Quý 1/2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thái Lan
- Cập nhật : 04/01/2019
Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN, hiện chiếm 30% kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN và 4% kim ngạch thương mại Việt Nam với thế giới. Về xuất khẩu (XK), năm 2017 Việt Nam XK 4,8 tỷ USD sang Thái Lan, dự kiến năm 2018 sẽ đạt 5,7 tỷ USD, chiếm 2,2% thị phần nhập khẩu của Thái Lan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thái Lan trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt trên 5,12 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2017; tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của tháng 11/2018 lại sụt giảm 11,4% so với tháng trước đó, đạt 439,89 triệu USD, nhưng vẫn tăng 5,5% so với cùng tháng năm 2017.
Trong số rất nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, thì đứng đầu về kim ngạch là nhóm hàng điện thoại và linh kiện với 1,33 tỷ USD, chiếm 25,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm dầu thô đạt 491,47 triệu USD, tăng 25,6%, chiếm 9,6%. Tiếp đến nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 421,41 triệu USD, giảm 4,8%, chiếm 8,2%.
Trong 11 tháng đầu năm 2018, hàng hóa xuất sang Thái Lan phần lớn đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm hàng xăng dầu chỉ đạt 79,73 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh 301%; bên cạnh đó, một số nhóm hàng đạt mức tăng trưởng cao như: Hàng dệt may (tăng 52,6%, đạt 143,4 triệu USD); cà phê (tăng 51%, đạt 108,4 triệu USD); đá quý, kim loại quý và sản phẩm (tăng 50,4%, đạt 2,97 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 49%, đạt 33,18 triệu USD).
Tuy nhiên, xuất khẩu hạt tiêu, phân bón, kim loại thường, sản phẩm từ cao su sang thị trường Thái Lan lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm tương ứng 24,5%, 22,8%, 22% và 21,4% về kim ngạch.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng, hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế nhưng thị phần tại Thái Lan rất thấp, như: Săm lốp chỉ 5%; thuỷ sản 7%; sắt thép 1,4%. Riêng mặt hàng rau quả tươi mới chiếm 10% thị phần, hiện chỉ có xoài, nhãn, vải, thanh long của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận XK sang Thái Lan.
Để hàng hoá Việt Nam hiện diện nhiều hơn trên thị trường Thái Lan, đồng thời gia tăng kim ngạch XK tại thị trường này, các DN phải chủ động tìm hiểu nhu cầu mặt hàng, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến mặt hàng sản xuất kinh doanh của DN để có chiến lược phù hợp. Đồng thời, đề xuất với Bộ Công Thương để đàm phán với Chính phủ Thái Lan về việc rà soát giảm hoặc dỡ bỏ một số biện pháp phòng vệ thương mại, thuế quan, làm cơ sở để Bộ Công Thương đề xuất với các cơ quan liên quan của Thái Lan.
Chính phủ Việt Nam – Thái Lan đang nỗ lực thực hiện các biện pháp hoàn thành mục tiêu 20 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều, đồng thời dần cân bằng cán cân thương mại.
Xuất khẩu sang Thái Lan 11 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T11/2018 | +/- so với T10/2018(%)* | 11T/2018 | +/- so với cùng kỳ năm trước(%)* |
Tổng kim ngạch XK | 439.886.153 | -11,43 | 5.124.964.973 | 17,54 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 118.944.973 | 34,66 | 1.326.393.665 | 19,33 |
Dầu thô | 20.256.366 | -70,12 | 491.468.517 | 25,62 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 41.014.916 | -5,2 | 421.408.994 | -4,77 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 36.646.470 | 13,27 | 350.744.053 | 15,89 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 29.520.051 | -11,52 | 345.052.837 | 13,72 |
Hàng thủy sản | 28.634.950 | 0,64 | 269.853.979 | 18,63 |
Sản phẩm từ sắt thép | 13.244.796 | 7,11 | 216.056.287 | 44,22 |
Sắt thép các loại | 19.882.887 | -41,13 | 213.503.208 | 47,26 |
Hàng dệt, may | 15.507.722 | -5,04 | 143.397.176 | 52,62 |
Cà phê | 3.565.017 | -76 | 108.396.208 | 50,95 |
Xơ, sợi dệt các loại | 11.215.170 | 22,46 | 101.150.060 | 21,04 |
Xăng dầu các loại |
| -100 | 79.727.479 | 300,96 |
Sản phẩm hóa chất | 7.314.821 | -6,07 | 73.443.965 | 32,9 |
Hạt điều | 4.006.541 | -33,78 | 68.448.083 | -14,28 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 6.096.753 | 10,37 | 60.701.936 | 24,18 |
Giày dép các loại | 10.590.344 | 73,14 | 60.184.565 | 44,58 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 3.939.647 | 19,02 | 45.948.510 | 19,61 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 3.205.953 | -16,64 | 45.385.315 | -22,01 |
Dây điện và dây cáp điện | 4.180.437 | 4,58 | 44.028.526 | 13,38 |
Hàng rau quả | 2.776.789 | 3,14 | 41.994.633 | 29,21 |
Chất dẻo nguyên liệu | 3.563.593 | 4,1 | 36.521.631 | 5,68 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 3.778.205 | 1,05 | 33.177.941 | 48,95 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 4.079.618 | 61,93 | 30.127.938 | 46,38 |
Sản phẩm gốm, sứ | 2.713.852 | -20,93 | 28.390.221 | -10,34 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 1.710.929 | -8,02 | 25.863.573 | -15,96 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 1.950.916 | -7,27 | 24.782.040 | -10,68 |
Than các loại | 2.114.064 | 159,88 | 20.543.888 | 37,4 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 1.588.187 | -32,52 | 19.535.501 | 5,6 |
Hạt tiêu | 960.039 | -1,4 | 19.345.275 | -24,55 |
Hóa chất | 2.129.347 | 3,98 | 15.812.654 | 13,02 |
Sản phẩm từ cao su | 1.241.645 | 14,79 | 12.233.109 | -21,41 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù | 1.235.453 | 7,42 | 11.429.848 | -10,42 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 411.231 | -26,31 | 5.761.089 | 41,73 |
Phân bón các loại | 659.634 | 6,71 | 4.008.022 | -22,81 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 550.291 | 70,77 | 2.966.062 | 50,42 |
Quặng và khoáng sản khác |
|
| 148.585 | 8 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn