Nga giao 4 tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc cuối năm 2016
Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ về nhân quyền
Hé lộ kế hoạch Mỹ định tổng tấn công Iran từ xa
Nga tính thường xuyên điều tàu hộ vệ đến Địa Trung Hải
Đức tính chế tạo siêu tăng đối phó T-14 Armata Nga
Tin thế giới đọc nhanh 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Tổng thống Mỹ ký lệnh trừng phạt Triều Tiên
Ngày 18-2 giờ Mỹ tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua luật áp các lệnh trừng phạt với CHDCND Triều Tiên.
Việc Mỹ thông qua lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên sẽ buộc các quốc gia đồng minh của Mỹ phải triển khai những biện pháp hạn chế mạnh tay tương tự với nước này - Ảnh: Getty Images
Theo CNN, lệnh trừng phạt liên quan tới vụ thử bom hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa và những cáo buộc về các vụ tấn công mạng của CHDCND Triều Tiên.
Ông Obama chính thức ký phê chuẩn dự luật trừng phạt CHDCND Triều Tiên sau khi Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật này với tỉ lệ phiếu ủng hộ áp đảo đầu tháng trước.
Hai thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa đang tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống là Ted Cruz của bang Texas và Marco Rubio của bang Florida cũng đều phải tạm dừng cuộc vận động để trở về Washington bỏ phiếu cho dự luật.
Các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ áp lên CHDCND Triều Tiên cho phép nước này đóng băng toàn bộ tài sản của những người có hoạt động làm ăn liên quan tới chương trình hạt nhân và vũ khí của Triều Tiên hoặc có liên quan tới vấn đề xâm phạm nhân quyền tại quốc gia này.
Với việc Mỹ thông qua lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên, các quốc gia đồng minh của Mỹ cũng sẽ buộc phải triển khai những hạn chế mạnh tay tương tự với Triều Tiên nhằm cô lập quốc gia này sau các động thái khiêu khích vũ trang gần đây.
Các lệnh trừng phạt mới đa phương mạnh mẽ hơn vẫn đang bị vướng tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc do những bất đồng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.
Trung Quốc, quốc gia đồng minh và bảo trợ của CHDCND Triều Tiên lâu nay, bày tỏ lo ngại rằng việc áp lệnh trừng phạt sẽ làm suy sụp nền kinh tế Triều Tiên.
Căng thẳng tôn giáo tại Thái Lan chưa dịu
Thấy thanh tra, quan chức Trung Quốc lao khỏi cửa sổ
Sợ đến mức chân tay bủn rủn, ngất xỉu vì hoảng, thậm chí gieo mình từ cửa sổ gần nhất là cách quan chức Trung Quốc phản ứng khi đối mặt với các nhà điều tra tham nhũng.
Tờ Tin tức Bắc Kinh cho biết đó là phản ứng của ít nhất 2 quan chức lúc các nhà điều tra của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) gọi điện thoại đến. Một số trường hợp thanh tra chống tham nhũng không thông báo trước, lẳng lặng xuất hiện trong cuộc họp và bắt giữ các quan chức, dĩ nhiên hầu hết các quan chức bị để mắt đều chẳng mảy may nghĩ đến chuyện sẽ bị tóm.
Chẳng hạn như cựu Bí thư Thành ủy Nam Kinh - Dương Vệ Trạch - bị bắt giữ hồi tháng 1-2015 sau khi nhận thông báo ông này phải tham dự một cuộc họp do Đảng ủy tỉnh Giang Tô tổ chức. Một số nguồn tin từng mách rằng ông ta là mục tiêu của một cuộc điểu tra. Có bản tin kể rằng cựu Bí thư Thành ủy Nam Kinh phì phèo thuốc lá trong văn phòng của mình khoảng 15 phút sau khi gọi điện cho các quan chức khác để xác nhận về cuộc triệu tập họp. Dẫu vậy, ông Dương vẫn đến dự và khi nhìn thấy các thanh tra, ông ta cố hết sức lao ra khỏi cửa số gần nhất. Thế nhưng nỗ lực tự sát bất thành.
Khi có mặt tại một buổi họp hồi tháng 4-2011, cựu Phó Bí thư kiêm Chủ tịch châu tự trị Sở Hùng thuộc tỉnh Vân Nam, ông Dương Hồng Vệ, mới nhận ra rằng mình đang bị điều tra. Ông này suy sụp, kinh hãi đến độ phải 4 cảnh sát mới dẫn ông ta đi nổi. Tương tự, cựu phó chủ tịch của tỉnh Giang Tây Diêu Mộc Căn bị bắt lúc tham dự một cuộc họp ở tỉnh Sơn Đông. Song song đó, giới chức chống tham nhũng cũng phái người đến bắt giữ vợ và thuộc cấp ở TP Nam Xương, tỉnh Giang Tây.
Vào tháng 1-2016, ông Trần Tuyết Phong, Bí thư TP Lạc Dương của tỉnh Hà Nam trở thành quan to đầu tiên bị xử lý trong năm nay. Thanh tra xuất hiện khi ông này đang nói chuyện với một quan chức cao cấp khác khi chờ thang máy sau một cuộc họp. Cựu Bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương cũng bị bắt sau cuộc họp và được đưa thẳng tới Bắc Kinh (hồi năm 2014).
Năm 2012, cựu Phó Bí thư thành ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành đã cố gắng để ném thẻ SIMđiện thoại di động của mình vào một nhà vệ sinh sau khi nghe tin đang bị điều tra. Không phải tất cả các quan chức đều ngạc nhiên, hốt hoảng khi bị bắt giữ. Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc, Cừu Hà rất bình tình, thậm chí gật đầu với mọi người khi bị các quan chức chống tham nhũng bắt giữ lúc vừa trở về khách sạn sau buổi họp.
Đến Giáo hoàng cũng phản đối Donald Trump
Ngày 19-2, Giáo hoàng Francis lên tiếng chỉ trích tỷ phú Donald Trump - ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa - khi mô tả doanh nhân New York “không phải là người theo đạo Ki tô”.
Theo Reuters, trao đổi với các phóng viên trên chuyến bay từ Mexico về Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Francis nhận định: “Một người chỉ nghĩ về chuyện xây tường che chắn dù ở đâu thay vì xây cầu thì không phải là người theo đạo Ki tô”.
Trước đó, ông Trump từng cáo buộc người nhập cư Mexico tại Mỹ là “bọn tội phạm cưỡng hiếp và buôn ma túy”. Ông thề sẽ xây tường ở biên giới để chặn dòng người Mexico nhập cư trái phép vào Mỹ.
Theo khảo sát của Reuters/Ipsos, khá nhiều cử tri Cộng hòa theo đạo Ki tô ủng hộ ông Trump. Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết khoảng 71% dân số Mỹ tự xác định mình theo đạo Ki tô.
Giới quan sát nhận định lời chỉ trích của Giáo hoàng Francis cho thấy cộng đồng quốc tế thực sự lo ngại với khả năng ông Trump trở thành tổng thống Mỹ.
Trước Giáo hoàng, hơn 500.000 dân Anh đã ký đơn kiến nghị đòi cấm ông Trump đến Anh, nơi ông có nhiều mối làm ăn lớn, để phản đối việc ông kêu gọi cấm cửa người Hồi giáo đi vào Mỹ. Các nghị sĩ Anh bác bỏ kiến nghị này vì cho rằng đó là hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Đương nhiên tỷ phú Donald Trump phản ứng quyết liệt lại Giáo hoàng Francis. Ông cho rằng nhận định của Giáo hoàng là “đáng hổ thẹn”.
“Khi Tòa thánh Vatican bị bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công, tôi cam đoan với các bạn rằng Giáo hoàng lúc đó chỉ biết ước rằng Donald Trump là tổng thống Mỹ” - ông Trump hùng hồn nói.
Hiện ông Trump đang đi vận động tranh cử ở bang South Carolina, nơi sẽ tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa vào ngày 20-2. Ông khẳng định ông rất tôn trọng Giáo hoàng Francis, nhưng chỉ trích Giáo hoàng thiên lệch, chỉ nghe một chiều bên Mexico.
“Giáo hoàng không nhìn thấy được gánh nặng khổng lồ đang đè lên biên giới chúng ta do nạn nhập cư bất hợp pháp và hành vi buôn bán ma túy. Tôi nghĩ ông ấy không hiểu mối nguy hiểm của việc chúng ta mở cửa biên giới với Mexico” - ông Trump nhấn mạnh.
Cán cân bầu cử Mỹ đang nghiêng về phía ông Sanders
Kết quả thăm dò dư luận toàn quốc mới nhất của hãng Fox News cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Bernie Sanders đã cao hơn bà Clinton 3%.
Theo Fox News, kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy 47% cử tri đang ủng hộ thượng nghị sỹ bang Vermont, cao hơn mức 37% của kết quả thăm dò hồi tháng 1.
Trong khi đó, bà Clinton nhận được 44% tỉ lệ ủng hộ, thấp hơn con số 49% một tháng trước đó.
Đây là lần đầu tiên ông Sanders vượt qua bà Clinton về tỷ lệ cử tri ủng hộ. Trước đó không lâu, cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ vẫn được miêu tả như “một ứng cử viên cầm chắc của đảng Dân chủ”.
Mùa hè năm ngoái, bà Clinton vượt qua ông Sanders với kết quả thăm dò cách biệt tới 46 điểm phần trăm. Hai tháng trước đây, bà vẫn còn giữ cách biệt ở thế trên 22 điểm phần trăm với ông Sanders.
Chuyên gia thăm dò dư luận Chris Anderson của đảng Dân chủ nói: “Có một điều rất rõ ràng từ cuộc thăm dò của chúng tôi, và của các tổ chức khác, là bà Clinton đã mất bớt sự ủng hộ còn ông Sanders đang dần chiếm được thiện cảm nhiều hơn. Và quá trình này có vẻ như tăng lên kể từ sau các cuộc bỏ phiếu sơ bộ tại bang Iowa và New Hampshire”.
Tính thời điểm trong sự “trỗi dậy” của ông Sanders không làm chuyên gia thăm dò dư luận Daron Shaw của đảng Cộng hòa ngạc nhiên.
“Theo truyền thống, các ứng cử viên ít được biết tới hơn nếu đánh bại được các ứng cử viên đã tạo được tên tuổi vững chắc trong các đợt bỏ phiếu đầu tiên sẽ thấy họ được ủng hộ lớn nhất trên phạm vi toàn quốc”, ông nói.