đang khát dầu
    Chứng khoán châu Á giảm mạnh phiên đầu năm
    Năm 2015, Việt Nam thu hút bốn dự án tỉ đô

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-01-2016

    Giá vàng 2016 dự đoán xuống dưới 1.000 USD/ounce
    Lào Cai với "tham vọng" thu hơn 58.000 tỉ đồng từ du lịch
    Giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm “nhỏ giọt”?
    37 tấn hàng hoa quả khô nhập khẩu nghi nhập lậu từ Trung Quốc
    Ngành tôm và cá tra: Lớn mà yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-2016

    Công nghiệp Trung Quốc đang trải qua chu kỳ yếu kém nhất từ năm 2009
    Được tái cơ cấu các khoản nợ của Vinalines tại Ngân hàng VDB
    14 bang nước Mỹ tăng lương tối thiểu trong ngày 1/1/2016
    Báo Le Monde: Các nền kinh tế thế giới tăng trưởng không đều
    Thu ngân sách vẫn “về đích” mặc giá dầu giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-2016

    Malaysia xem xét đình chỉ khai thác bauxite
    Tỷ lệ nhà đầu tư thứ cấp quay lại tăng gấp 3 lần
    Rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu
    Xuất khẩu cá tra gặp khó
    Logistics Vinalink khiếu nại bị phạt và truy thu hơn 5 tỉ đồng tiền thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2016

    Ukraine cấm nhập khẩu thực phẩm Nga
    Cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên Vinalines 
    Sức mua chậm trong hai ngày đầu năm
    Cần Thơ có 8 điểm bán nông sản sạch phục vụ tết
    Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2016

    Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước
    Logistics Vinalink bị truy thu và phạt hơn 5 tỷ đồng tiền thuế
    Chi 1 tỷ USD từ nhập khẩu ô tô Trung Quốc, ô tô nội "chịu trận"
    Ngăn chặn xuất khống hàng hóa để gian lận hoàn thuế
    Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động 409.000 tỷ đồng cho ngân sách năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-2016

    Biến động nhân dân tệ năm 2016 không đáng lo
    PV Gas đạt mốc kỷ lục tiêu thụ khí năm 2015
    Doanh thu phí bảo hiểm tăng cao nhất kể từ năm 2011
    Xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
    Hà Nội: 2 hầm chui lớn nhất sắp thông xe