Trung Quốc khó xử trên ván cờ biển Đông
Philippines bắn chết trùm ma túy Trung Quốc
Trung Quốc: Hơn 130 người mất mạng vì mưa lụt
Trung Quốc: Một cựu Tổng Biên tập báo đảng lĩnh án 11 năm tù
Brexit: Anh làm khó EU
Tin thế giới đọc nhanh chiều 23-07-2016
- Cập nhật : 23/07/2016
Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi công ước nhân quyền để dẹp đảo chính
Theo Independent, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmuş hôm 21-5 thông báo ý định chính phủ nước này sẽ tạm đình chỉ Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR).
Ông Kurtulmuş nhấn mạnh các quyền cơ bản và sự tự do sẽ không bị ảnh hưởng trong suốt thời gian đình chỉ công ước. Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng nước này sẽ noi gương Pháp khi Pháp cũng đã từng làm như vậy sau cuộc tấn công Paris đẫm máu đêm 13-11.
“Pháp gần đây cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Và họ đã đình chỉ ECHR, dựa vào điều khoản 15 của Công ước” - ông Kurtulmus nói. Trước đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ba tháng sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15-7.
Ông Erdogan nói rằng điều này cho phép giới chức hành đồng nhanh hơn và hiệu quả hơn để chống lại những kẻ âm mưu đảo chính. Kênh NTV dẫn lời ông Kurtulmus cho hay tình trạng khẩn cấp tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể kết thúc trong vòng một hoặc 1,5 tháng nữa.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag nói ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra cuộc đảo chính thứ hai.
Cuộc đảo chính đêm 15-7 tuy thất bại nhưng cũng khiến khoảng 250 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Căng thẳng sau đảo chính vẫn đang ở mức cao, Tổng thống Erdogan đã mở cuộc thanh trừng quy mô lớn chưa từng có. Khoảng 60.000 binh sĩ, cảnh sát, thẩm phán, công chức và giáo viên bị bắt giữ, đình chỉ, sa thải sau vụ đảo chính bất thành.
Tân Thủ tướng Anh cam kết một ngân sách cân đối
Thủ tướng Anh Theresa May đã cam kết hướng nước Anh tới một ngân sách cân đối và khẳng định sẽ có những giới hạn nghiêm ngặt đối với bất cứ gói kích cầu kinh tế nào mà chính phủ có thể tính đến trong tương lai nhằm khắc phục hậu quả của Brexit.
Theo phóng viên TTXVN tại London, bà May đã đưa ra cam kết trên như một trong những cương lĩnh quan trọng để giải quyết tình hình bất ổn của nền kinh tế Anh hậu Brexit. Trước đó, một số chuyên gia nhận định rằng Chính phủ Anh dưới thời Thủ tướng Theresa May sẽ sử dụng mọi biện pháp để ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế sau khi cử tri nước này bỏ phiếu rời EU. Tuy nhiên, cam kết của bà May cũng chứng tỏ chính sách kinh tế của Anh thời gian tới sẽ không có nhiều điều chỉnh sâu rộng và cơ bản.
Chính phủ Anh vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu đạt được thặng dư trong lĩnh vực tài chính công, nhưng không đặt thời hạn vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội năm 2020. Tình trạng bất ổn của nền kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, thúc giục giới chuyên gia kêu gọi Chính phủ Anh triển khai thêm các gói kích cầu. Theo Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond, nếu thấy cần thiết, các biện pháp mới sẽ được tính đến nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Anh.
Hiện ông Hammond đang chuẩn bị cho "Báo cáo mùa thu" với những nội dung, mục tiêu quan trọng về tài chính và ngân sách của Chính phủ Anh dưới thời Thủ tướng Theresa May. Tuy nhiên, ông Hammond cũng đã bác bỏ khả năng huy động ngân sách khẩn cấp mà người tiền nhiệm George Osborne từng đề xuất trước đó nhằm tháo gỡ những tác động tiêu cực của Brexit. Dự kiến, trong trường hợp kích hoạt ngân sách khẩn cấp, Chính phủ Anh sẽ phải tăng thuế và tiếp tục cắt giảm chi tiêu công.
Trung Quốc sắp diễn tập bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ
Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo cấm tàu thuyền vào một khu vực ở vịnh Bắc Bộ, nơi tổ chức diễn tập quân sự thực binh vào 4 ngày cuối tháng này.
Theo thông báo đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm qua, cuộc diễn tập quân sự được tổ chức từ ngày 26/7 đến 29/7. Phạm vi diễn tập ở trong khu vực các toạ độ 21.22N/108.50E, 21.22N/108.55E, 21.17N/108.55E và 21.17N/108.50E. Thông báo này cấm mọi tàu thuyền vào khu vực diễn tập.
Kể từ khi Toà Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò", Trung Quốc liên tục tổ chức diễn tập tại các khu vực trên Biển Đông.
Trung Quốc có đợt tập trận hải quân trái phép từ ngày 5 đến 11/7 trên vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, diễn tập không quân từ ngày 19 đến 21/7. Ngoài ra, nước này còn tiến hành các hoạt động tuần tra trên Biển Đông bằng oanh tạc cơ và máy bay chiến đấu.
Trung Quốc cho rằng các hoạt động trên biển này chỉ là "diễn tập thường kỳ, không nhằm bất kỳ quốc gia nào", nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội nước này.
Thái Lan tổ chức thảo luận về dự thảo hiến pháp mới
Thái Lan sẽ cho phép tiến hành các cuộc tranh luận trên toàn quốc về dự thảo hiến pháp mới trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về văn kiện này.
Chính phủ Thái Lan ngày 22/7 tuyên bố thông tin trên trong bối cảnh chỉ còn 15 ngày nữa là tổ chức trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới. Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Prawit Wongsuwon cho biết Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO) sẽ cho phép tổ chức các cuộc tranh luận do chính quyền cấp tỉnh và Ủy ban Bầu cử (EC) chủ trì tại 76 tỉnh thành.
Trước đó, EC thông báo sẽ tổ chức tranh luận trên truyền hình giữa các lực lượng chính trị và đại diện chính phủ về dự thảo hiến pháp mới. Tuyên bố của EC được đưa ra sau khi đại sứ 22 nước và Trưởng phái bộ Liên minh châu Âu (EU) cùng ký vào một thư ngỏ kêu gọi Chính phủ Thái Lan “cởi mở hơn với các quan điểm về dự thảo hiến pháp mới”.
Tuyên bố mới của Chính phủ Thái Lan được đưa ra sau sự kiện một mạng lưới dân sự xã hội gồm 117 nhân vật tiếng tăm, trong đó có cả các nhân vật của hai đảng chính là Dân chủ và Pheu Thai và 16 tổ chức chính trị xã hội, ngày 20/7 ra tuyên bố chung đòi chính quyền quân sự phải cho phép các bên liên quan được phép tiến hành thảo luận về các dự thảo hiến pháp cũng như phải có không gian công cộng để tổ chức các cuộc tranh luận này. Mạng lưới xã hội dân sự này cũng kêu gọi chính quyền quân sự đưa ra phương án dự phòng nếu dự thảo hiến pháp mới bị người dân bác bỏ.
Về yêu cầu này, Đại tướng Prawit nói rằng nếu dự thảo bị bác bỏ, hiến pháp lâm thời năm 2014 sẽ được điều chỉnh và NCPO sẽ quyết định liệu có thành lập một ủy ban dự thảo hiến pháp mới hay không. Ông cũng khẳng định tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào năm 2017 như dự kiến.
Theo EC, cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình do cơ quan này tổ chức sẽ được ghi hình ngày 22/7 và sẽ được được phát sóng hàng ngày trong khoảng thời gian từ 13-14h, từ ngày 25/7 - 5/8 trên kênh truyền hình ThaiPBS TV. Đây sẽ là các chương trình được ghi hình trước chứ không phải là truyền hình trực tiếp. Tham dự cuộc tranh luận đầu tiên này sẽ là lãnh đạo đảng Pheu Thai Chaturon Chaiseng, đại biểu Hội đồng chỉ đạo cải cách quốc gia (NRSA) Kamnoon Sidhisamarn và học giả Gothom Arya. Đại diện các tổ chức chính trị xã hội khác như Đối thoại Cải cách pháp luật (iLaw) và Phong trào Dân chủ mới (NDM) của lực lượng sinh viên chống đảo chính cũng nhận lời mời tham gia tranh luận.
Phát hiện tàu ngầm Triều Tiên sát vùng biển Hàn Quốc
Một số tàu ngầm Triều Tiên được phát hiện di chuyển gần bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên, sát vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Các chuyển động quân sự này được phía Triều Tiên phát hiện trên ra-đa sóng sonar, theo kênh truyền hình MBC.
Tàu ngầm Triều Tiên đủ khả năng phóng ngư lôi đánh chìm các tàu chiến Hàn Quốc nếu có leo thang quân sự. Ảnh: UPI
Phía Hàn Quốc cho biết các tàu ngầm của Triều Tiên đã vượt qua Đường Giới hạn Phía Bắc, ranh giới còn nhiều tranh cãi giữa vùng biển hai nước. Seoul lo ngại động thái này là bước chuẩn bị cho một hành động khiêu khích sắp tới của Bình Nhưỡng.
Theo MBC, các cơ quan tình báo của cả Hàn Quốc và Mỹ đều phát hiện sự di chuyển của các tàu ngầm Triều Tiên. Hãng tin UPI dẫn phát biểu của một quan chức Hàn Quốc giấu tên, cho biết có khoảng hai hoặc ba tàu ngầm Triều Tiên tiến vào phía Nam và nổi lên mặt biển trong một thời gian ngắn.
Triều Tiên từng công bố hình ảnh ông Kim Jong-un giám sát phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Ảnh: EPA
Vị quan chức này cho biết Triều Tiên thường hay tổ chức các hoạt động huấn luyện và tập trận tương tự. Phía Hàn Quốc đang giám sát kỹ lưỡng tình hình để phòng ngừa leo thang.
Đến cuối ngày 21-7, toàn bộ tàu ngầm Triều Tiên đã quay trở lại vùng biển phía bắc đường giới hạn. Tuy nhiên, quan chức Hàn Quốc cho biết vùng biển vẫn được đặt trong tình trạng giám sát nghiêm ngặt.
Triều Tiên hiện sở hữu một lực lượng tàu ngầm tuy không hiện đại nhưng lại có lợi thế số lượng. Kim Dae-young, một chuyên gia tại Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Hàn Quốc, cho biết các tàu ngầm Triều Tiên đủ khả năng phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Hàn Quốc.