Biển Đông tiếp tục nóng ở Hội nghị quốc phòng ASEAN
167 người Trung Quốc bị bắt ở Campuchia do lừa đảo
Trung, Nhật nối lại đàm phán khai thác chung ở biển Hoa Đông
Nhật đề nghị hợp tác với Hàn Quốc về vấn đề Biển Đông
Tiết lộ cuộc hội đàm giữa tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc
Tin thế giới đọc nhanh tối 16-01-2016
- Cập nhật : 16/01/2016
Tổng thống Poroshenko muốn EU và Mỹ hỗ trợ lấy lại Crimea
Ngành du lịch Indonesia lo lắng sau vụ tấn công Jakarta
Goldman Sachs nộp phạt hơn 5 tỷ USD do gian dối trong tiếp thị
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs sẽ trả 5,1 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc liên quan tới gian dối trong tiếp thị trái phiếu thế chấp trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, theo một thỏa thuận với giới chức chính quyền Mỹ.
Thông báo công bố ngày 14/1 của Goldman Sachs cho biết ngân hàng đầu tư Phố Wall này sẽ nộp một khoản tiền phạt dân sự 2,4 tỷ USD cho chính quyền, kèm theo đó là 875 triệu USD và 1,8 tỷ USD đền bù cho những người thiệt hại trong vụ việc.
Theo Goldman, vụ dàn xếp này liên quan tới hoạt động chứng khoán hóa, bảo hiểm và bán chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp dân sự (RMBS) trong giai đoạn 2005-2007.
Thỏa thuận này sẽ giải quyết các cáo buộc dân sự giữa ngân hàng này với Bộ Tư pháp, Cơ quan Liên hiệp Tín dụng quốc gia Mỹ (NCUA) cùng Ngân hàng cho vay mua nhà liên bang chi nhánh tại Chicago và Seattle.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành GoldmanLloyd Blankfein đã hoan nghênh thỏa thuận trên.
Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vụ việc. Goldman cho biết khoản dàn xếp trên sẽ giảm thu nhập sau thuế của hãng trong quý 4/2015 khoảng 1,5 tỷ USD.
Vụ việc của Goldman là sự kiện mới nhất trong chuỗi vụ phạt hàng loạt ngân hàng lớn trị giá hàng tỷ USD liên quan tới bán RMBS cùng các chứng khoán liên quan tới thị trường nhà đất khác trong khi các tài sản này có giá trị thấp và rủi ro cao.
Người đầu tư vào những tài sản này, bao gồm nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng, đã bị tổn thất nặng nề, một số thậm chí đã phá sản, khi giá trị của những chứng khoán này trượt dốc theo sự sụp đổ của thị trường nhà đất.
Trước đó, năm 2014, Goldman cũng đã đồng ý trả 3,2 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc tương tự với hai công ty tài chính nhà đất Fannie Mae và Freddie Mac.
Cổ phiếu của Goldman giảm 0,4% xuống còn 161,39 USD trong phiên giao dịch ngoài giớ ngày 14/1 sau khi chốt phiên tăng 1,5% ngay trước khi đưa ra thông báo trên.
Trung Quốc bắt đầu mua dầu xuất khẩu của Mỹ
Thương vụ này có thể mở đường cho một dòng dầu xuất khẩu chảy bền vững từ Mỹ sang Trung Quốc...
Công ty lọc hóa dầu quốc doanh Sinopec của Trung Quốc đã mua lôdầu thô đầu tiên từ Mỹ sau khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩudầu kéo dài 4 thập kỷ.
Thông tin trên đã được nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Reuters ngày 14/1. Thương vụ này có thể mở đường cho một dòng dầu xuất khẩu chảy bền vững từ Mỹ sang Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn thứ nhì thế giới và đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu.
Unipec, công ty con phụ trách mảng thương mại của Sinopec, có lợi thế là các bể chứa dầu thuê ở khu vực Caribbean. Các bể chứa này cho phép Sinopec pha trộn dầu đá phiến của Mỹ với các loại dầu thô nặng có giá rẻ hơn của khu vực Mỹ Latin để tạo thành một hỗn hợp dầu phù hợp với các nhà máy lọc hóa của Sinopec tại Trung Quốc.
Theo dự kiến, lô dầu đầu tiên mà Trung Quốc mua từ Mỹ sẽ rời cảng ở Vịnh Mexico vào tháng 3 năm nay.
Đến nay, các lô dầu xuất khẩu đầu tiên của Mỹ sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ đã lên đường sang châu Âu. Tuy nhiên, việc Mỹ xuất khẩu dầu sang châu Âu được dự báo sẽ không bền, bởi đây chỉ là động thái nhất thời của một số công ty dầu lửa Mỹ sau hai năm nỗ lực vận động để lệnh cấm xuất khẩu dầu được dở bỏ.
Theo giới giao dịch, với giá dầu ở Mỹ và trên thế giới hiện nay, các lô dầu xuất khẩu của Mỹ bán sang châu Âu có thể không có lợi nhuận.
Do một số hạn chế về vận chuyển ở bờ Vịnh Mexico, lô dầu đầu tiên mà Sinopec mua của Mỹ sẽ chỉ vào khoảng 600.000 thùng, một số lượng khá nhỏ và chỉ tương đương lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ.
Giá trị lô hàng này vào khoảng 20 triệu USD, so với mức thâm hụt thương mại mỗi tháng khoảng 30 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, lô dầu này mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng, đánh dấu một kỷ nguyên mới về tự do thương mại dầu lửa ở Mỹ.
Tập đoàn khí đốt Naftogaz mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của châu Âu
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm cung cấp khí gần làng Volovets, miền tây Ukraine. (Ảnh: Reuters/TTXVN)
Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz của Ukraine ngày 14/1 thông báo đã ký hợp đồng mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của 5 công ty châu Âu bằng tiền vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD).
Theo Naftogaz, tập đoàn đã ký hợp đồng mua số khí đốt trên giao trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2016, với giá 188-211 USD/1.000m3. Hợp đồng được ký theo hình thức đấu thầu chọn mức giá thấp nhất với các công ty của Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức và Italy.
Naftogaz cho biết thêm cũng đã ký hợp đồng mua khí đốt bằng tiền ngân sách nhà nước tại thị trường châu Âu với các điều kiện cạnh tranh.
Trước đó, Thủ tướng Ukraine Arseni Yaseniuk đã từ chối mua khí đốt của Nga dù Moskva đã giảm xuống mức 212 USD/1.000m3.
Bộ Năng lượng Ukraine cho biết họ có kế hoạch giảm tiêu thụ khí đốt bằng cách giảm khối lượng nhập khẩu./.