Khắc tinh của tên lửa HQ-9 Trung Quốc điều đến Hoàng Sa
Mỹ khước từ đề nghị ký hiệp ước hòa bình với Triều Tiên
Chính trị gia Nhật nói nhầm Obama là hậu duệ của nô lệ
Australia cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Lầu Năm Góc yêu cầu Nga tránh xa nơi có đặc nhiệm Mỹ ở Syria
Tin thế giới đọc nhanh trưa 19-02-2016
- Cập nhật : 19/02/2016
Mỹ kêu gọi đồng minh buộc Trung Quốc tuân thủ luật ở Biển Đông
Mỹ kêu gọi các nước cùng có biện pháp khi Trung Quốc coi thường luật quốc tế ở Biển Đông. Ảnh minh họa: EPA
"Chúng ta cần sẵn sàng nêu lên tiếng nói rõ ràng, mạnh mẽ và thống nhất, hỗ trợ Philippines và các nước liên quan trong ASEAN, rằng đây là luật pháp quốc tế, đây là điều rất quan trọng, là trách nhiệm ràng buộc của tất cả các bên", Reuters hôm nay dẫn lại lời bà Amy Searight, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nói trong một hội nghị của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS).
Bà Searight đề cập tới việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan, sẽ đưa ra phán quyết trước tháng 5 về vụ kiện của Philippines. Manila đệ đơn kiện lên tòa từ đầu năm 2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết từ tòa.
Theo bà Searight, các nước cần nói rõ với Trung Quốc rằng nếu họ không tuân thủ phán quyết "không có lợi cho Bắc Kinh", thì sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đó. Ngoài việc uy tín của Trung Quốc bị ảnh hưởng, Mỹ và đồng minh có thể tính đến "những cách sáng tạo khác" khiến Bắc Kinh phải trả giá.
Ông Klaus Botzet, người phụ trách chính trị của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Washington, cho rằng khi các nước phương Tây đưa ra quan điểm chung, phản ánh góc nhìn của cộng đồng quốc tế, thì Trung Quốc khó mà phản đối.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng trong bối cảnh Trung Quốc bị cho là đã điều hệ thống tên lửa đất đối không ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm 15/2 cho biết nước này công nhận quyền của Philippines khi tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua tòa trọng tài quốc tế, đồng thời yêu cầu Trung Quốc làm rõ ý định sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép trên Biển Đông.
Hàn Quốc lo ngại nguy cơ Triều Tiên khủng bố
Sau cuộc họp khẩn cấp giữa đảng cầm quyền Hàn Quốc và chính phủ về vấn đề Triều Tiên, nghị sĩ Lee Chul Woo tiết lộ Tổng cục Trinh sát Triều Tiên đang chuẩn bị triển khai các hành động phá hoại, trong đó có cuộc tấn công mạng vào Hàn Quốc.
Tổng cục Tổng cục Trinh sát Triều Tiên được giao nhiệm vụ tình báo các quốc gia nước ngoài và tiến hành các cuộc tấn công mạng. Theo chính phủ Hàn Quốc, có khả năng Triều Tiên sẽ tấn công khủng bố bằng cách sử dụng chất độc hoặc bắt cóc người Hàn Quốc.
Động thái này của Triều Tiên diễn ra sau khi Hàn Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa gần đây của Bình Nhưỡng.
Nga vượt mặt Mỹ ưu thế quân sự nhiều lĩnh vực
Tờ Huffington Post nhận xét trong khi quân đội Moscow đang cho thấy tốc độ tăng trưởng rất cao, quân đội Mỹ lại bị buộc phải “thắt lưng buộc bụng” bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ rằng thời đại chạy đua vũ trang, gia tăng vũ khí đã qua.
Trong khi quân đội Moscow đang cho thấy tốc độ tăng trưởng rất cao, quân đội Mỹ lại bị buộc phải “thắt lưng buộc bụng”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ 'chọn phe' rõ ràng
Nhà cửa đổ nát sau cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và dân quân người Kurd hôm 11-2. Ảnh: Reuters
Reuters đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 17-2 cho rằng Mỹ cần đưa ra quyết định muốn ủng hộ Ankara hay lực lượng nổi dậy người Kurd, đồng thời khẳng định nước này không có ý định dừng pháo kích người Kurd ở Syria.
Theo ông Erdogan, việc phớt lờ mối liên hệ giữa lực lượng người Kurd ở Syria và đảng Công nhân người Kurd (PKK) là một "hành động thù địch".
Thổ Nhĩ Kỳ xem lực lượng người Kurd ở Syria, vốn được Mỹ ủng hộ, là tổ chức khủng bố, lực lượng đang đòi kiểm soát vùng lãnh thổ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp nã pháo vào các vị trí của Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) nhằm ngăn lực lượng này giành quyền kiểm soát thị trấn Azaz, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 8 km, theo RT.
Trước diễn biến này, Mỹ và Pháp đã lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ dừng hành động, tránh làm căng thẳng leo thang.
Mỹ, ASEAN và Úc kêu gọi phi quân sự hóa ở biển Đông
Ông khẳng định Mỹ “tiếp tục bay qua, đi tàu và hoạt động tại nơi mà luật pháp quốc tế cho phép”. Ông nhấn mạnh Mỹ ủng hộ các đồng minh cũng làm như thế.
Ông nói ông và ASEAN cam kết mạnh mẽ về một trật tự quốc tế, trong đó quyền của mọi quốc gia lớn hay nhỏ đều được tôn trọng. Ông xác định “mọi tranh chấp đều phải được giải quyết hòa bình”.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin ông Obama đã thông báo hàng loạt biện pháp thúc đẩy kinh tế Mỹ-ASEAN. Ông công bố sáng kiến “Kết nối Mỹ-ASEAN” để điều phối cam kết này.
Cùng ngày, trang web của Nhà Trắng công bố “Tuyên bố chung hội nghị cấp cao đặc biệt các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN-Tuyên bố Sunnylands”. Tuyên bố chung nêu 17 nguyên tắc định hướng hợp tác Mỹ-ASEAN. Về tranh chấp hàng hải, tuyên bố nêu:
• Cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng hoàn toàn các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS.
• Cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm quyền tự do đi tàu, bay qua và các sử dụng hàng hải hợp pháp khác; không cản trở thương mại hàng hải hợp pháp cũng như phi quân sự hóa và kiềm chế trong hành động.
Trong khi đó, kênh truyền hình Channel NewsAsia (Singapore) đưa tin tại cuộc họp báo sau hội đàm với Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Bắc Kinh ngày 17-2, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị bác bỏ tin Trung Quốc bố trí tên lửa trên đảo Phú Lâm.
Tuy nhiên, ông khăng khăng cho rằng Trung Quốc “có quyền bố trí một số phương tiện hạn chế và cần thiết để tự vệ”.