Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng giày dép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 3/2019 tăng 53,4%, tháng 4/2019 tăng tiếp 11,2%, đạt 1,46 tỷ USD, so với tháng 4/2018 cũng tăng 15,7%.
Thái Lan giảm mạnh nhập khẩu quặng và khoáng sản khác của Việt Nam trong 4T/2019
- Cập nhật : 17/06/2019
Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt hơn 17 tỷ USD và phấn đấu đạt 20 tỷ USD vào năm 2020.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Thái Lan trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 1,81 tỷ USD, tăng 6,55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng có thị phần lớn nhất với 27,26%, chiếm 493,27 triệu USD, tăng 3,65% so với 4T/2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Thái Lan với lượng và trị giá tăng. Tăng mạnh nhất là xăng dầu các loại với mức tăng 103,42% về lượng đạt 52.577 tấn và tăng 106,26% về trị giá đạt 27,73 triệu USD. Kế đến là chất dẻo nguyên liệu với mức tăng 86,21% về lượng đạt 13.480 tấn và tăng 63,17% về trị giá đạt 20,54 triệu USD.
Tháng 4/2019, Việt Nam không xuất khẩu dầu thô sang thị trường Thái Lan, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Thái trong 4 tháng đầu năm 2019 vẫn tăng khá cả về lượng (71,49%) và trị giá (62,17%). Ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu tăng như phân bón các loại tăng 64,08% đạt 1,93 triệu USD; Giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 64,02% đạt 17,52 triệu USD; Hóa chất tăng 53,6% đạt 7,25 triệu USD; Hàng dệt, may tăng 48,47% đạt 62,55 triệu USD…
Việt Nam được Thái Lan coi là thị trường rất quan trọng trong khu vực ASEAN bởi những thuận lợi nhất định khi tiến hành giao dịch thương mại với Thái Lan. Hai nước cũng thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, quan hệ giữa các địa phương hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.
Đó là sự gần gũi về địa lý cũng như nét tương đồng về văn hoá. Chính vậy, thời gian gần đây rất nhiều tập đoàn bán lẻ của Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam, như mua lại Metro, BigC Việt Nam, Nguyễn Kim, hay các hãng phân phối lớn của Việt Nam đã có sự góp mặt các tập đoàn lớn Thái Lan.
Đặc biệt, Việt Nam được coi là thị trường nối dài của Thái Lan trong ASEAN. Nhiều tập đoàn Thái Lan mua lại doanh nghiệp Việt Nam có những sản phẩm tương đồng nhằm tạo ra cơ sở sản xuất với mục tiêu giảm giá thành cũng như thuận lợi thâm nhập thị trường, tận dụng những ưu đãi để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Tuy vậy, trong 4T/2019, Thái Lan vẫn giảm nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam. Đáng chú ý nhất là nhóm hàng quặng và khoáng sản khác giảm tới 99,21% về lượng đạt 528 tấn và giảm 93,5% về trị giá đạt 468.340 USD. Đây cũng là nhóm hàng chiếm thị phần thấp nhất trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất sang Thái Lan 4 tháng đầu năm với 0,03%. Kế đến là sản phẩm từ sắt thép giảm 43,14% so với 4T/2018 đạt 57,22 triệu USD; Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 40,36% đạt 1,75 triệu USD. Ngoài ra các mặt hàng rau quả, cà phê, hạt tiêu, thức ăn gia súc và nguyên liệu… đều có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm trong 4 tháng đầu năm nay.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Thái Lan 4T/2019
Mặt hàng | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 ()* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 1.809.749.031 |
| 6,55 |
Hàng thủy sản |
| 86.483.804 |
| 2,20 |
Hàng rau quả |
| 16.799.395 |
| -25,82 |
Hạt điều | 3.208 | 23.884.582 | 37,56 | 5,39 |
Cà phê | 5.915 | 11.691.329 | 3,52 | -12,88 |
Hạt tiêu | 2.078 | 6.653.685 | 7,33 | -22,72 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 5.295.134 |
| -12,76 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 9.022.813 |
| -28,68 |
Quặng và khoáng sản khác | 528 | 468.340 | -99,21 | -93,50 |
Dầu thô | 317.428 | 160.660.355 | 71,49 | 62,17 |
Xăng dầu các loại | 52.577 | 27.731.390 | 103,42 | 106,26 |
Hóa chất |
| 7.254.066 |
| 53,60 |
Sản phẩm hóa chất |
| 26.069.296 |
| 8,57 |
Phân bón các loại | 5.735 | 1.936.167 | 32,82 | 64,08 |
Chất dẻo nguyên liệu | 13.480 | 20.541.428 | 86,21 | 63,17 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 24.135.274 |
| 4,99 |
Sản phẩm từ cao su |
| 4.441.576 |
| -4,17 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù |
| 3.758.629 |
| -17,96 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 10.863.742 |
| 4,65 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 17.522.817 |
| 64,02 |
Xơ, sợi dệt các loại | 15.656 | 41.434.190 | 6,45 | 12,00 |
Hàng dệt, may |
| 62.553.800 |
| 48,47 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
| 12.005.442 |
| 15,95 |
Giày dép các loại |
| 21.261.312 |
| 38,66 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 14.872.211 |
| -8,75 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 10.448.312 |
| 12,12 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
| 1.753.005 |
| -40,36 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
| 478.097 |
| -23,27 |
Sắt thép các loại | 140.928 | 81.040.558 | 47,43 | 20,28 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 57.224.448 |
| -43,14 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 15.142.010 |
| -23,90 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 142.301.655 |
| 0,43 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 493.269.433 |
| 3,65 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 128.926.414 |
| 6,07 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 18.262.846 |
| 12,03 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 120.663.901 |
| 0,01 |
Hàng hóa khác |
| 122.897.576 |
| 7,53 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn