tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm tăng trưởng tốt

  • Cập nhật : 03/01/2019

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài đạt 3,52 tỷ USD, tăng 10,9% so với 11 tháng đầu  năm 2017.

xuat khau rau qua 11 thang dau nam tang truong tot

Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm tăng trưởng tốt

Rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 73,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt trên 2,58 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, thì rau quả của Việt Nam còn được xuất sang một số thị trường với kim ngạch cao trên 100 triệu USD gồm có: thị trường Mỹ 126,03 triệu USD, chiếm 3,6% trong tổng kim ngạch, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; Thị trường Đông Nam Á 124,25 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 7,1%; Hàn Quốc 104,79 triệu USD, chiếm 3%, tăng 32,3%; EU 102,94 triệu USD, chiếm 2,9%, tăng 8,9%;

Nhìn chung, trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đáng chú ý nhất là thị trường Campuchia tăng vượt trội 189,5%, đạt 2,42 triệu USD; Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Pháp tăng 43,5%, đạt 21,77 triệu USD, Australia tăng 39,1%, đạt 37,36 triệu USD; Đức tăng 38,5%, đạt 15,84 triệu USD; Kuwait tăng 38,5%, đạt 3,38 triệu USD. Tuy nhiên, rau quả xuất khẩu sang thị trường Indonesia sụt giảm rất mạnh 65,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1,09 triệu USD.

Trung Quốc chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam, tuy nhiên, thời gian qua tình hình xuất khẩu không ổn định khiến nông dân thường xuyên lâm vào cảnh “được mùa mất giá”. Xuất khẩu rau quả nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam chưa bền vững khi phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh kém khi chỉ có 5% đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Vina T&T, chuyên xuất khẩu trái cây chính ngạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho biết ngoài việc cán cân cung - cầu mất cân bằng, thì xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch (biên mậu) là nguyên nhân khiến tình hình nông sản bấp bênh.

Trung Quốc vẫn là một thị trường thực sự lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam vì có dân số đông, việc vận chuyển dễ dàng và nhu cầu về nông sản cũng không quá khác chúng ta. Tuy nhiên, con đường tiểu ngạch bao giờ cũng có nhiều rủi ro bởi giữa người mua và bán không có bất kỳ ràng buộc nào.

Là một thị trường hấp dẫn và sát vách, thế nhưng hiện chỉ có 8 loại nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc là thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm. Điều này khiến không ít doanh nghiệp bức xúc bởi dù muốn hay không, nếu trái cây không có tên trong danh mục này đều phải đi qua con đường biên mậu.

Bộ NN - PTNT cho biết, mói đây Trung Quốc đã đồng ý xem xét mở cửa cho sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, dừa, mãng cầu và măng cụt. Việc Trung Quốc mở rộng danh sách nông sản được phép nhập khẩu chính ngạch vào nước này là một tín hiệu mừng. Tuy nhiên, người Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn của nông sản. Quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản không đồng bộ của nông nghiệp Việt Nam dẫn đến chất lượng không đảm bảo, không đồng đều. Trong khi đó, Trung Quốc hiện bắt đầu và ngày càng đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc nông sản.

Để nông sản trong nước được gia tăng về mặt giá trị và tiếp cận được các sân chơi khó tính trên thế giới, không chỉ là Trung Quốc thì trước tiên, các doanh nghiệp phải nâng cao “chuẩn chất” - tức các tiêu chuẩn và giá trị. Cụ thể, GlobalGAP chính là chìa khóa để ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện ngay cả tiêu chuẩn trong nước là VietGAP cũng chỉ 20% nông dân lẫn các hợp tác xã có thể lấy được.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chú ý nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm bằng các phương thức chế biến thay vì chỉ xuất khẩu thô. Trong tương lai, các thị trường sẽ đánh giá cao việc nông sản đạt chất lượng tốt và được chế biến.

Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2018

ĐVT: USD

Thị trường

T11/2018

% tăng giảm so với T10/2018 *

11T/2018

% tăng giảm so với cùng kỳ*

Tổng kim ngạch XK

262.378.165

-9,99

3.521.745.300

10,86

Trung Quốc

177.647.786

-15,31

2.583.089.419

7,43

Mỹ

13.450.530

1,49

126.029.110

36,15

Hàn Quốc

9.195.344

-11,4

104.793.587

32,25

Nhật Bản

8.865.600

15,51

98.271.048

-15,8

Hà Lan

4.980.735

7,3

54.735.601

-4,53

Malaysia

1.953.571

-11,74

43.758.086

-5,42

Thái Lan

2.776.789

3,14

41.994.633

29,21

Đài Loan (TQ)

2.735.447

-17,49

37.619.624

-9,71

Australia

4.554.504

-22,81

37.362.070

39,13

U.A.E

3.286.369

-21,6

36.779.232

14,49

Nga

2.080.444

2,97

27.591.220

5,86

Singapore

2.430.618

-1,6

26.214.018

0,24

Pháp

2.170.282

-9,13

21.769.723

43,54

Canada

1.960.151

17,35

20.232.128

23,98

Hồng Kông (TQ)

1.786.690

-20,6

19.610.594

3,2

Đức

2.413.518

25,47

15.838.566

38,54

Lào

1.019.637

53,4

8.778.859

23,98

Anh

564.825

4,53

5.654.774

-1,69

Italia

582.824

-13,18

4.946.127

1,28

Kuwait

495.964

22,13

3.375.182

38,52

Campuchia

93.252

18,08

2.418.862

189,49

Indonesia

331.661

129,32

1.089.728

-65,49

Ukraine

109.765

54,7

1.004.005

-11,66

 (*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục