tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 08-06-2016

  • Cập nhật : 08/06/2016

Trung-Mỹ ghi nhận bất đồng sau kết thúc đối thoại

Các quan chức ngoại giao, thương mại và các lĩnh vực khác của Mỹ và Trung Quốc đã ghi nhận bất đồng trong một số vấn đề khi Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên lần thứ 8 giữa hai nước kết thúc ngày 7/6 tại Bắc Kinh sau hai ngày thảo luận.

Trung Quốc và Mỹ đồng thời nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ song phương hữu nghị và mang lại lợi ích.
 
pho thu tuong trung quoc uong duong (thu 5, phai) va bo truong tai chinh my jacob lew (thu 5, trai) tai cuoc thao luan. anh: thx/ttxvn

Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương (thứ 5, phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew (thứ 5, trái) tại cuộc thảo luận. Ảnh: THX/TTXVN

 

Tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc đối thoại, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cho biết hai bên công nhận rằng tình trạng sản xuất dư thừa trong một số ngành, trong đó có ngành thép, là một thách thức toàn cầu và cần nỗ lực chung để giải quyết vấn đề này.

Theo hãng tin AP, phía Trung Quốc hứa kìm hãm sản xuất thép để giải quyết tình trạng dư thừa mặt hàng này trên các thị trường toàn cầu. 

Tuy nhiên, hai bên không nhất trí được về ngành sản xuất nhôm của Trung Quốc, một trong nhiều ngành mà Mỹ và các đối tác thương mại khác cho rằng sản phẩm xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc gây tổn hại cho các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài và đe dọa công ăn việc làm ở các nước.

Ngoài ra, ông Uông Dương cho biết một trong những ưu tiên hiện nay của hai bên là đàm phán về hiệp định đầu tư song phương. Washington hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, đồng thời bày tỏ sẵn sàng nắm bắt những cơ hội do cải cách cơ cấu của Trung Quốc mang lại và tăng đầu tư vào nước này.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tăng hạn ngạch cho các nền kinh tế mới nổi.

Về tài chính, Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew cho biết phía Mỹ hứa theo đuổi "ổn định tài chính" thu hẹp thâm hụt ngân sách, trong khi phía Trung Quốc cam kết tiếp tục cải cách tỉ giá hối đoái theo hướng thị trường tạo điều kiện cho việc lưu hành đồng Nhân dân tệ (NDT) hai chiều linh hoạt, không phá giá đồng nội tệ cũng như tác động đến tỉ giá để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa. 

Bắc Kinh cũng cam kết những bước đi cụ thể mở cửa khu vực tài chính nhiều hơn cho các công ty Mỹ, theo đó lần đầu tiên cho phép các ngân hàng Mỹ thanh toán các giao dịch bằng đồng NDT.

Phát biểu với báo giới, ông Lew nêu rõ: "Các nỗ lực trong những ngày qua không giải quyết được tất cả những vấn đề chúng tôi quan tâm, song có tiến bộ thực sự".

Trong khía cạnh chiến lược, Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho biết có ít tiến bộ cụ thể trong những vấn đề nhạy cảm như an ninh hàng hải và CHDCND Triều Tiên. Ông Kerry nêu rõ: "Chúng tôi không nhất trí về mọi vấn đề", song nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua những bất đồng trong quan hệ song phương mà ông cho là "hết sức quan trọng".

Về vấn đề Biển Đông, ông Kerry nhắc lại "sự ủng hộ cơ bản của Mỹ đối với việc đàm phán và các giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp, cũng như quan ngại về bất cứ bước đi đơn phương của bất cứ bên nào". 

Ông cũng khẳng định Mỹ không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực này, song cho rằng "tất cả các bên cần kiềm chế".

Trong khi đó, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng Bắc Kinh muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, nhưng phải là đàm phán "giữa các bên liên quan". Ông cũng kêu gọi Mỹ đóng một vai trò tích cực trong bảo vệ hòa bình và an ninh ở Biển Đông.

Về tình hình Triều Tiên, hai bên nhất trí không chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, đồng thời cam kết cùng nỗ lực ngăn chặn Bình Nhưỡng có thêm bất kỳ hành động khiêu khích nào. 

Ông Kerry cho biết các nhóm làm việc của Mỹ và Trung Quốc sẽ nghiên cứu cách thức thực hiện tốt hơn các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đã áp đặt đối với Triều Tiên, song ông không đề cập bất cứ động thái mới nào của Mỹ và Trung Quốc trong việc gây sức ép với Bình Nhưỡng.(TTXVN)

“Gót chân Asin” của Ả rập Xê út

Giới trẻ Ả Rập tin rằng việc thiếu công ăn việc làm và những cơ hội sự nghiệp là lý do chính khiến người ta gia nhập ISIS.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Cuộc khảo sát Thanh niên Ả Rập (Asda'a Burson-Marsteller) năm 2016 đã khảo sát 3.500 người đàn ông và phụ nữ Ả Rập trong độ tuổi từ 18-24 và phát hiện ra rằng giới trẻ Ả Rập tin rằng việc thiếu công ăn việc làm và những cơ hội sự nghiệp là lý do chính khiến người ta gia nhập ISIS.
 
Vấn nạn thất nghiệp kéo dài đã 13 năm
Sau tàn tích của cuộc tấn công khủng bố 2003 được tiến hành tại những quốc gia Riyadh ở Ả rập Xê út, Quốc vương Abdulla tuyên bố rằng nạn thất nghiệp của giới trẻ là thách thức lớn nhất của quốc gia này lúc bấy giờ.
13 năm trôi qua và vấn đề này vẫn là áp lực thường trực cho đất nước Ả Rập.
“Abdullah chỉ ra rằng nạn thất nghiệp ở giới trẻ là thách thức an ninh số 1 của Ả rập Xê út, và hiện tại thì quả thật là như vậy”, Helima Croft, trưởng bộ phận chiến lược cộng đồng ở RBC Capital Markets, chia sẻ với Business Insider. Đó là gót Gót chân Asin của Ả rập Xê út – câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để giải quyết tình trạng dân số trẻ đang thất nghiệp ở đất nước này”.
Theo một khảo sát năm 2014 từ Tổ chức Lao động Thế giới (ILO),gần 2/3 dân số Xê út dưới 30 tuổi, nhưng khoảng 30% nhóm dân số từ 15- 24 tuổi đang thất nghiệp.
Thêm vào đó, việc khoảng 27% dân số dưới 14 tuổi cho thấy nước này sẽ cần phải tạo ra thêm nhiều việc làm hơn nữa trong tương lai gần.
Trong thị trường lao động này, câu hỏi lớn là số lượng lớn những thanh niên thất nghiệp này sẽ dùng thời gian rảnh để làm gì trong lúc họ không có việc làm?
“Đó là vấn đề của những thanh niên thất nghiệp rảnh rỗi. Họ không thể kết hôn, cũng không có việc làm” Croft nói. “Ở Trung Đông, những người đàn ông rảnh rỗi bị cuốn vào những nhóm khủng bố.”
“Một tỷ lệ nhỏ của nhóm dân số thất nghiệp ấy đã gia nhập những nhóm như ISIS, nhưng chỉ cần một tỷ lệ nhỏ đó thôi đã đủ gây ra những cuộc tàn phá khủng khiếp.”
Đáng chú ý, Ả rập chiếm vị trí thứ 2 về nhóm quốc tịch của những chiến binh nước ngoài trong ISIS, theo một báo cáo tháng 12 năm 2015 của The Soufan Group.
“Tôi nhìn vào đất nước Ả-rập và nghĩ rằng chúng ta đang thực sự phải chịu những cuộc tấn công thường kỳ của ISIS, các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở các tỉnh miền đông nơi người Shiite sinh sống hoặc trên các tuyến an ninh ở biên giới Yemen", Croft nói.
Tuy nhiên, vấn đề thanh niên thất nghiệp không chỉ giới hạn ở Ả-rập. Nó thực sự là một trở ngại lớn cho các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Một báo cáo năm 2015 từ ILO ước tính rằng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở hai khu vực trên hiện vẫn đang có xu hướng tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và hiện tại đã lên đến khoảng 30%, tức có đến 75 triệu người trẻ thất nghiệp trong thế giới Ả Rập, đây là một con số tương đương với số dân của Pháp và Hy Lạp gộp lại.
Giáo dục và các chương trình hỗ trợ lao động khác đã được thực hiện ở nhiều quốc gia Bắc Phi và Trung Đông, và những người trẻ tuổi trong khu vực này đang đã được đào tạo đến bậc giáo dục phổ thông, ngay cả đối với phụ nữ. Mặc dù vậy, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở khu vực này vẫn tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều này trái ngược với các khu vực khác trên thế giới nơi mà tỷ lệ thanh niên thất nghiệp một là giảm hoặc ít nhất vẫn tương đối ổn định trong cùng khoảng thời gian như trên.
"Tỷ lệ thất nghiệp luôn có chiều hướng gia tăng ở cả nhóm thanh niên và người trưởng thành ở những nước này biểu thị các yếu tố cấu trúc sâu xa mà không thể được giải quyết bằng các chính sách hổ trợ", báo cáo của ILO cho biết.
Đáng chú ý, sự tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp và thiếu cơ hội việc làm cũng như việc tham gia các nhóm chiến binh là điều hiển nhiên trong một số các nước MENA. (Bắc Phi và Trung Đông).
 
Gia nhập IS để có việc làm
Cuộc khảo sát Thanh niên Ả Rập (Asda'a Burson-Marsteller) năm 2016 đã khảo sát 3.500 người đàn ông và phụ nữ Ả Rập trong độ tuổi từ 18-24 với cách phỏng vấn mặt đối mặt đã phát hiện ra rằng giới trẻ Ả Rập tin rằng việc thiếu công ăn việc làm và những cơ hội là lý do chính khiến người ta gia nhập ISIS, hay còn gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy mối quan tâm về việc thiếu cơ hội việc làm vẫn là một vấn đề rất lớn trên tất cả 16 quốc gia được khảo sát, trong đó có ít hơn một nửa số người được hỏi (44%) đồng ý với câu trả lời " khu vực tôi đang sống có những cơ hội việc làm tốt."
Chỉ có 2% thanh niên Yemen, 7% người Libya, 21% người Lebanon, 28% người Tunisia và 39% dân số Iraq tin rằng những cơ hội việc làm tốt còn chỗ cho họ.
Cũng theo cuộc khảo sát thanh niên Ả Rập, điều ấn tượng nhất về kết quả cuối cùng được tìm ra là mối bận tâm này đặc biệt cao ở những nước mà ISIS tích cực chiêu mộ những người trẻ tuổi.
Đó là một trong những thách thức trọng tâm ở nhiều nước và là hiện tượng "những cậu bé lạc lối." Những người đàn ông trẻ tuổi này không có gì để làm.
Những nam thanh niên bị xa cách, cô lập này sẵn sàng tham gia cuộc chiêu mộ không bởi nhóm vũ trang ở Nigeria thì cũng là ở cuộc chiêu mộ trực tuyến trên mạng của ISIS. Những cuộc chiêu mộ mang lại cho họ một cảm giác thân thuộc, mang lại cho họ một cảm nhận cộng đồng.
Một chi tiết thú vị khác từ cuộc Khảo sát Thanh niên Ả Rập cho thấy năm thứ 5 liên tiếp, giới trẻ Ả Rập xem các Tiểu vương quốc Ả Rập là quốc gia đáng sống hàng đầu và quốc gia hàng đầu mà đất nước của họ phải tranh đua, vượt trên Mỹ, Đức, Ả-rập Xê-út, Canada, Pháp, và Anh.
Thêm vào đó, những người được khảo sát còn nói rằng UAE là an toàn và bảo mật, có một nền kinh tế đang phát triển, nhiều cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn.
Các khảo sát ghi nhận rằng sự nổi tiếng của UAE phản ánh tình trạng của nước này như là một quốc gia kiểu mẫu, nơi trú ẩn an toàn về khu vực chính trị và kinh tế.
Các quốc gia vùng Vịnh này đã phát triển danh tiếng nhờ vào nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng của nó, trong đó khuyến khích một thái độ tôn trọng sự đa dạng tôn giáo và văn hóa. "

Trung Quốc 'cứng đầu' giữ lập trường về Biển Đông

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 7/6 nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường của mình về Biển Đông.

ngoai truong my john kerry (thu ba, trai) va uy vien quoc vu trung quoc duong khiet tri (thu hai, phai) tai mot phien thao luan ngay 6/6. anh: afp/ttxvn

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (thứ ba, trái) và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (thứ hai, phải) tại một phiên thảo luận ngày 6/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo THX, phát biểu sau khi Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ (S&ED) lần thứ 8 diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh kết thúc mà hai bên không đạt được tiến triển nào về vấn đề Biển Đông, ông Dương Khiết Trì cho rằng lập trường của Trung Quốc về vụ tranh chấp này "tuân thủ luật pháp quốc tế" đồng thời khẳng định Bắc Kinh "chưa từng và sẽ không thay đổi" lập trường này.

Quan chức này cũng nói rằng Mỹ không nên can thiệp vào những tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm việc Philippines kiện Trung Quốc lênTòa Trọng tài Thường Trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) liên quan đến các tranh chấp ở vùng biển này.

Trong cuộc đối thoại 2 ngày này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Bắc Kinh giải quyết những tranh cãi chủ quyền một cách hòa bình và dựa trên "nguyên tắc pháp lý".


Mỹ triển khai liền lúc 6 cụm tác chiến tàu sân bay

Ngày 6-6, tạp chí Defense News của Mỹ đưa tin, hải quân Mỹ hiện đang triển khai đồng thời số lượng đông đảo nhất cụm tác chiến tàu sân bay ra hoạt động, kể từ năm 2012.

Theo Defense News, hiện tại, có tổng số 6 trên 10 cụm tác chiến tàu sân bay của hải quân Mỹ đang được triển khai hoạt động. Trong đó, 4 cụm tác chiến tàu sân bay đang triển khai hoạt động tại các vùng biển ngoài nước Mỹ, và 2 cụm khác đang hoạt động tại các vùng biển ven nước Mỹ.

Tạp chí trên dẫn lời một phát ngôn viên hải quân Mỹ cho biết, đây là lần đầu tiên lực lượng này triển khai cùng một lúc 6 cụm tác chiến tàu sân bay ra hoạt động, kể từ tháng 11-2012.

Cụ thể, hôm 4-6, tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) đã rời quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Trước đó, hôm 1-6, cụm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN 69) đã rời bờ biển phía đông nước Mỹ triển khai hoạt động tại Trung Đông.

tau san bay uss john c. stennis (cvn 74) cua hai quan my

Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) của hải quân Mỹ

Cụm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75) đang hoạt động tại đông Địa Trung Hải, tiến hành các cuộc không kích nhằm vào lực lượng khủng bố IS tại Syria và Iraq, và cụm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) vẫn tiếp tục hoạt động tại Biển Đông.

Còn các cụm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) và USS George Washington (CVN-73) đang tiến hành các hoạt động huấn luyện tại bờ tây và bờ đông nước Mỹ.

Trong khi đó, cụm tác chiến tàu sân bay thứ 7 là USS George H. W. Bush (CVN-77) dự kiến sẽ trải qua các hoạt động huấn luyện trong tháng 6 này để chuẩn bị triển khai hoạt động vào cuối năm nay.

Theo một quan chức hải quân Mỹ, những động thái này không phải nhằm đối phó với một cuộc khủng hoảng đặc biệt nào, mà đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước.


"Phớt lờ" lệnh trừng phạt, Triều Tiên lại sản xuất nhiên liệu hạt nhân

Triều Tiên có khả năng mở cửa lại nhà máy tái sản xuất Plutonium phục vụ cho chương trình vũ khí hạt nhân.

lanh dao kim jong-un "chiem nguong" mui ten lua dan dao hat nhan. anh: reuters

Lãnh đạo Kim Jong-un "chiêm ngưỡng" mũi tên lửa đạn đạo hạt nhân. Ảnh: Reuters

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết dường như Triều Tiên đã cho mở cửa trở lại nhà máy sản xuất plutonium từ nguyên liệu đã qua sử dụng.

Phát ngôn viên của IAEA cho biết: “Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà máy tái chế tại nhà máy Yonbyon đã được kích hoạt trở lại. Đây có thể là nơi được sử dụng nhằm tái chế nhiên liệu”.

Theo Reuters, cho đến nay chưa có báo cáo chính thức nào về lượng uranium hoặc plutonium mà Triều Tiên đang sở hữu hoặc sẽ sản xuất, song giới chức quốc tế đều khẳng định rằng plutonium là nguyên liệu chính mà Bình Nhưỡng sử dụng để chế tạo bom hạt nhân.

Trước đó, vào năm 2013, Bình Nhưỡng đã tuyên bố cho khởi động lại toàn bộ các căn cứ hạt nhân, bao gồm cả lò phản ứng chính tại khu Yongbyon từng bị đóng cửa. Trong tháng 9/2015, Nhà máy Yongbyon đã chính thức đi vào hoạt động và đã cải thiện cả về “số lượng lẫn chất lượng” vũ khí hạt nhân sản xuất tại đây.

Trong khi đó, hồi năm ngoái, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết đã quan sát được dấu hiệu của sự tái hoạt động tại nhà máy Yongbyon, trong đó có cả lò phản ứng chính.

Hiện nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa mà nước này đã tiến hành từ đầu năm 2016.

Hồi tháng 4/2016, trang 38 North đã phát hiện nhiều đám khí thải từ Phòng thí nghiệm phóng xạ hạt nhân của nhà máy Yongbyon. Trong khi đó, hồi tháng 2, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ cho biết Triều Tiên có thể đã tái sản xuất plutonium cũng mở rộng cơ sở phát triển uranium nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển sản xuất vũ khí hạt nhân.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục