Venezuela ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế
Malaysia bắt 4 nghi phạm sau vụ tấn công Jakarta
Trung Quốc thừa nhận đã thảo luận với Mỹ về vụ Lệnh Hoàn Thành
OPEC trước cuộc khủng hoảng nội bộ tồi tệ nhất
Trung Quốc phát triển lực lượng viễn chinh
Tin thế giới đọc nhanh trưa 16-01-2016
- Cập nhật : 16/01/2016
CSIS: Nội các mới của Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Bà Yingluck bắt đầu bị tòa tối cao Thái Lan xét xử
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có buổi lấy lời khai đầu tiên ở Tòa án Tối cao vào ngày 15-1, mở đầu vụ xử bà lơ là trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình thu mua gạo.
Theo luật sư của bà Yingluck, ông Norawich Lhalaeng, cựu Thủ tướng Thái Lan sẽ ra giải trình tại Bộ phận xét xử các vụ án chính trị ở Bangkok thuộc Tòa án tối cao vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 15-1 (theo giờ địa phương).
Ông cho biết thêm đã gửi tới tòa câu hỏi chất vấn dành cho các nhân chứng tòa này triệu tập và sẽ đấu tranh tới cùng trong vụ xử.
Theo một nguồn tin từ văn phòng công tố, các công tố viên triệu tập 4 nhân chứng trong buổi lấy lời khai đầu tiên này. Đó là Nipon Poapongsakorn, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan, người sẽ trình bày về tổng thể chương trình trợ giá gạo dưới thời bà Yingluck; một nhà báo; Phó Tổng kiểm toán Prajuck Boonyoung và Jirachai Moonthongroy, Phó bí thư thường trực Văn phòng Thủ tướng.
Nếu bị tuyên có tội, bà Yingluck có thể chịu mức án 10 năm tù giam. Trước đó, Tòa án Tối cao Thái Lan đã cho bà Yingluck nộp tiền tại ngoại 30 triệu baht nhưng cũng từ chối yêu cầu được đi châu Âu và Nhật Bản của bà.
Sau khi bị lật đổ hồi tháng 5-2014, nữ cựu thủ tướng đối mặt với một loạt thách thức về pháp lý mà những người ủng hộ bà cho rằng chúng mang động cơ chính trị, trong đó có cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm và cấm bà hoạt động chính trị 5 năm hồi cuối tháng 1-2015.
Lệnh cấm hoạt động chính trị và phiên xử hiện nay xoay quanh cáo buộc cựu Thủ tướng Yingluck thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình thu mua gạo của nông dân, gây thiệt hại lớn về tài chính của nhà nước.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc xét xử tham nhũng đối với bà Yingluck đang được dùng để hợp pháp hóa cuộc đảo chính. Nói như học giả Pavin Chachavalpongpun, người đã rời khỏi Thái Lan sau cuộc đảo chính, “chính quyền quân sự tiếp tục tìm kiếm tính hợp pháp và trường hợp bà Yingluck trở thành một cái cớ”.
Pháp tăng quân số lần đầu tiên sau 10 năm
Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 14-1 cho biết Paris sẽ tăng thêm 2.300 binh sĩ trong năm 2016 để thắt chặt an ninh sau vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tháng 11 năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua Pháp quyết định gia tăng số lượng binh sĩ.
Ngân sách quốc phòng của Pháp trong năm 2016 cũng tăng lên mức 34,7 tỉ USD, theo ông Hollande. Hồi năm 2015, quân đội Pháp có tổng cộng 270.000 binh sĩ, giảm từ con số 343.000 người năm 2006.
Quốc gia này vẫn đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp sau vụ khủng bố liên hoàn ở thủ đô Paris làm chết ít nhất 130 người, với 13.000 quân được triển khai khắp cả nước để bảo vệ các khu vực nhạy cảm và đông đúc.
Quân đội Pháp trước đó tham gia một số hoạt động ở nước ngoài, bao gồm chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhắm vào các mục tiêu tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, cũng như hoạt động chống khủng bố ở khu vực Sahel của châu Phi.
Ngoài ra, cùng ngày 14-1, ông Hollande thông báo lực lượng vũ trang Pháp có thể rút khỏi Cộng hòa Trung Phi một khi nước này bầu được tổng thống mới.
Hai cựu bộ trưởng Cộng hòa Trung Phi gồm Anicet Georges Dologuele và Faustin Archange Touadera đang tạm dẫn đầu sau kết quả bỏ phiếu vòng 1 hôm 30-12-2015 nhưng không chắc giành chiến thắng. Hai ứng viên thua cuộc đã yêu cầu bỏ phiếu vòng 2 vào cuối tháng 1 do nghi ngờ kết quả bầu cử.
Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạng hỗn loạn đầu năm 2013 do xung đột giữa phiến quân Hồi giáo Seleka và tín đồ Ki-tô giáo. Người dân ở khoảng 1/5 đất nước bị di dời và nhiều khu vực phân chia theo tôn giáo và sắc tộc.
Pháp sau đó đã gửi 2.000 quân tới đây để ổn định trật tự nhưng hiện chỉ giữ lại 900 binh sĩ để trợ giúp lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trong lúc cuộc bỏ phiếu đang diễn ra.
Trung Quốc lo IS “cướp” Tân Cương
Bắc Kinh đang lo ngại trước thực trạng ngày càng nhiều người Trung Quốc đứng vào hàng ngũ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và có thể gửi quân tham gia cuộc chiến chống IS, theo nguồn tin báo The Washington Times.
Theo bài báo, Trung Quốc nhiều khả năng hợp tác với Nga - hiện không kích IS ở Syria - hơn là gia nhập liên minh đang hoạt động ở cả Syria và Iraq của Mỹ.
Ngoài ra, theo Newsru, Bắc Kinh còn lo ngại IS tiến đến miền Tây nước này và khu tự trị Tân Cương. Đáng ngại hơn, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từng tham gia các nhóm khủng bố Hồi giáo, trong đó có al-Qaeda. Hồi tháng 7-2015, IS đã kêu gọi người Duy Ngô Nhĩ chiến đấu cho chúng ở Syria và Iraq.
Lúc này, một yếu tố mới ảnh hưởng đến cuộc chiến chống IS, đó là giá dầugiảm mạnh. Các chuyên gia cho rằng điều này không chi phối nhiều đến “túi tiền” của IS. Ông Thomas Creal, cố vấn của Liên Hiệp Quốc, khẳng định giá dầu thấp chỉ thực sự gây hại cho IS trong trường hợp hàng chục “nguồn thu bẩn” khác của chúng như tống tiền, bắt cóc đòi tiền chuộc, đánh thuế, bán cổ vật... cũng bị phong tỏa.
Bóng ma Hồi giáo cực đoan quay lại ám Indonesia
Vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Jakarta ngày 14-1 cho thấy với sự hùng bá của nhóm khủng bố IS, đã trỗi dậy trở lại và ám ảnh Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới.
Trong nhiều năm qua, chính quyền Indonesia đã rất nỗ lực rũ bỏ cái tiếng là trung tâm Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á. Quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới bị gắn cái mác đáng buồn này sau các vụ đáng bom đẫm máu ở Bali năm 2002 khiến hơn 200 người thiệt mạng. Nhưng các vụ xả súng và đánh bom tại thủ đô Jakarta ngày 14-1 cho thấy chủ nghĩa cực đoan vẫn sống khỏe ở Indonesia.
Theo báo Jakarta Post, cảnh sát Indonesia cho biết những kẻ xả súng và đánh bom hôm nay là cực đoan nội địa có quan hệ với IS. Bọn chúng đến từ một nhóm khủng bố ở Solo, thành phố trên đảo Java, và có quan hệ với IS tại Syria. Trước đây, các vụ tấn công khủng bố ở Indonesia chủ yếu do nhóm Jemaah Islamiyah có dính líu với Al-Qaeda thực hiện.
Rất nhiều thành viên Jemaah Islamiyah học tại các trường Hồi giáo trên đảo Java và được đào tạo tại Afghanistan. Những năm qua, an ninh Indonesia mở hàng loạt chiến dịch trấn áp Jemaah Islamiyah và đã tiêu diệt hàng loạt tay súng của nhóm này, trong đó có thủ lĩnh người Malaysia trong cuộc tấn công hồi năm 2009. Chính quyền cũng bắt giữ giáo sĩ Abu Bakar Bashir, thủ lĩnh tinh thần của Jemaah Islamiyah.
Nhưng dù bị suy yếu đáng kể, Jemaah Islamiyah vẫn tiếp tục tồn tại. Theo báo Wall Street Journal, Viện Phân tích chính sách xung đột (IPAC) cho biết rất nhiều tay súng cực đoan ở Indonesia hiện nay xuất thân từ mạng lưới trường Hồi giáo đã cung cấp nhân lực cho Jemaah Islamiyah. Và thay vì đến Afghanistan để tham gia các trường đào tạo của Al-Qaeda, chúng đến Syria và Iraq để gia nhập IS.
“Các nhóm ủng hộ IS ở Indonesia trỗi dậy từ những mạng lưới cực đoan cũ, bị tấn công nhưng không bị tiêu diệt. Chúng thay đổi và tái xuất nhưng không phải là các tổ chức mới mẻ” - IPAC nhận định. Và bóng ma khủng bố tái xuất sẽ cản trở những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong việc tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt trong thời điểm nền kinh tế nước này đang gặp nhiều khó khăn.
Hiện Indonesia đang cải cách luật đầu tư nước ngoài để lôi kéo các công ty đa quốc gia. GDP Indonesia hiện giảm xuống dưới 5% do ảnh hưởng của tình trạng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Hôm nay, lần đầu tiên trong 11 tháng qua Ngân hàng Trung ương Indonesia hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế. Đồng rupiah của Indonesia đã sụt giá tới 9% trong 12 tháng qua. Nguy cơ khủng bố sẽ càng gây áp lực nặng nề lên nền kinh tế Indonesia.
Các vụ tấn công hôm nay cũng là cú đòn mạnh giáng vào uy tín của lực lượng cảnh sát chống khủng bố Indonesia do Mỹ đào tạo. Trên thực tế nhà chức trách đã ra cảnh báo về nguy cơ khủng bố từ tháng trước nhưng vẫn không thể ngăn chặn được cuộc đổ máu. Hồi tháng 12-2015, chính quyền Úc cũng cảnh báo IS muốn tăng cường sự hiện diện ở Indonesia với ý đồ mở rộng vương quốc “nhà nước Hồi giáo” ở Đông Nam Á.
Chính quyền Indonesia ước tính đến nay có 800 công dân nước này đến Trung Đông để gia nhập IS và 240 đã về nước.