Kịch bản Trung Quốc diễu võ giương oai hậu phán quyết 'đường lưỡi bò'
Canada kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết 'đường lưỡi bò'
EU chỉ trích chiến dịch trấn áp sau đảo chính của Thổ Nhĩ Kỳ
Tìm thấy cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên
Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng cáo buộc châu Âu áp dụng tiêu chuẩn kép
Tin thế giới đọc nhanh chiều 22-07-2016
- Cập nhật : 22/07/2016
Nhật cảnh giác ý đồ quân sự Trung Quốc tại Biển Đông
Dự thảo sách trắng quốc phòng 2016 của Nhật Bản kêu gọi cảnh giác trước các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bản thảo sách trắng quốc phòng Nhật năm 2016 kêu gọi cảnh giác trước các hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cảnh báo ý đồ biến các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên vùng biển này thành "việc đã rồi", theo Kyodo News.
Bản thảo này, dự kiến được chính phủ Nhật thông qua vào đầu tháng 8, nhấn mạnh rằng những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông có thể được coi là những hành động ngang ngược, đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng.
Ngoài ra, sách trắng cũng cho rằng Bắc Kinh đang tăng cường hoạt động gần khu vực nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông, nơi Tokyo tuyên bố chủ quyền.
Sách trắng nhắc lại sự kiện một tàu hải quân Trung Quốc hồi tháng trước đã đi vào vùng tiếp giáp bên ngoài khu vực 12 hải lý của nhóm đảo này, cũng như việc Nhật gần đây liên tục phải triển khai chiến đấu cơ để ngăn chặn máy bay Trung Quốc đến gần không phận Nhật với tần suất tăng đáng kể.
Về vấn đề Triều Tiên, sách trắng chỉ trích các hoạt động khiêu khích liên tiếp của Bình Nhưỡng, bao gồm vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sách trắng 2016 cũng sẽ dành một chương cho các đạo luật an ninh mới của Nhật có hiệu lực từ tháng 3, cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể và bảo vệ các quốc gia đồng minh ngay cả khi Nhật không bị tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ lại đang diễn ra cuộc “đảo chính ngược”
Cuộc đảo chính bất thành hôm 15-16/7 vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) đã gây một hệ lụy bất ngờ, được coi là sự nối tiếp của chính nó, nhưng diễn tiến theo chiều ngược lại (được mệnh danh đảo chính lần 2), nhằm lật đổ tất cả những ai không tòng phục chính sách của Tổng thống Erdogan.
Hệ quả của đảo chính ngược còn tệ hơn đảo chính thật
"Âm mưu đảo chính vừa qua của nhóm tướng lĩnh, sĩ quan bất mãn với chế độ đã thất bại, nhưng hiện nay đang diễn ra một sự kiện tương tự, với mức độ tàn khốc cao hơn nhiều, nhằm lật đổ tất cả những ai chống đối đường lối lãnh đạo độc quyền chuyên chế của ông Erdogan" –chuyên gia về quốc phòng và quan hệ quốc tế Kona Coughlin viết trên tờ The Telegraph.
Theo Kona Coughlin, hậu quả của quá trình này có thể sẽ là việc NATO buộc phải khai trừ tư cách thành viên của TNK, vì rằng tổng thống Thổ không tạo được bất kỳ điều kiện nào để liên minh quân sự này có được bất cứ sự lựa chọn nào. Điều đó có thể xảy ra cho dù từ trước tới nay NATO luôn coi TNk có một vai trò quan trọng nhất định đối với liên minh quân sự này.
Kona Coughlin cho biết, thời Chiến tranh lạnh, TNK đã đóng một vai trò rất quan trọng: từ các căn cứ quân sự Mỹ ở đất nước này, các máy bay của Mỹ chỉ mất khoảng 1 giờ để bay đến biên giới Liên Xô. Bây giờ thì TNK lại cần đến NATO vì nằm sát với Syria và Iraq, những lò lửa xung đột đang hừng hực cháy.
"Vì thế, việc Wasjngton hiện nay công khai nói về khả năng khai trừ TNK khỏi NATO cho thấy quan hệ giữa nước này với các đồng minh trong khối đã trở nên tồi tệ đến mức nào sau khi phương Tây chứng kiến quá trình “dẹp loạn” của ông Erdogan đối với cuộc đảo chính quân sự vừa qua" – tác giả Kona Coughlin viết.
Theo lời ông, khả năng khai trừ TNK ra khỏi NATO đã xuất hiện trong bối cảnh ông Erdogan tiến hành “siết bù-loong” sau khi dập tắt âm mưu đảo chính. Chỉ trong một ngày sau sự kiện đảo chính, hàng nghìn quân nhân, cảnh sát, luật sư… bị bắt bớ, giam cầm hoặc sa thải.
Ngay cả lĩnh vực giáo dục – đào tạo cũng phải chịu hệ lụy: hơn 15.000 người từ nhân viên cho đến giáo sư các trường đại học bị sa thải do “tôn thờ” tư tưởng của nhà truyền giáo Fethullah Gulen (hiện đang ẩn cư ở Mỹ), người bị chính quyền TNK coi là đã lập mưu và giật dây vụ nổi dậy vừa qua. Ngoài ra, có đến 1.500 giáo sư trưởng khoa tại các trường đại học trong cả nước bị ép buộc phải nộp đơn “tự nguyện từ chức”.
Trước đây, TNK đã khéo léo trụ chân được trong tổ chức NATO mặc dù có bị chỉ trích về các chính sách đối nội (đàn áp người Kurd, phe đối lập, báo chí truyền thông…). Nhưng giờ đây, các nhà lãnh đạo châu Âu của NATO đã mất hết kiên nhẫn đối với tổng thống TNK.
Một số lãnh đạo châu Âu vẫn chưa hết bực tức vì cho rằng những chính sách của Erdogan đã góp phần làm căng thẳng thêm cuộc khủng hoảng di cư ở châu lục này vì đã không ngăn chặn được các hoạt động của những băng đảng tội phạm chuyên thực hiện việc chuyên chở người di cư bất hợp pháp sang châu Âu dưới danh nghĩa là “người tị nạn chiến tranh”. Ngoài ra, mối quan hệ mờ ám của chính quyền TNK với các tổ chức cực đoan ở Syria và Iraq (trong một số lĩnh vực, như buôn bán dầu mỏ chẳng hạn) cũng bắt đầu lộ diện.
Phương án lý tưởng nhất, theo Coughlin, là Erdogan từ bỏ ý tưởng biến TNK thành một nhà nước cộng hòa Hồi giáo theo khuôn mẫu Iran, như vậy mới có thể ngồi “chung mâm chung chiếu” với các thành viên NATO. “Nhưng nếu ông ấy vẫn quyết giữ quan điểm Hồi giáo cực đoan của mình thì NATO không còn lựa chọn nào khác là phải giã từ ông bạn Thổ lắm vấn đề rắc rối đi thôi” – tác giả Coughlin kết luận.
Với sự hành xử có phần quyết liệt thái quá sau sự kiện đảo chính, Erdogan nói riêng và THK nói cung đang đánh mất dần hình ảnh của mình không chỉ trong mắt giới lãnh đạo NATO mà còn trong cộng đồng quốc tế. Ngay cả Nga, quốc gia vừa mới nối lại quan hệ với TNK sau hơn 7 tháng gián cách vì sự kiện Thổ bắn rơi máy bay Nga, cũng đã bắt đầu thể hiện thái độ xa lánh, lạnh nhạt với các đường lối chính sách đối nội, dối ngoại của ban lãnh đạo nước này.(Petrotimes/TASS)
Anh sẽ không đưa ra đề nghị rời EU trước cuối năm 2016
Theo AFP và Reuters, ngày 20/7, Thủ tướng Anh Theresa May nhấn mạnh London sẽ không đưa ra đề nghị về việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, trước cuối năm 2016, để có thể lên kế hoạch cho một sự ra đi "hợp lý."
Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Đức Angela Merkel trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, bà May khẳng định muốn hợp tác "mang tính xây dựng" với Đức và các đối tác châu Âu khác nhằm đảm bảo "một sự ra đi hợp lý và có trật tự". Anh cần thời gian để đề ra lập trường đàm phán của mình trước khi kích hoạt các thủ tục chính thức rời EU.
Bà May nói: "Anh sẽ không kích hoạt Điều 50 cho đến khi các mục tiêu của chúng tôi trở nên rõ ràng, đó là lý do vì sao tôi đã từng nói rằng điều này sẽ không xảy ra trước khi kết thúc năm 2016."
Về phần mình, Thủ tướng Đức nhấn mạnh sẵn sàng cho Anh thời gian đến khi London có một "lập trường rõ ràng" để bắt đầu đàm phán về Brexit. Bà Merkel đồng thời lưu ý rằng Anh cần phải làm rõ xem nước này muốn có mối quan hệ như thế nào với EU trước khi khởi động đàm phán.
Liên quân quốc tế nhất trí về kế hoạch tiêu diệt nhóm IS
Liên minh chống lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu ngày 20/7 đã nhất trí một kế hoạch nhằm tiêu diệt tổ chức khủng bố này tại Iraq và Syria.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng của liên minh chống IS, các bên đã xây dựng các kế hoạch và cam kết đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tiêu diệt lực lượng này.
Ông Carter không nêu chi tiết song cho biết kế hoạch trên nhằm đánh đuổi IS khỏi các thành phố Mosul của Iraq và Raqa của Syria. Bộ trưởng Quốc phòng các nước phương Tây và Arab đã cùng xây dựng một kế hoạch quân sự để giải phóng các thành phố tại Iraq và Syria với sự trợ giúp của lực lượng địa phương.
Theo Bộ trưởng Carter, chiến dịch chống IS của liên minh đang đạt được kết quả rõ rệt song vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Ông cho biết chiến dịch của liên minh có 3 mục tiêu chính: tiêu diệt đầu não IS tại Iraq và Syria, "khoanh vùng" ảnh hưởng của IS đang có xu thế lan rộng toàn cầu và đảm bảo an ninh nội địa trước các nguy cơ tấn công khủng bố.
Bộ trưởng Carter cũng thông báo liên quân chống IS đã tiêu diệt hơn 20 điệp viên nước ngoài đang lên kế hoạch tấn công vào nước Mỹ.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves le Drian khẳng định cuộc chiến tại Iraq, đặc biệt tại Mosul, sẽ là "chìa khóa" cho tương lai của an ninh tại các thành phố của châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết London sẽ tăng gấp đôi, lên 500 người, số binh sỹ huấn luyện quân đội Iraq và các lực lượng người Kurd chống IS.
Nhân dịp này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng có cuộc họp riêng rẽ với ngoại trưởng các nước thuộc liên minh để thảo luận về các nội dung chính trị và nhân đạo.
Theo ông Kerry, cuộc chiến chống IS vẫn còn một chặng đường dài phía trước và chủ nghĩa khủng bố luôn là một mối đe dọa thường trực. Tuy nhiên, liên quân đang trên đà thắng lợi và IS đã bị đẩy lùi khỏi một nửa diện tích mà chúng từng chiếm đóng tại Iraq.
Theo kế hoạch, các nước sẽ công bố cam kết đóng góp lên tới 2 tỷ USD để hỗ trợ người dân tại các khu vực giải phóng của Iraq trở lại cuộc sống bình thường.
Bà Merkel chấp nhận việc Anh trì hoãn thủ tục rời EU
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, vì lợi ích của tất cả các bên, nước Anh cần có một quan điểm rõ ràng trước khi bắt đầu cuộc thương lượng rời EU.
Theo AFP, phát biểu trong chuyến công du tới Berlin của thủ tướng Anh Theresa May ngày 20-7, thủ tướng Đức nhấn mạnh, các cuộc đàm phán về Brexit chỉ có thể bắt đầu khi nước Anh chính thức kích hoạt điều 50 trong hiệp ước Lisbon để yêu cầu rời khối.
Bà Merkel dự kiến sẽ là người đóng vai trò chính trong những cuộc đàm phán đó khi chúng diễn ra. Bà nói: "Việc nước Anh chính thức đề xuất yêu cầu rời khối với một quan điểm rất rõ ràng sẽ có lợi với tất cả chúng ta".
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị thủ tướng kể từ khi nhậm chức, bà May khẳng định nước Anh sẽ không chính thức yêu cầu rời EU cho tới trước cuối năm nay để có thể lên một bản "kế hoạch ra đi đúng đắn và trật tự".
Bà May nói: "Chúng tôi sẽ không kích hoạt điều 50 cho tới khi nào các mục tiêu của chúng tôi đã rõ ràng, đó là lý do vì sao tôi đã nói là điều này sẽ không thể xảy ra cho tới trước cuối năm nay".
Bà May lặp lại quan điểm yêu cầu các nước cần kiên nhẫn trong thời gian chính phủ của bà lên kế hoạch cho việc chấm dứt "cuộc hôn nhân 43 năm" với EU. Một số nước trong khối hối thúc Anh rời EU càng sớm càng tốt.
Bà Merkel nói: "Không ai muốn những điều không chắc chắn, nước Anh không muốn và các nước thành viên khác của EU cũng vậy".
Thủ tướng Đức cũng nói thêm: "Nếu chúng ta nhìn vào tất cả những vấn đề và thách thức đang đặt ra, việc có nước Anh là đối tác là điều quan trọng nhất và chúng tôi sẽ làm như vậy, sau đó mới thỏa thuận về việc ra đi của Anh".
Những vướng mắc chính trong các đàm phán Brexit chính là quyền tự do được sống và làm việc tại các nước trong EU của mọi công dân thuộc Liên minh châu Âu.
Bà Merkel cảnh báo nước Anh sẽ không thể được quyền tiếp cận thị trường chung của khối trong khi vẫn hạn chế quyền tự do di cư tới Anh của các công dân EU.