Obama: Trung Quốc đang dùng luật của kẻ mạnh ở Biển Đông
Nga 'hối tiếc' vì dự thảo nghị quyết về Thổ Nhĩ Kỳ bị bác bỏ
Báo Trung Quốc kêu gọi đâm va tàu chiến Mỹ ở Hoàng Sa
Philippines đốt mô hình tên lửa trước lãnh sự quán Trung Quốc
Triều Tiên nã pháo, dân Hàn Quốc xuống hầm trú ẩn
Tin thế giới đọc nhanh trưa 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Khắc tinh của tên lửa HQ-9 Trung Quốc điều đến Hoàng Sa
Việc Trung Quốc ngang ngược triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, thổi bùng nguy cơ xung đột trong khu vực, khiến Mỹ và đồng minh có thể sẽ cứng rắn hơn trong các biện pháp đối phó.
Trong trường hợp nổ ra chiến sự trên vùng biển chiến lược này, Mỹ có tại chỗ một loại vũ khí có thể đối phó hiệu quả với tên lửa HQ-9, đó là tiêm kích F-22 Raptor, loại máy bay tàng hình tối tân đang được Lầu Năm Góc triển khai đến châu Á để răn đe Triều Tiên, theo National Interest.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Dave Majumdar, HQ-9 là hệ thống phòng không khá uy lực, kết hợp các tính năng tốt nhất của tên lửa S-300P Nga và MIM-104 Patriot của Mỹ. HQ-9 được trang bị hệ thống radar mảng pha điện tử chủ động, giúp một khẩu đội có thể tấn công đồng thời 6 mục tiêu ở khoảng cách 193 km trên độ cao 27,4 km. Với các tính năng này, HQ-9 có uy lực đủ lớn để hình thành một vùng cấm bay đối với máy bay dân sự và quân sự trong tầm hoạt động của mình.
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ là lựa chọn tốt nhất để đối phó HQ-9. Dù được thiết kế ban đầu chỉ để chiếm ưu thế trên không, F-22 đã chứng minh được khả năng tác chiến rất linh hoạt. Những năm gần đây, ngoài nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, F-22 còn san sẻ vai trò của oanh tạc cơ tàng hình B-2 trong khái niệm Lực lượng Tấn công Toàn cầu (GSTF).
Theo khái niệm tác chiến này, F-22 sẽ tận dụng ưu thế tàng hình và tốc độ bay phía trước mở đường, tung đòn phủ đầu tiêu diệt các máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa phòng không tối tân của đối phương, B-2 sẽ bay sau ném bom xé nát các mối đe dọa như các bệ phóng tên lửa Scud, kho vũ khí hóa học, hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không. Gần đây nhất ở Iraq và Syria, F-22 với hệ thống cảm biến nhạy bén đã được sử dụng để thực hiện vai trò trinh sát, thậm chí là chỉ huy và kiểm soát trên chiến trường.
Sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, không quân Mỹ đã triển khai một phi đội tiêm kích F-22 tới Hàn Quốc. Đây là các máy bay được ưu tiên nâng cấp trang bị mới nhất theo chương trình Increment 3.2A nhằm cải tiến vũ khí tác chiến đối đất và các năng lực giao tiếp trên F-22.
Với gói nâng cấp này, F-22 không những được cải tiến về bản đồ radar khẩu độ tổng hợp, khả năng định vị địa lý và Bom Đường kính nhỏ (SBD), mà khả năng nhận thức tác chiến của nó cũng được cải thiện đáng kể cùng gói dữ liệu Link-16 kết nối với các cảm biến khác trên máy bay.F-22 Raptor có thể được trang bị các tên lửa tầm nhiệt AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM cùng hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động. Với các khả năng được nâng cấp, F-22 thực sự là sát thủ của các hệ thống tên lửa đất đối không như S-300, S-400 hay HQ-9 trong trường hợp nổ ra xung đột.
Nhờ năng lực định vị địa lý và hệ thống radar khẩu độ tổng hợp, F-22 có thể xác định vị trí chính xác của các hệ thống phòng không di động như HQ-9 và tấn công chúng từ khoảng cách tương đối an toàn nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tàng hình và hành trình siêu thanh.
Trong thực tế, F-22 có thể duy trì tốc độ March 1,8+ mà không cần sử dụng buồng đốt phụ. Điều này có nghĩa là F-22 có thể tiến đủ gần tới vị trí HQ-9 để ném bom SBD nặng 113 kg hay bom thông minh JDAM nặng 453 kg mà không lo bị lộ mặt quá lâu trước radar đối phương.
Trong khi đó, đài radar trinh sát dò tìm Type 305B/YLC-2V của HQ-9 lại bị đánh giá là cồng kềnh, tiêu thụ điện năng lớn, chưa đủ khả năng phát hiện các chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Mỹ như F-22. Ngoài ra, thời gian phản ứng từ lúc phát hiện mục tiêu của HQ-9 là 10-12 giây, quá đủ để một tiêm kích tốc độ cao như F-22 thực hiện xong đòn tấn công hủy diệt.
Mỹ khước từ đề nghị ký hiệp ước hòa bình với Triều Tiên
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra đề nghị đàm phán hiệp ước hòa bình với Triều Tiên hồi đầu tuần, sau khi hội đàm với người đồng cấp Australia ở Bắc Kinh. Hiệp ước hòa bình với Mỹ, giúp chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, là một trong những mong muốn đã có từ lâu của Bình Nhưỡng.
"Phi hạt nhân hóa vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với các đối tác còn lại về mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình", Yonhap dẫn lời Katina Adams, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm qua nói.
Phản ứng về yêu cầu ký hiệp ước hòa bình, Washington còn tuyên bố yêu cầu trên không thể thực hiện khi Bình Nhưỡng vẫn theo đuổi tham vọng hạt nhân.
Giới chức Mỹ nhấn mạnh Triều Tiên đã sắp xếp mọi thứ sai trật tự và trước tiên cần tập trung vào đàm phán chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, bắt đầu năm 2003, là nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán. 6 bên tham gia gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Bình Nhưỡng năm 2005 tuyên bố rút khỏi đàm phán 6 bên vô thời hạn.
Chính trị gia Nhật nói nhầm Obama là hậu duệ của nô lệ
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Kazuya Maruyama, nhà lập pháp đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật. Ảnh: Reuters, JapanTimes
"Ở Mỹ, một người đàn ông da màu trở thành tổng thống. Ý tôi là, ông thuộc dòng dõi của những người da màu từng là nô lệ", CNN dẫn lời Kazuya Maruyama, nhà lập pháp đảng Dân chủ Tự do (LDP), hôm qua nói trong cuộc họp của ủy ban hiến pháp Thượng viện.
"Những người ở thời kỳ lập quốc sẽ không bao giờ nghĩ một nô lệ da màu sẽ trở thành tổng thống", Maruyama nói, đề cập đến "cải cách đột phá" của Mỹ khi đang thảo luận về các thay đổi hiến pháp ở Nhật.
Ông Obama, tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên, không phải là hậu duệ của những người nô lệ. Ông là con trai của người cha gốc Phi từ Kenya và người mẹ gốc Âu từ bang Kansas.
Trong họp báo sau cuộc họp, ông Maruyama xin lỗi vì phát ngôn nhiều người coi là phân biệt chủng tộc. "Tôi xin lỗi vì đã có phát biểu có thể gây hiểu nhầm".
Ông nhắc lại lời xin lỗi trong cuộc điện với CNN hôm nay. "Tôi xin lỗi vì đã khiến tổng thống và nhân dân Mỹ cảm thấy khó chịu với phát ngôn của tôi. Tôi không có ý phân biệt chủng tộc, mà tôi muốn nói rằng nước Mỹ rất vĩ đại khi vượt qua lịch sử của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc", Maruyama cho biết. "Tôi đã nói nhầm".
Australia cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Các bên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần kiềm chế, không xây đảo, không quân sự hóa đảo, không cải tạo đất, AFP dẫn lời Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết trong buổi họp báo chung với người đồng cấp New Zealand John Key ở Sydney.
Ông Turnbull nói cả Australia và New Zealand đều muốn thấy căng thẳng giảm xuống, kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết mọi tranh chấp trên biển thông qua biện pháp pháp lý.
Truyền thông Trung Quốc hôm qua xác nhận nước này có "các vũ khí trên một trong những đảo chiến lược". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đây là bằng chứng cho thấy "sự gia tăng quân sự hóa" và là "mối quan ngại nghiêm trọng".
Bộ Quốc phòng Mỹ cùng ngày dựa vào hình ảnh vệ tinh thương mại, khẳng định Bắc Kinh triển khai tên lửa tới quần đảo Hoàng Sa, cho rằng hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Bắc Kinh tuyên bố đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của một số nước láng giềng. Trung Quốc nhấn mạnh nước này xây đảo nhân tạo để hỗ trợ các hoạt động như tìm kiếm và cứu nạn, đồng thời có "quyền triển khai những biện pháp tự vệ cần thiết".
Mỹ và Australia đã điều máy bay và tàu để thể hiện quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Động thái trên bị Trung Quốc coi là "sự khiêu khích".
Lầu Năm Góc yêu cầu Nga tránh xa nơi có đặc nhiệm Mỹ ở Syria
Lầu Năm Góc năm ngoái thông báo điều động khoảng 50 lính đặc nhiệm tới phối hợp cùng các tay súng chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. Tuy nhiên, Washington sau đó, viện dẫn lý do an ninh, không tiết lộ thêm thông tin về hoạt động này.
AFP dẫn lời Trung tướng Charles Brown, đứng đầu không quân Mỹ tại Trung Đông, nói Washington đã đề nghị Moscow tránh "các khu vực" ở miền bắc Syria "để duy trì an toàn cho lực lượng trên bộ của chúng tôi".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter biết về đề nghị bất thường trên, theo Peter Cook, thư ký báo chí Lầu Năm Góc. Lầu Năm Góc chỉ cung cấp mô tả địa lý nơi binh sĩ Mỹ hiện diện, không phải vị trí chính xác.
"Một nỗ lực được thực hiện để đảm bảo an toàn cho người của chúng tôi khỏi nguy hiểm từ các đợt không kích từ Nga", ông Cook nói.
Theo Trung tướng Brown, Moscow cũng đề nghị liên minh do Mỹ dẫn đầu tránh một số sân bay mà quân đội Nga đang sử dụng. "Họ không muốn chúng tôi bay gần", Brown cho biết. "Chúng tôi thông thường cũng không bay tới những nơi đó nên điều này không thành vấn đề".
Mỹ triển khai chiến dịch không kích IS tại Iraq và Syria từ tháng 8/2014 còn Nga mở chiến dịch không kích các nhóm khủng bố ở Syria, theo đề nghị từ Tổng thống Bashar al-Assad, vào cuối tháng 9/2015.
Phi cơ của liên minh và Nga nhìn chung hoạt động tại các khu vực khác nhau ở Syria nhưng giới chức quân sự lo ngại khả năng xảy ra đụng độ ngẫu nhiên giữa hai phía. Lầu Năm Góc đã tổ chức hàng loạt cuộc đàm phán "giảm xung đột" với Nga, phác thảo những bước cần thực hiện khi xảy ra xung đột.